Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Theo quan điểm của Đảng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; tập trung xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân là người đứng đầu, quy định cụ thể hành vi dẫn đến lãng phí nguồn lực của Nhân dân, của đất nước.

Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí, quan liêu là giặc “nội xâm”, là kẻ thù của Nhân dân. Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì “Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính”. “Cần, kiệm phải là đức tính đầu tiên của người cách mạng, đối lập với nó là lãng phí”. Theo Người, “lãng phí là một căn bệnh, là tội lỗi với Đảng, với Nhà nước và Nhân dân”, bởi nó gây ra rất nhiều tác hại trước mắt và hậu quả lâu dài. Người viết: “Tham ô, lãng phí, và bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ… Nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta”.

Gần 8 thập kỉ trước, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng dẫn đường, Người không chỉ thực hành nêu gương mà còn rất quyết liệt chống tham ô, lãng phí. Điển hình là khi cả nước dốc mọi nguồn lực cho kháng chiến chống thực dân Pháp, trong Quân đội xảy ra vụ án tham nhũng, tiêu cực, gây lãng phí lớn, ăn chặn tiêu chuẩn của bộ đội, sau “một đêm trắng”, Người kí lệnh án tử hình Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng cục Quân nhu Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hầu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam) về tội tham ô, lãng phí, tha hoá về đạo đức, lối sống…

Nền kinh tế đang trong quá trình phát triển, thu nhập trung bình thấp nhưng lãng phí nguồn lực rất lớn

Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp, bị bao vây cấm vận, không sản xuất đủ lương thực cho Nhân dân đã bứt phát, vượt lên trở thành cường quốc xuất khẩu gạo; nền kinh tế đứng vào tốp 5 khu vực Đông Nam Á, tốp 20 trên thế giới về hợp tác thương mại. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trên đà phát triển. Năm 2023, GDP đạt 428 tỉ USD, bình quân đầu người 4.300 USD là mức thu nhập trung bình thấp trong khu vực và thế giới.

Mặc dù dạt thành tựu như vậy, nhưng sau gần 50 năm thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng tiềm năng. Theo nhận định của Đảng, Nhà nước, tình trạng lãng phí đang tràn lan, diễn ra trên diện rộng, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lí ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công, mua sắm tài sản công, quản lí đất đai, tài sản công, tài nguyên khoáng sản, quản lí rừng và cả trong bộ máy hành chính công (biên chế cồng kềnh, nhiệm vụ chồng chéo, chi phí dịch vụ hành chính cao)…

Theo báo cáo của Quốc hội khoá XV về thực hiện giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” chỉ ở một số tỉnh, thành phố, Bộ, ngành (chứ không phải tất cả 63 địa phương và cơ quan Trung ương) đã phát hiện hơn 3.000 dự án đầu tư thất thoát, lãng phí hơn 323.000 tỉ đồng, 79.000 ha đất hoang phí (phải thu hồi). Hàng trăm dự án, trong đó có những dự án trọng điểm quốc gia chậm tiến độ, xây dựng dở dang hoặc xây dựng xong không đưa vào sử dụng được, thậm chí có dự án phải phá đi.

Điển hình cho sự lãng phí nghiêm trọng là 12 dự án nhóm A của Bộ Công Thương, trong đó chỉ 3 dự án PVN (Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước) hoàn toàn thất bại, gây lãng phí hơn 5.400 tỉ đồng; Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) tổn thất 8.100 tỉ đồng. Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân vốn đầu tư 4.300 tỉ đồng đã thực hiện hơn 7.000 tỉ đồng 16 năm chưa xong. Dự án đường sắt Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội) do chậm tiến độ vốn đầu tư đội lên từ 8.770 tỉ đồng lên hơn 18.002 tỉ đồng (tăng 205,27%), Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh) triển khai rất chậm tiến độ dẫn đến tăng vốn từ 17.387,6 tỉ lên 47.325 tỉ đông (tăng 272%)…

