Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Cách Hà Nội hơn 20km, ngoài ngôi chùa cổ kính không mấy ai nhớ tuổi, quần thể di tích này bao gồm chùa Vô Vi (tục truyền, một vị tướng thời nhà Đinh đã về ở ẩn tại đây) và chùa Trăm Gian do "Thánh sống" Nguyễn Văn Thành (Quốc Oai, Hà Tây) dựng lên.

Các cụ cao tuổi trong làng kể lại rằng, khi làm ngôi chùa này, vì thiếu tương cho thợ nên Nguyễn Văn Thành đã bước 3 bước từ đây xuống nhà cậu mình ở Bối Khê xin tương. Hai trong số 3 dấu chân "không ai ướm vừa" ấy hiện vẫn được lưu giữ ở làng Sở Đồng. Con sông Đào hiền hòa uốn mình chảy quanh dãy núi Trầm hùng vĩ không còn trẻ trung nữa. Được "sinh ra" từ thời vua Lê, nay nó đã gần 400 tuổi. Cũng tại mảnh đất linh thiêng này, người ta tìm thấy nhiều di chỉ thời Lê, những lăng, hầm mộ, xác ướp, đồ vật đặc biệt có giá trị về văn hóa, lịch sử.

"Điều đặc biệt nhất của chùa Trầm là được Bác Hồ 3 lần về thăm" - ông Nguyễn Xuân Việt - người bán vé ở chùa Trầm không giấu nổi tự hào nói như thế. Ông kể rằng: Lần thứ nhất vào năm 1946, Đài Tiếng nói Việt Nam rời Hà Nội về đây chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Chính tại động Long Thiên, Bác Hồ đã đọc lời hiệu triệu kêu gọi toàn quốc kháng chiến. "Lứa chúng tôi đến giờ vẫn vô cùng xúc động khi nhớ tới cảnh Bác phải ăn cơm nắm muối vừng…". Năm 1958, Bác cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng và đồng chí Vũ Kỳ về thăm lại chùa Trầm. Đứng trên Tam Bảo, Bác đọc bài phú của Hoàng Ngọc Phu ý là: Ở Hà Nội thì mệt mỏi vì sự ồn ào, nông thôn vắng lặng quá cũng buồn. Đến chùa Trầm, động Long Thiên có sông núi, hang động kì thú thật thú vị.

Nơi Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Tám năm sau, Nhân dân Long Châu vui mừng đón Bác trở lại. "Có con đường Quyết Thắng kia là nhờ Bác đấy!" - Ông Việt khoát tay chỉ ra phía Long Trì. "Hồi đó thấy dân phải gánh phân, gánh lúa lội qua sông Đào rất vất vả, Bác mới hỏi đồng chí Phùng Thế Tài là trước đây dân đi lối nào? Đồng chí Phùng Thế Tài thưa: "Con đường chạy ngang chùa Trầm nhưng ngăn lại để phục vụ kháng chiến". Nghe vậy, Bác bảo: "Lấy đường của dân thì phải làm đường khác cho dân chứ". Sau khi Bác đi, chỉ trong vòng một tuần, con đường Quyết Thắng chạy vòng qua hồ Lịnh Trạch trước của chùa đã được hoàn thành.

Khi tôi đang loay hoay "dịch" dòng chữ trên tấm bia ngay cửa động Long Thiên lưu tích ngày Đài Tiếng nói Việt Nam sơ tán về đây, một cậu bé đen nhẻm lân la lại gần. "Nó bị mẻ mất một góc lại mờ nên hơi khó đọc. Để em". Chưa kịp ngẩng đầu lên tôi đã thấy cậu thao thao: Địa điểm đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam rời Hà Nội tiếp tục công tác phát thanh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 20/12/1946 đến 4/3/1947. Cậu giới thiệu tên Bình, lọt thỏm trong bộ quần đùi áo phông màu đen, "Để em dẫn anh chị đi thăm chùa nhé". "Dẫn khách mấy năm rồi?". "Dạ 4 năm".

Theo chân cậu hướng dẫn viên xóm vào động Long Thiên, nơi ghi dấu hình bóng Bác, cũng là nơi đã diễn ra những giờ phút trọng đại của dân tộc. Tiếng người nhao nhao mời mua hương, mới thuê đèn pin xa dần. Không gian trong động ẩm ướt, đất dưới chân trơn tuột…

Cách đây nhiều năm Hà Nội đã phê duyệt một dự án du lịch sinh thái rộng 42ha tại khu di tích lịch sử chùa Trầm với tổng số vốn đầu tư khoảng 120 tỉ đồng. Trước mắt, tập trung cải tạo hạ tầng cơ sở. Sau đó sẽ kêu gọi đầu tư. Bể bơi, nhà nghỉ cuối tuần, khu ẩm thực… và hàng trăm dịch vụ khác rồi sẽ mọc lên. Hi vọng chùa Trầm, núi Trầm thực sự trở thành một điểm du lịch lịch sử và sinh thái của Hà Nội.

Lê Hồng Bảo Uyên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động