Nghề Công tác xã hội, thực trạng và giải pháp

Bài 3: Thực trạng nghề công tác xã hội ở Việt Nam
Quang cảnh buổi tọa đàm NCT tham gia xây dựng nông thôn mới do Hội NCT TP Hà Nội tổ chức
Quang cảnh buổi tọa đàm NCT tham gia xây dựng nông thôn mới do Hội NCT TP Hà Nội tổ chức

Sau 10 năm triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH), các cơ sở có liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH được phát triển ở nhiều ngành, lĩnh vực. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ CTXH cho các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội, cai nghiện; ngành Y tế đã ban hành Thông tư quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện; ngành Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn CTXH trong trường học...

Mô hình các trung tâm CTXH

Để gia tăng hiệu quả, chất lượng trợ giúp các đối tượng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 09 ngày 10/6/2013 hướng dẫn các địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các mô hình Trung tâm CTXH; phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ các tỉnh, thành phố hình thành trung tâm CTXH, nâng tổng số lên 425 cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho 30% đối tượng.

Đến nay, rất nhiều mô hình trung tâm CTXH vận hành hiệu quả, cung cấp dịch vụ CTXH cho hàng nghìn lượt đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp và các đối tượng khác. Các tỉnh, thành phố từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi, người tâm thần, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại một số tỉnh, thành phố.

Khám sức khỏe cho NCT bằng thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc
Khám sức khỏe cho NCT bằng thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc

Đến nay, đã có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; trong đó có 27 cơ sở chăm sóc chuyên biệt, 19 cơ sở tổng hợp. Tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng cho đối tượng. Phần lớn các cơ sở liên kết với tiểu thương, tổ chức, cá nhân, tổ chức lao động sản xuất, hướng nghiệp và dạy nghề, tạo việc làm cho người tâm thần thông qua các nghề chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng nấm, sản xuất hương, vàng mã, giấy bản, trồng cây cảnh… tạo thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho đối tượng. Một số trung tâm đã tự bảo đảm thực phẩm hằng ngày cho đối tượng và còn cung cấp thực phẩm, sản phẩm ra ngoài thị trường. Trợ giúp các đối tượng tham gia các hoạt động tập thể như tự quản, sinh hoạt văn hóa, thể thao phù hợp lứa tuổi và sức khỏe.

Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

Cán bộ, cộng tác viên nghề CTXH

Từ năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên CTXH cấp xã phường, quy định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể và các yêu cầu về trình độ, năng lực của cộng tác viên CTXH. Đến nay, các tỉnh, thành phố thành lập mạng lưới cộng tác viên CTXH, khoảng 235.000 người làm CTXH; trong đó có trên 35.000 công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở xã hội công lập và ngoài công lập, gần 100.000 người làm việc tại các hội, đoàn thể (MTTQ, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Người cao tuổi, Chữ thập đỏ); trên 100.000 cộng tác viên giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em và phát triển cộng đồng… tạo thành một mạng lưới cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH trợ giúp các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng xã hội khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Pha bóng đẹp của NCT tỉnh Quảng Nam
Pha bóng đẹp của NCT tỉnh Quảng Nam

Đề án phát triển nghề CTXH đã hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo công tác xã hội hệ cử nhân ở 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành CTXH; có 4 trường đào tạo thạc sĩ, 2 trường đào tạo tiến sĩ CTXH; hằng năm đào tạo và dạy nghề cho khoảng 3.000 người, đào tạo CTXH hệ vừa làm, vừa học cho khoảng 3.500 lượt chỉ tiêu/năm. Hợp tác với Học viện Xã hội châu Á phát triển đào tạo thạc sĩ CTXH tại Việt Nam.

Về đào tạo ngắn hạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức đào tạo 500 giảng viên dạy nghề CTXH cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước; đào tạo 8 lớp 320 cán bộ, quản lí CTXH cấp cao tại 2 miền Nam - Bắc; đào tạo 25 giảng viên nguồn CTXH cho các trường đại học của Việt Nam. Hằng năm hỗ trợ các tỉnh, thành phố bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 10.000 cán bộ, nhân viên CTXH, sức khỏe tâm thần; phối hợp với một số trường đại học liên quan tổ chức lớp đào tạo CTXH cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục, chỉnh hình và phục hồi chức năng đối với trẻ em khuyết tật, cơ sở bảo trợ xã hội, Trung tâm CTXH trong cả nước…

Khám sức khỏe cho NCT tỉnh Sơn La
Khám sức khỏe cho NCT tỉnh Sơn La

CTXH ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhưng trước đây các hoạt động trợ giúp xã hội về cơ bản cũng đã có ở nước ta và cũng là truyền thống tốt đẹp của Nhân dân ta. Các chính sách an sinh xã hội của chúng ta phản ánh tính nhân văn cao cả, sự huy động nguồn lực từ cộng đồng qua các tổ chức xã hội như nhà chùa, nhà thờ, các tổ chức từ thiện, đoàn thể vào thực hiện các chính sách xã hội ở nước ta là khá lớn, đây được coi là một trong những thế mạnh của nước ta. Chính nhờ có những thế mạnh này mà nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề dân số và gia đình, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trợ giúp các đối tượng yếu thế, người già cô đơn, người tàn tật… góp phần tạo ra nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Bên cạnh những cơ hội do việc phát triển nghề CTXH mang lại, chúng ta cũng phải đối đầu với những thách thức, tồn tại nhất định, đó là: 1. Khuôn khổ pháp lí phát triển nghề CTXH chưa được hoàn chỉnh; vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên CTXH chưa được xác định cụ thể. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, nhân viên CTXH chưa được ban hành; chưa có cơ sở pháp lí quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm CTXH cấp tỉnh. 2. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH còn thiếu, chủ yếu mới hình thành ở ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, bước đầu thí điểm ở ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, số lượng đối tượng hưởng thụ rất hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, chưa dựa vào cộng đồng. 3. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH còn mỏng và chưa được đào tạo chuyên nghiệp. Hệ thống cơ sở dạy nghề CTXH còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH tại cộng đồng. Nhận thức về vai trò, vị trí của nghề CTXH ở nhiều cấp, ngành còn hạn chế nên chưa quan tâm xây dựng hệ thống và phát triển nghề CTXH.

Đây là những vấn đề tồn tại, khó khăn đang đặt ra cho các Bộ, ngành, địa phương cần phải giải quyết một cách quyết liệt, thấu đáo nhằm phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp tại Việt Nam.

(Còn nữa)

Bài và ảnh: Thanh Hà

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Chiều 28/4/1945, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.
Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Tin khác

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Thực trạng tội phạm cướp tài sản trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Ở Việt Nam, địa bàn TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung phản ánh rõ nét nhất hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội phạm cướp tài sản. Đây cũng là địa phương có số vụ cũng như số lượng bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản ở TP Hồ Chí Minh cũng cho thấy một số thực trạng, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật.

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân

Cuộc “cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy - ý đảng hợp lòng dân
Kể từ tháng 11/2024, sau bài: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” có ý nghĩa như một lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng, Nhà nước ta khẩn trương bắt tay vào việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; với tinh thần tiên phong gương mẫu từ Trung ương xuống địa phương “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh

Cảnh giác với những luận điệu xấu, độc về sáp nhập tỉnh
Việc sáp nhập tỉnh là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, và sự phát triển của quốc gia trở thành nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây trên mạng xã hội lại xuất hiện những thông tin xuyên tạc về sáp nhập tỉnh.

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”
Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới
Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.
Xem thêm
Phiên bản di động