Người Hà Nội mới

Trong số những người ở quê ra thành phố, có người là công nhân, viên chức làm trong các cơ quan, công sở, nhà máy, doanh nghiệp. Có người là ông bà ra ở với con cháu, cũng có người ra sinh sống để được hưởng thụ những nét đẹp văn hóa đặc trưng và gần các bệnh viện lớn phòng khi bệnh tật…

Lúc đầu không ít người còn mặc cảm, tự ti, sống khép mình, hạn chế giao tiếp, luôn giữ một khoảng cách nhất định với mọi người, nhưng về sau thì quen dần. Hiểu ra thì ai cũng như ai, hoàn cảnh tương đồng, cảm thông cách sống, chia sẻ buồn vui và họ lại mang được nét đẹp của làng quê chia sẻ cùng người thành phố.

Thủ đô Hà Nội bây giờ được mở rộng địa giới, dân cư đông đúc nhưng nét đẹp thanh lịch của người Hà Thành vẫn lan tỏa trong cộng đồng. Khi đã quen thân, mọi người chia sẻ vui buồn và giúp nhau lúc gặp khó khăn. Đơn cử như trong dịp chống dịch Covid-19 ở nhà cao tầng chung cư Trung Yên 1, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, có một gia đình ở căn hộ 12B-03 trong diện phải cách li 14 ngày. Người phụ nữ đảm đang nội trợ trong nhà phải đi cách li tập trung, chỉ còn người già và trẻ con. Gia đình không khỏi lo lắng, sợ mọi người xa lánh, kì thị thì không biết xoay xở ra sao?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhưng rồi cái lo lắng ấy ngay lập tức được xua tan, khi mà mọi người trong chung cư tận tình giúp đỡ. Cụ bà Lều Thị Đậu 83 tuổi, chị Yến ở phòng 12B-04 hằng ngày mang khẩu trang đến gõ cửa, thăm hỏi và đi mua sắm hộ lương thực, thực phẩm, thuốc men… Cụ Phước, ông Tạo, bà Thành, anh Chuyên, ông Phan Lang Tổ trưởng dân phố, chị Phương Phó Bí thư Chi bộ, rồi Chi hội trưởng Phụ nữ, Chi hội Người cao tuổi cũng đến thăm hỏi, sẻ chia và động viên… Thế mới biết, khi hoạn nạn thì mới thấy cái tốt, cái hay, sự chân tình, chia sẻ của mọi người đối với nhau.

Cũng trong khu chung cư, ông Vũ Mạnh Ngữ, bà Nguyễn Thị Thìn là cán bộ ngoại giao nghỉ hưu, người gốc Hà Nội nhiều đời, nay ở phòng 709; ông Nguyễn Xuân Thoảng Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh, bà Nguyễn Thị Đạm ở phòng 801; anh Vũ Anh Tuấn, chị Lương Thị Hạnh ở phòng 1003... thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau, rủ nhau đi họp, đi tập thể dục hay đi chợ, đi siêu thị, dắt nhau qua đường, mang giúp vật dụng người già yếu. Khi ra chợ, khách quen chủ, chủ nhớ khách, họ mời chào đon đả, thuận mua, vừa bán, bán hàng xong khi thấy khách đau chân, chủ hàng còn cho người chở xe máy về tận nhà. Đấy chẳng phải là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, mua bán, là tính nhân văn của người Hà Nội mới đó sao?

Ấy thế mà còn có người quan niệm người thành phố “Ai biết người ấy, không giao tiếp, khó gần”. Sự thực không phải thế, bởi vì khi chưa biết, chưa hiểu về nhau, mà ở chốn đô thành thì việc cảnh giác là hết sức cần thiết, thành ra một số người có quan niệm sai cũng dễ hiểu, cũng thông cảm và bỏ qua đi. Chứ người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng, nhất là phái đẹp thì họ càng tinh tế lắm. Một khi đã tin thì tin nhau như chị em ruột thịt, họ chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn không toan tính.

Nói chung, người Hà Nội mới vẫn có sự chân tình vì họ rất hiểu cái lí lẽ rất giản đơn là cùng sống ở đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nên rất tự giác thực hiện nếp sống văn minh, góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp. Hà Nội còn là thành phố vì Hòa bình, điểm đến của bạn bè quốc tế, nên họ càng phải sống sao cho xứng đáng với câu ca “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.

Tuy gốc gác mỗi người có ở Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bình Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, xứ Thanh, xứ nghệ… nhưng họ đều có chung một ý nghĩ là làm sao sống cho xứng với cái tên “Người Hà Nội”. Để rồi mỗi khi về thăm quê, họ lại mang sản vật của đồng quê như cân đỗ, mớ rau xanh, hay củ khoai, chai mắm… ra phố để chia sẻ cho mọi người. Phải chăng, nét đẹp dân dã của làng quê đã được hòa trộn vào sự thanh lịch của đất Hà thành để trở thành hình ảnh, vóc dáng của người Hà Nội mới.

Trần Hồng Phong

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Ngày 15/6/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.
Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...

Tin khác

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Xem thêm
Phiên bản di động