“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn

Cựu chiến binh (CCB), Nghệ nhân dân gian (NNDG) Phan Thanh Sơn, quê ở xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, thường trú tại số nhà 100/1A Nguyễn Văn Lượng, phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
Sinh ra trong gia đình cách mạng, có truyền thống Nho học. NNDG Phan Thanh Sơn sớm tìm hiểu chữ Nho và yêu nét chữ Việt. Ông sớm nắn nót tập viết chữ Việt và từng bước thổi hồn vào mỗi nét chữ ấy thêm bay bổng, uyển chuyển hơn.

NNDG Phan Thanh Sơn (nghệ danh Thiện Nhẫn) hiện là Phó Chủ tịch CLB Nghệ nhân Thư pháp Việt (trực thuộc Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam), ông từng là một thầy giáo bộ môn Radar của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (tên cũ là Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich).

Sau khi rời quân ngũ, ông đã đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật thư pháp, đó là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn phẩm chất kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ, chiêm nghiệm và thực hiện những triết lí cao đẹp của cuộc sống. Theo thời gian, thư pháp đã hòa trong mạch sống nghệ thuật dân tộc và có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống văn hóa xã hội.

“Nhật ký trong tù” qua bút pháp của Cựu chiến binh Nghệ nhân dân gian Phan Thanh Sơn
Lễ đón nhận “Kỉ lục Việt Nam” dành cho NNDG Phan Thanh Sơn (người mặc áo dài dân tộc) về tác phẩm “Nhật ký trong tù” và 133 lời dạy của Bác Hồ viết bằng Thư pháp chữ Việt lớn nhất Việt Nam.

Sự phát triển của Thư pháp chữ Việt hiện đại là sự đột phá mới mang tính sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc, vừa mang tính đổi mới việc sử dụng chữ Latinh, vừa đậm nét truyền thống, lưu giữ phong cách nghệ thuật cổ xưa. Tính biểu cảm trong nghệ thuật Thư pháp chữ Việt thể hiện khá rõ nét thẩm mĩ của người viết cũng như thị hiếu của người thưởng lãm, hướng đến sự hài hòa bình dị, mang chất thơ, chất lãng mạn cho nét chữ Việt. Nội dung trong Thư pháp chữ Việt thường là ca dao, tục ngữ, những lời dạy của danh nhân, những bài thơ, lời thơ giàu chất trữ tình, triết lí nhân văn…

Trong quá trình say mê bộ môn nghệ thuật dân tộc suốt 20 năm, ý tưởng viết thư pháp những áng văn thơ, những lời dạy bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài ông tâm huyết nhất. Ông đã viết không biết bao nhiêu trang Thư pháp về những nội dung đặc biệt này để tặng những độc giả yêu thích thư pháp, để trưng bày, triển lãm trong các sự kiện văn hóa, các lễ hội, lễ Tết ở khắp các nơi trong và ngoài TP Hồ Chí Minh…

Song, ý tưởng viết thư pháp toàn bộ tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Bác chỉ nảy ra sau khi được dịch giả Hoàng Bá Vy - hội viên Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tặng cho ông cuốn "Ngục trung nhật ký" (Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 2020).

Ông nhận thấy, đây là một tác phẩm lần đầu tiên được dịch theo vần lục bát, càng đọc càng lôi cuốn, gợi nên cảm xúc đặc biệt… Thế là ông quyết định thể hiện những dòng thơ lục bát ấy bằng thư pháp nghệ thuật. Vấn đề là cả một quyển sách thì phải làm thế nào, bởi trang thư pháp không phải như trang giấy thông thường… Khó, gian nan và chưa từng có ai làm để mà học hỏi kinh nghiệm… Nhưng cái ý tưởng đẹp đẽ ấy, chứa đầy niềm tin ấy cứ đau đáu, cháy bỏng trong tim ông.

Và rồi sau tất cả suy nghĩ, nghiên cứu mày mò… ngày 19/5/2022, đúng kỉ niệm 132 năm sinh nhật Bác, ông viết những dòng chữ đầu tiên. Ông coi đây là một công trình văn hóa đặc biệt của đời mình kính dâng Người nhân dịp 133 năm Ngày sinh của Người, cũng là dịp 80 năm Người hoàn thành tập “Nhật ký trong tù” bất hủ.

Lễ tiếp nhận tác phẩm thư pháp “Nhật ký trong tù” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Lễ tiếp nhận tác phẩm thư pháp “Nhật ký trong tù” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Để kịp tiến độ, ông đã dồn hết tâm sức, tình cảm, niềm đam mê để viết với trách nhiệm cao nhất và nghiêm túc nhất. Sau nhiều thể nghiệm, tìm tòi, làm đi làm lại bằng các loại giấy cao cấp, cuối cùng ông chọn vải toan (Hàn Quốc) làm trang sách để viết. Loại vải này các họa sĩ thường dùng để vẽ tranh sơn dầu, có khổ rộng 1,6m và độ dài phải dùng là 25m. Nét đặc sắc nhất của cuốn sách là độc bản, không qua in ấn mà viết thư pháp trực tiếp bằng bút lông trên vải toan, ép nóng hai mặt vải vào nhau, tạo nên kích thước mỗi trang sách là 81cm x 115cm. Xung quanh mỗi trang phải dùng máy chuyên dùng để may đường bo bằng lụa, vừa tạo thẩm mĩ vừa bền hơn.

Mặt trước của các trang là các bài thơ của Bác bằng chữ Hán Nôm (ở trên) và bằng chữ thuần Việt (ở dưới). Mặt sau của các trang là 133 lời dạy của Bác dành cho Đảng ta và với các tầng lớp Nhân dân về đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lẽ sống và quan hệ bạn bè quốc tế... Dưới mỗi lời dạy của Bác đều được ghi rõ xuất xứ Bác viết và nói ở đâu, thời gian nào. Những trang này đều có nền bằng in kĩ thuật 3D hình bông Sen và chân dung của Người, 280 trang của cuốn sách Thư pháp “Nhật ký trong tù” được đặt trong một hộp gỗ Gõ quý, đóng mở dễ dàng. Khuôn khổ “hộp” sách dài 131cm, rộng 99cm, cao 41cm, nặng gần 260kg.

Ông đã dành thời gian, tâm sức nỗ lực để hoàn thành cuốn sách Thư pháp vào ngày 16/8/2023. Không giấy bút nào có thể tả hết được sự kiên cường, tâm huyết của người nghệ nhân, đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong xã hội, trong mỗi chúng ta...

Cuốn sách Thư pháp "Nhật ký trong tù" của Nghệ nhân Phan Thanh Sơn đã được Tổ chức Kỉ lục Việt Nam, Kỉ lục châu Á công nhận. Ngày 15/12/2023, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm thư pháp “Nhật ký trong tù”. Phát biểu tại lễ tiếp nhận, TS Vũ Mạnh Hà, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: “Bảo tàng Hồ Chí Minh rất vui mừng được NNDG Phan Thanh Sơn trao tặng tác phẩm thư pháp “Nhật ký trong tù”. Bảo tàng Hồ Chí Minh rất trân trọng tình cảm sâu sắc của NNDG Phan Thanh Sơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và chân thành cảm ơn ông đã gửi gắm niềm tin nơi Bảo tàng. Chúng tôi sẽ gìn giữ, bảo quản, phát huy giá trị và giới thiệu đến đông đảo công chúng hiện vật mà ông trao tặng”.

Phạm Hồng Thanh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động