Nhìn lại thế giới 2024: Đường lớn đã mở

Ngoại giao kinh tế Việt Nam năm 2024 đã khẳng định vai trò dẫn dắt với những bước đột phá ngoạn mục, đạt được các mục tiêu trọng tâm và mở ra “đường lớn” đầy hi vọng cho sự phát triển nhanh, bền vững…

Những ngày cuối năm, dấu ấn của ngoại giao kinh tế càng rõ nét qua các thỏa thuận hợp tác với những "gã khổng lồ" công nghệ toàn cầu. NVIDIA - tập đoàn hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) - cam kết thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI cùng Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Trong khi đó, Apple tuyên bố gia tăng đầu tư vào chuỗi cung ứng, thêm một mảnh ghép quan trọng củng cố vị thế Việt Nam trong bản đồ sản xuất công nghệ thế giới. Đây là minh chứng sống động cho đường lối "ngoại giao công nghệ" của Việt Nam, mở rộng cửa để kinh tế đất nước bước vào kỉ nguyên đổi mới toàn cầu.

Ngoại giao kinh tế không chỉ tập trung vào duy trì đà tăng trưởng mà còn đổi mới các động lực, từ các trụ cột truyền thống như xuất khẩu, đầu tư đến những lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn và những ngành mang tính đột phá như công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, AI, ngành Halal. Thông qua gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hơn 170 thỏa thuận hợp tác trong năm, Việt Nam đã kết nối các đối tác toàn cầu, đặc biệt là khai phá những động lực tăng trưởng mới từ Mỹ Latinh đến Trung Đông - châu Phi và các quốc gia công nghiệp phát triển (G7).

Phiên thảo luận Cuộc chiến chống đói nghèo của Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 18-11-2024.jpg
Phiên thảo luận Cuộc chiến chống đói nghèo của Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 18/11/2024

Điểm nhấn quan trọng trong năm 2024 chính là chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mỹ vào tháng 9, tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các cuộc gặp với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu như Apple, Meta, Google… đã tạo nền tảng vững chắc cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chuyển giao công nghệ và phát triển các lĩnh vực đổi mới sáng tạo như AI, chuyển đổi số và Internet vạn vật (IoT). Những cơ hội này không chỉ thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững mà còn đặt nền móng đưa đất nước bước vào kỉ nguyên đổi mới toàn diện và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường đến Chile và Peru tháng 11 đã thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại, đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Điểm dừng chân của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Brazil đã nâng quan hệ Việt Nam - Brazil lên đối tác chiến lược, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn. Brazil sẽ trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latinh cũng như Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán một hiệp định thương mại tự do với khối này.

Ngoại giao kinh tế Việt Nam cũng để lại dấu ấn sâu đậm tại Trung Đông. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia (Arập Xêút), đem tới đột phá cho hợp tác về năng lượng sạch, chuyển đổi xanh và phát triển ngành Halal.

Việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Australia, Pháp và Malaysia năm 2024 giúp Việt Nam mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, từ năng lượng tái tạo, đổi mới sáng tạo đến chống biến đổi khí hậu.

Việt Nam tiếp tục củng cố và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác chủ chốt như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác thương mại với Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực chiến lược.

Việc tăng cường hợp tác kinh tế đa phương mở đường lớn để Việt Nam khẳng định vững chắc vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Năm 2024 chứng kiến các bước tiến mạnh mẽ của đất nước trong việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ chiến lược, đặc biệt tại các diễn đàn đa phương lớn như LHQ, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASEAN, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)…

Những đề xuất và sáng kiến của Việt Nam về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, quản trị toàn cầu và chuỗi cung ứng bền vững, góp phần định hình trật tự kinh tế khu vực và toàn cầu theo hướng cởi mở và bền vững.

Thông qua các hoạt động đa phương, hình ảnh Việt Nam là một nền kinh tế năng động, sẵn sàng hợp tác và đóng góp cho các vấn đề toàn cầu đã được củng cố, tạo dựng niềm tin và thu hút sự quan tâm từ các đối tác. Nhờ vậy, đường lớn có thể mở ra để thúc đẩy “ngoại giao cơ sở hạ tầng”, đặc biệt là các dự án đường sắt tốc độ cao, cảng biển, sân bay thu hút vốn khoản vay ưu đãi từ các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc và các tổ chức tài chính quốc tế…

Minh Ngọc (Theo TTXVN)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sự trỗi dậy của các tiểu đa phương tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Sự trỗi dậy của các tiểu đa phương tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tiểu đa phương (minilateralism) đang trải qua thời kì hoàng kim khi khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ra đời…

Tin khác

Sự dịch chuyển bền vững

Sự dịch chuyển bền vững
Chuyển đổi năng lượng toàn cầu không còn là mục tiêu xa vời, khi những năm gần đây, các nước đều ý thức được tính cấp thiết của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tăng cường các chính sách nhằm thiết lập nguồn cung năng lượng an toàn và bền vững…

Bốn ưu tiên sống còn để Syria thoát khỏi một cuộc chiến tranh khác

Bốn ưu tiên sống còn để Syria thoát khỏi một cuộc chiến tranh khác
Ai có thể dự đoán rằng sau gần 14 năm nội chiến và 5 năm bế tắc, chính quyền Bashar al-Assad ở Syria sụp đổ chỉ trong một tuần? Với sự ra đi của ông Assad, câu hỏi cấp bách hiện nay là chính quyền mới cần làm gì để bảo đảm tương lai hòa bình cho đất nước…