Ở các tỉnh, thành phố theo luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C thì một số nơi xảy ra hiện tượng quy hoạch bất cập, chủ trương đầu tư không sát, lập dự án thiếu chuẩn mực, quyết định đầu tư sai... Qua giám sát, tình trạng gây lãng phí chủ yếu do: Xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ không phù hợp; Quản lí tài chính, ngân sách chưa đúng quy định, chế độ, thanh quyết toán vượt định mức, sử dụng hoá đơn, chứng từ trong mua sắm hàng hoá, trang thiết bị; sai phạm trong quản lí đầu tư xây dựng; trong quản lí, sử dụng đất đai; trong quản lí, khai thác tài nguyên khoáng sản; trong quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước; trong lĩnh vực quản lí thuế, bảo hiểm; trong khai thác, sử dụng nguồn lao động…

Hiện nay, trong lĩnh vực đầu tư công vào hạ tầng giao thông, để xây dựng 729 km đường cao tốc Bắc Nam (giai đoạn 2) phía Đông, Quốc hội phải cân nhắc thận trọng, tính toán rất kĩ mới có được nguồn vốn 148.492 tỉ đồng để làm 12 dự án thành phần. Trong khi một số dự án lớn đã có thể gây lãng phí nguồn ngân sách bằng hoặc nhiều hơn số vốn xây dựng 729 km đường cao tốc.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục lãng phí

Nguyên nhân của tình trạng lãng phí có nhiều nhưng rõ nhất, cụ thể nhất là hai vấn đề lớn bắt nguồn từ thể chế chưa đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi và trách nhiệm của người đứng đầu. Vụ án Việt Á trong ngành Y tế xảy ra giai đoạn phòng, chống đại dịch Covid-19 minh chứng đầy đủ nhất, sáng tỏ nhất nhận định trên. Nó làm băng hoại đạo đức công vụ của một đội ngũ cán bộ ngành Y tế và một số cơ quan chức năng liên quan. Một mặt, gây nên lãng phí vô cùng lớn về kinh tế, làm mất niềm tin trong Nhân dân.

Về thể chế, vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhiều năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Chỉ riêng vấn đề đầu tư công đã liên quan tới 12 luật, hơn 100 nghị định, vài trăm thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật là rào cản, gây nhiều vướng mắc trong quản lí, điều hành. Muốn có hiệu lực, hiệu quả trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trước hết phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của luật pháp. Ví dụ: Chỉ riêng về đầu tư công liên quan đến Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lí sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế, Luật Lâm nghiệp và một số luật khác cùng điều chỉnh đầu tư công với phạm vi và mức độ khác nhau nhưng chưa có phạm vi phân định...

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhân tố quyết định là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Thực tiễn chỉ rõ, người đứng đầu thiếu năng lực, không có tư duy sáng tạo, chủ quan, quan liêu, thiếu tầm nhìn sẽ sa vào sự vụ, kí quyết định những dự án đầu tư không chính xác, buông lỏng quản lí ngân sách, thiếu tính nêu gương, đồng loã với cấp dưới, bắt tay thoả hiệp với doanh nghiệp vì lợi ích cục bộ… thì dẫn tới tiêu cực, lãng phí.

Trên thực tế, Nhà nước ta xét xử nhiều vụ án tham nhũng nhưng chưa thấy có những vụ án thuần tuý gây lãng phí lớn về nguồn lực quốc gia. Đó có thể cũng là nguyên nhân tình trạng lãng phí chưa được kiểm soát chặt chẽ, không quy được trách nhiệm của người đứng đầu mặc dù để xảy ra lãng phí lớn.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trọn đời vì nước, vì dân

Trọn đời vì nước, vì dân

Bầu trời đầy mây, cơn mưa lúc nhẹ lúc nặng hạt hầu như diễn ra khắp ba miền. Tin buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến từ trần loan đi cả nước và kiều bào và bạn bè ta ở nước ngoài. Nhiều người lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu ngày Bác Hồ kính yêu từ trần hơn nửa thế kỷ trước “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Vẫn biết Bác Hồ là vị Cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại kính yêu không gì và không ai có thể so sánh được, nhưng vào lúc này với những cơn mưa trời và “mưa lòng”, người dân khắp mọi miền đã giành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trìu mến gọi Tổng Bí thư là bác Trọng, nghiêng mình và tiếc thương vô hạn.
Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Sắp xếp đơn vị hành chính Nhà nước là việc làm rất cần thiết

