Nông dân trồng sắn phấn khởi vì được mùa, được giá
Đời sống 16/10/2024 14:20
Những ngày này bà con trồng sắn ở xã Thanh Ngọc, huyện Thanh đang nhộn nhịp thu hoạch sắn cho kịp thời vụ. Bà Lê Thị Ngũ, ở xóm Yên Xuân, xã Thanh Ngọc đang bốc sắn lên xe tải phấn khởi cho biết: Năm nay sắn được mùa, được giá, gia đình đang thu hoạch trên 10 sào sắn, năm nay năng suất đạt cao, bình quân trên 2 tấn/sào, các năm trước bán với giá 2.100 đồng/kg, nay tăng lên 2.300 đồng/kg thu về 4,6 triệu đồng/sào. Bà Ngũ cho biết thêm: Với điều kiện đất đai cằn cỗi, cao cưỡng thường xuyên khô hạn, trồng cây khác không hiệu quả, thì đối với cây sắn lại phù hợp với loại đất dốc này, thời gian 8 đến 10 tháng là cho thu hoạch. Nhờ đưa giống mới vào trồng và chăm sóc đúng quy trình nên cho năng suất khá cao, gia đình có thêm tiền để trang trải cuộc sống.
Tiến sĩ Trần Quốc Hoàn, Giám đốc nhà máy tinh bột săn Thanh Chương |
Ông Trịnh Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương cho biết thêm: “Riêng đối địa phương thì trồng sẵn vẫn cho thu nhập cao, bởi vùng đất ở đây diện tích cao cưỡng nhiều, phù hợp với cây sắn. Năm nay đia phương có trên 200 ha trồng sắn nguyên liệu để phục vụ cho nhà máy sắn đóng chân trên địa bàn, việc tiêu thụ sản phẩn sẵn cũng được thuận lợi hơn vì luôn được lãnh đạo nhà máy sắn quan tâm như; giá cả phù hợp, được hỗ trợ giống, tập huấn khoa hoạc kỹ thuật, tiêu thụ kịp thời nhanh chóng, năng suất cây sắn năm nay tầm khoảng trên 40 tấn/ha”. Không riêng gì bà con nông dân xã Thanh Ngọc, để thuận lợi cho khâu thu hoạch, dịp này, bà con trồng sắn ở các xã Thanh Thủy, Thanh Ngọc, Hạnh Lâm… lập tổ đổi công, mỗi tổ từ 5 - 10 người, lần lượt giúp nhau thu hoạch sắn cho các hộ trong tổ.
Chị Trần Thị Minh, ở xã Hạnh Lâm cho biết: Nhờ lao động tập thể giúp đỡ nhan theo hình thức thức thu hoạch sắn này rất hiệu quả, tiết kiệm được thời gian, chi phí trong thu hoạch sắn. Thanh Chương là huyện trồng nhiều sắn trong tỉnh, mỗi vụ cung cấp cho Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương từ 50.000 - 60.000 tấn sắn củ. Năm nay, sắn được mùa, đạt năng suất bình quân 35-40 tấn/ha. Nguyên nhân được mùa sắn là do năm nay thời tiết thuận lợi, huyện phối hợp với Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương khuyến cáo, hướng dẫn người dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đặc biệt, Nhà máy tinh bột sắn có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân vay phân bón, hỗ trợ các giống sắn mới như, HN5, KM94.
Nông dân xã Thanh Ngọc thu hoạch sắn |
Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sắn được mùa, được giá trong niên vụ này đã phần nào giúp nông dân huyện Thanh Chương giảm bớt khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Đây là một trong những hướng phát triển kinh tế quan trọng giúp người dân thoát nghèo, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống và đầu tư vùng nguyên liệu sản xuất cho những vụ mùa tiếp theo. Tiến sỹ Trần Quốc Hoàn, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương cho biết: Hiện nhà máy đang tập trung cao điểm về nhân lực, vật lực chế biến sắn với sản lượng cao nhất, kịp thu mua hết hết diện tích sắn củ cho người dân trên địa bàn không để xảy ra tình trạng ùn ứ, hư hỏng sắn. Đến thời điểm này Công ty sản xuất ra hơn 200 tấn tinh bột sắn/ ngày và hàng năm sản xuất được trên 30.000 tấn sản phẩm, có doanh thu trên 300 tỷ đồng, tạo điều kiện công ăn việc làm cho trên 200 lao động có thu nhập bình quân trên 700.000 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, Công ty phát triển vùng nguyên liệu trên 2.500 tấn trên địa bàn huyện Thanh Chương, cho khoảng 80.000 tấn sắn củ, doanh thu từ sắn củ là trên 150 tỷ đồng, tạo nguồn thu nhập cho nông dân trồng sắn trên địa bàn huyện Thanh Chương. Hàng năm Công ty đóng ngân sach cho Nhà nước trên 15 tỷ đồng. Cùng với đó Công ty dành 1 tỷ đồng làm công tác an sinh xã hội, từ thiện… góp phần phát triển an sinh xã hội trên địa bàn. Trong thời gian tới nhà máy ổn định 2 giống sắn mới cho năng suât cao và có khả năng kháng các loại bệnh như giống săn KM94 và HN5, hỗ trợ nông dân các quy trình vật tư chế phẩm, đảm bảo 3000ha, đáp ứng khoảng 60% lượng sắn cho nhà máy. Nhà máy hỗ trợ giống mới, hỗ trợ quy trình khoa học kỹ thuật, cho vay tiền cày bừa, phân bón để nông dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.