Vai trò của Australia trong chiến lược “ASEAN toàn cầu”

Vai trò của Australia trong chiến lược “ASEAN toàn cầu”
Australia đang hướng đến tăng cường hợp tác với ASEAN, không chỉ như một đối tác kinh tế mà còn là một người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại dựa trên luật lệ…

Kinh tế toàn cầu trụ vững trong “bão” địa chính trị

Kinh tế toàn cầu trụ vững trong “bão” địa chính trị
Thế giới năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, rủi ro địa chính trị tăng cao, thiên tai và hàng loạt cuộc xung đột tại nhiều điểm nóng trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu về tổng thể đã thể hiện khả năng phục hồi ấn tượng và có nhiều tín hiệu lạc quan…

Lực hấp dẫn của BRICS

Lực hấp dẫn của BRICS
Có thể khẳng định, 2024 là năm thành công của BRICS. Việc mở rộng thêm thành viên đã đưa khối trở thành “thỏi nam châm” hút các nước với tư cách là người chơi chính trong quản trị toàn cầu, tiếp tục khẳng định tính tất yếu của xu thế hợp tác đa phương, tăng cường tiếng nói, tính đại diện của các nước đang phát triển đối với các vấn đề chung của thế giới...

Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn?

Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn?
Trong khi các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình, các nhóm vũ trang nội bộ như HTS và SDF đang kiểm soát các khu vực khác nhau. Với sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ nội chiến và tình trạng hỗn loạn là rất cao…

“Chảo dầu” Trung Đông chưa ngừng sôi

“Chảo dầu” Trung Đông chưa ngừng sôi
Trung Đông năm 2024 tiếp tục là điểm nóng xung đột của thế giới với cuộc chiến dai dẳng tại Dải Gaza, giao tranh diễn biến ác liệt tại Liban, lần đầu tiên Israel và Iran công khai tấn công trực tiếp lẫn nhau, chiến sự bất ngờ bùng phát trở lại ở Syria kéo theo sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Về mặt kĩ thuật, cuộc xung đột đã lan rộng ra khu vực, khiến "chảo dầu" Trung Đông càng sôi sục…

Hệ lụy đối với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi

Hệ lụy đối với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi
Lệnh thiết quân luật ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của Hàn Quốc…

Chuyển đổi số - Chìa khóa thúc đẩy tiềm năng thương mại của châu Phi

Chuyển đổi số - Chìa khóa thúc đẩy tiềm năng thương mại của châu Phi
Diễn đàn Phát triển Thương mại 2024 diễn ra tại thủ đô Kigali (Rwanda), đã quy tụ hàng trăm đại biểu, gồm các nhà lãnh đạo, chuyên gia và đại diện từ nhiều quốc gia, nhằm kêu gọi thúc đẩy đổi mới sáng tạo kĩ thuật số như một công cụ quan trọng để mở rộng tiềm năng thương mại và kinh doanh của châu Phi…

Châu Âu đối mặt với áp lực từ mọi phía

Châu Âu đối mặt với áp lực từ mọi phía
Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với những áp lực từ mọi phía: Từ mối đe dọa thuế quan của chính quyền ông Donald Trump sắp nhậm chức, quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cực hữu ngay trong lòng châu lục…

Hội NCT Việt Nam thăm quan, học tập kinh nghiệm ứng phó già hóa dân số ở Hàn Quốc

Hội NCT Việt Nam thăm quan, học tập kinh nghiệm ứng phó già hóa dân số ở Hàn Quốc
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, sáng ngày 24/11, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình dẫn đầu đã diện kiến và được Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck - Soo tiếp trọng thị. Cùng tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, đại diện Văn phòng Thủ tướng và ông Chung MyungKi, Giám đốc Điều hành Công ty CellDNC (Hàn Quốc).

Hi vọng mới cho hòa bình Trung Đông

Hi vọng mới cho hòa bình Trung Đông
Thỏa thuận đình chiến giữa Israel và Liban vừa được công bố đã tạm thời chấm dứt cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỉ, đồng thời mang lại hi vọng một thỏa thuận tương tự sẽ đạt được ở Dải Gaza…

Sự “đảo chiều” trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ

Sự “đảo chiều” trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỉ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga…

Nền kinh tế thời chiến của Nga đang chạm đến điểm giới hạn?

Nền kinh tế thời chiến của Nga đang chạm đến điểm giới hạn?
Nền kinh tế Nga, dù đang tăng trưởng tích cực và tỉ lệ thất nghiệp thấp, lại nguy cơ đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng vọt…

Kì vọng về vấn đề khí hậu và tài chính toàn cầu tại Hội nghị G20

Kì vọng về vấn đề khí hậu và tài chính toàn cầu tại Hội nghị G20
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil trong hai ngày 18 và 19/11...
Xem thêm
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Ông Donald Trump đã có bài phát biểu mừng chiến thắng trước đám đông người ủng hộ ở Florida. Bài phát biểu của ông nhận được người nghe đón nhận nhiệt liệt.
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động