Những vấn đề người dân quan tâm, mong đợi ở cán bộ mặt trận

Ở tầm vĩ mô, mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình hoạt động của Nghị quyết Đại hội MTTQ lần thứ VIII đề ra hoàn toàn đúng đắn, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nguyện vọng của người dân.

Tuy nhiên, đi vào từng khía cạnh thì MTTQ Việt Nam các cấp cần có những biện pháp thiết thực, cụ thể, nhất là bước đột phá trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động, đổi mới nội dung và phương thức hành động, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Sau đây là một số vấn đề người dân và NCT cả nước mong đợi ở cán bộ MTTQ các cấp:

Một là, có thể khẳng định vấn đề đoàn kết toàn dân hiện nay cần được nhìn nhận đánh giá và giải quyết trên hai góc độ: Đoàn kết ở tầm vĩ mô trong cả nước và đoàn kết cụ thể trong từng tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương. Tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, tương thân, tương ái trong thời chiến tranh cũng như trong hòa bình, góp phần tạo nên sự đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết các thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong khi chúng ta đang phấn đấu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong khi nhiều người hằng ngày phải lam lũ mưu sinh để vượt qua ngưỡng nghèo đói, thì có những cán bộ lãnh đạo, quản lí có tài sản hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỉ đồng mà không phải do công sức, trí tuệ của mình, mà bằng những hành vi phạm pháp. Hiện tượng giẫm đạp lên đạo đức, nhân phẩm mà “vơ vét cho đầy túi tham”, nhũng nhiễu trong cán bộ, công chức còn phổ biến, nhưng vẫn chưa dẹp được. Tình trạng mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị chỉ vì lợi ích cá nhân, cục bộ vẫn còn. Với vai trò, chức năng là tổ chức tập hợp, biểu tượng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp phải làm gì để loại bỏ những phần tử “sâu mọt” trong xã hội? Một trong những vấn đề quan trọng, xuyên suốt và bao trùm để bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân. MTTQ Việt Nam cần có bước đột phá là công khai hóa tiền lương, thu nhập, xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi trong tất cả các lĩnh vực; các cấp, các ngành. MTTQ Việt Nam cần giám sát cho được sự tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong các thành phần kinh tế, từng chương trình, dự án từ Trung ương đến cơ sở.

Cán bộ MTTQ phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh rà soát tình hình hộ nghèo trên địa bàn phường về việc được nhận hỗ trợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Cán bộ MTTQ phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh rà soát tình hình hộ nghèo trên địa bàn phường về việc được nhận hỗ trợ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Hai là, người dân mong chờ MTTQ Việt Nam làm tốt hơn, thực chất hơn, hiệu qủa hơn trong giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí và đảng viên trong sạch vững mạnh. Những năm qua, MTTQ các cấp đã tích cực thực hiện hoạt động giám sát, phản biện hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức, đảng viên; tham gia góp ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao. Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh. Cùng với đó, Bộ Chính trị ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Như vậy là quy chế, quy định, chính sách đã có. Vấn đề hiện nay là MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên phải đủ năng lực, bản lĩnh để giám sát, phản biện. Người dân rất mong đợi tổ chức, cán bộ MTTQ các cấp, nhất là ở cấp cơ sở phải sát cánh, chia sẻ những bức xúc, khó khăn, oan trái của người dân; có tiếng nói phản biện mạnh mẽ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thành viên, hội viên, đoàn viên và những đối tượng yếu thế trong xã hội. Trước mắt, cần có cơ chế thuận lợi để MTTQ các cấp tổ chức cho các tổ chức thành viên và Nhân dân giám sát, phản biện những dự thảo nghị quyết Đại hội tổ chức Đảng các cấp, Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Một trong những nội dung cần có sự giám sát của MTTQ và các tầng lớp Nhân dân là công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị nhân sự của Đại hội XIII của Đảng.

Ba là, người dân yêu cầu, mong đợi cán bộ làm công tác Mặt trận, các tổ chức, cấp ủy Đảng và MTTQ Việt Nam cần đổi mới thật sự công tác cán bộ. Trước hết, cán bộ Mặt trận phải là người có phẩm chất, năng lực, đạo đức, uy tín và bản lĩnh. Công tác Mặt trận thời gian gần đây đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc hoạt động của Mặt trận và vai trò, hình ảnh cán bộ Mặt trận ở nhiều nơi còn bị động. Vẫn còn tình trạng cấp ủy Đảng phân công những cán bộ dôi dư, cán bộ sắp về hưu, cán bộ “có vấn đề” làm công tác Mặt trận. Do đó, Mặt trận cần cương quyết xóa bỏ tình trạng hành chính hóa công tác và cán bộ Mặt trận. Cán bộ Mặt trận phải sát cơ sở có tác phong làm việc đi tận nơi, xem tận chốn để kiến nghị các cấp, các ngành giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc của người dân. Những cán bộ Mặt trận cần phải gần dân và biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của dân, là nơi mà người dân có thể tìm đến để giãi bày, tâm sự. Làm công tác Mặt trận mà không có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao thì không làm nổi.

Thiết nghĩ, cán bộ làm công tác Mặt trận cần quán triệt và có bản lĩnh để yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt quan điểm của Bác Hồ “việc gì có lợi cho dân phải kiên quyết làm; việc gì có hại đến dân phải cương quyết tránh”. Thực hiện đúng quan điểm làm sao tiếng nói của Mặt trận đi vào lòng người. Nên xúc tiến xây dựng một chương trình quy hoạch công tác cán bộ Mặt trận ở tầm cao hơn, với một chiến lược phát triển công tác cán bộ Mặt trận cơ bản và lâu dài. Người dân và NCT cả nước quan tâm và mong đợi những cán bộ Mặt trận các cấp thật sự nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin, trọng dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân. Đó là yêu cầu tất yếu, khách quan và quyết định của công tác MTTQ các cấp trong thời gian tới.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).
Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...
Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.
Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tin khác

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị lịch sử trọng đại, mở ra bước ngoặt căn bản trong sự nghiệp phát triển của dân tộc ta.

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Tết đến Xuân về, bất kể là ai, hễ cứ đến ngày Tết là lòng khôn nguôi nhớ quê, tràn ngập kí ức về quê, mong được cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, gửi tấm lòng qua khói hương thơm ngát.

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập
Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ngay khi về nước, Người đã lãnh đạo Đảng ta chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng để giành độc lập cho dân tộc.

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu
Một vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, cùng với bàn tay và ý chí của những người nông dân, củ hành, củ tỏi đã vươn xa, trở thành niềm tự hào của Kinh Môn, của cả xứ Đông - Hải Dương. Với nghề nông truyền thống, bà con nơi đây từng bước khá giả lên nhờ tính chuyên cần để có những vụ mùa bội thu, giá cao nhờ chất lượng được chăm chút từng khâu vun trồng…

Văn hóa liêm chính xưa và nay

Văn hóa liêm chính xưa và nay
Văn hóa liêm chính là một bộ phận của văn hóa công vụ, là đặc trưng quan trọng của văn hóa chính trị.

Nông nghiệp sinh ra... Tết

Nông nghiệp sinh ra... Tết
Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này, được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết của người Việt…

Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực

Thay tiền lì xì bằng các món quà thiết thực
Đã từ lâu, theo phong tục ở nước ta thì dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường chuẩn bị một số lượng tiền nhất định để lì xì, mừng tuổi lấy may, lấy hên, chúc sức khỏe, chúc thọ... cho trẻ nhỏ cũng như các bậc cao niên là cha mẹ, ông bà mình.
Xem thêm
Phiên bản di động