Thực hiện Kết luận số 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 15 ngày 13/7/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện từ năm 2023 đến 2030, trong dư luận có ý kiến cho rằng: “Đang yên đang lành tách ra, nhập vào làm gì cho tốn công tốn sức”! Song cũng có người cho rằng, đây là việc làm rất cần thiết trong hoạt động xã hội, nhất là để phát triển toàn diện như hiện nay.
Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Thế giới diệu kì của văn học thiếu nhi

Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, văn học thiếu nhi lại được quan tâm nhiều đến vậy. Bởi bất kì ai cũng nhận thức được rằng, thiếu nhi là đối tượng cần thiết được quan tâm vun bồi tâm hồn, cần được giáo dục ý thức và hoàn thiện nhân cách ngay từ khi các em còn là những mầm xanh…
Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho thương binh, liệt sĩ

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, Nhân dân ta với tinh thần yêu nước, không quản gian khổ, hi sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc

Chúng ta, ai cũng muốn có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tuy nhiên, để đạt được phải thường xuyên chăm lo, xây dựng suốt cả cuộc đời mà điều cơ bản, quan trọng là giải quyết cho được các mâu thuẫn nội tại giữa các thế hệ trong gia đình về đạo đức, nhân cách, quan niệm và lối sống thì mới bảo đảm hạnh phúc bền vững!

Tin khác

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng

TNXP viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng
Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thế hệ thanh niên xung phong (TNXP) thứ nhất và thứ hai trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang. Thế hệ TNXP thứ ba ra đời, tiếp nối truyền thống xung phong, phục vụ công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy

Đến nghĩa trang những ngày tháng Bảy
Một tháng 7 nữa lại về, vậy là đã 77 năm dân tộc ta kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Toàn xã hội thể hiện lòng tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” với những chiến sĩ và đồng bào đã “không tiếc máu đào” anh dũng hi sinh, những thương binh đã bỏ lại một phần xương máu trên các chiến trường.

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân

Rèn luyện để sống trung dung như cổ nhân
Trong xã hội hiện đại, nhịp sống có phần xô bồ, có phần quay cuồng, tôi bỗng nhớ nhiều câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao” (trích Cảnh nhàn).

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc của cách mạng Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo, nhà lí luận trẻ xuất sắc, tài năng, đạo đức cách mạng đã trở thành một tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những cống hiến to lớn và sự hi sinh oanh liệt của đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Ðảng ta.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách tụt hậu
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, một trong ba đột phá chiến lược là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trường, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới

Bộ Y tế: Đề nghị xây dựng Luật Dân số phù hợp với tình hình mới
Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật Dân số nhằm đáp ứng yêu cầu công tác dân số trong thời tình hình mới.

Bài học qua các chuyện về “vi hành”

Bài học qua các chuyện  về “vi hành”
Sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hễ có điều kiện là Người “vi hành”. Tuy nhiên, Bác vẫn khuyên cán bộ đi cơ sở, không nên “trống dong, cờ mở” để quần chúng đón tiếp linh đình, vừa mất thời gian của dân, vừa không nắm đúng thực tế.

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok

Báo in trong cuộc chạy đua với TikTok
Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, sự lên ngôi của mạng xã hội (đặc biệt là TikTok - ứng dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng hơn 5 năm trở lại đây) đã khiến báo in mất đi vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ

Đôi điều về công tác đề bạt cán bộ
Đánh giá cán bộ là tiền đề để lựa chọn và sử dụng đúng. Đó còn là tiền đề cho việc lựa chọn những cán bộ xứng đáng đảm trách các cương vị được giao. Đánh giá đúng sẽ đề bạt đúng, từ đó tạo nên tính thuyết phục của quá trình lựa chọn và sử dụng cán bộ không chỉ đối với cán bộ, đảng viên mà còn của đông đảo Nhân dân.

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ

Khơi lên và phát huy giá trị chân, thiện, mĩ
Đảng ta luôn xác định vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Trong đó, vấn đề trọng tâm là phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong việc hình thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng
Công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ - “Thanh bảo kiếm” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cần có những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"
Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước
Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Xem thêm
Phiên bản di động