Minh Chuyên - người có duyên với sách giáo khoa Ngữ văn

... Tôi phải nêu khá chi tiết “con đường” của một tác phẩm ngoài nhà trường vào trong sách giáo khoa như thế nào để bạn đọc có thêm thông tin cần thiết.
Và cũng để nói rằng, những tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên từ ngoài nhà trường đã bước vào sách giáo khoa Ngữ văn - Tiếng Việt là một dấu mốc lớn, bắt đầu một giai đoạn mới: Tác phẩm sống lại và nhân lên trong lòng hàng triệu học trò. Hội đồng Quốc gia sách giáo khoa (Bộ Cánh Diều) đã chọn 3 tác phẩm văn học của nhà văn Minh Chuyên gồm: Truyện kí “Vào chùa gặp lại” vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Truyện kí “Chuyện ông Hoàng Cầm” vào sách văn bản đọc hiểu, Ngữ văn 11 và bút kí “Bác học của ruộng đồng”, trích vào sách Tiếng Việt lớp 4. Điều giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa ấy không phải nhà văn nào cũng có được. Âu cũng là cái duyên của Minh Chuyên với sách giáo khoa trong nhà trường.

Nhân tác phẩm “Vào chùa gặp lại” được chọn vào sách Ngữ văn 11 (bộ Cánh Diều), tôi nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, từ lần làm chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông năm 2000 (do GS Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên), chúng tôi đã định chọn tác phẩm Người không cô đơn của Minh Chuyên vào chương trình... Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân, cuối cùng tác phẩm ấy vẫn không có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn 12.

Gần 20 năm sau, khi xây dựng chương trình Ngữ văn 2018, tôi được chỉ định làm Tổng chủ biên trong việc thiết kế chương trình Ngữ văn mới. Khi ấy chúng tôi lại nghĩ đến Minh Chuyên. Vấn đề không phải là sửa chữa cho việc làm chương trình lần trước, mà là xuất phát từ yêu cầu mới. Chương trình Ngữ văn 2018 đòi hỏi dạy học đọc hiểu theo thể loại. Với lớp 11 cần có tác phẩm để dạy cách đọc thể loại truyện kí. Ngoài ra tác phẩm ấy còn phải phản ánh được thành tựu văn học thời kì đổi mới, văn học thời hậu chiến, các tác phẩm viết về những cảnh ngộ xót đau, bi kịch; những số phận éo le, oan trái; những di họa khủng khiếp của chiến tranh... để giáo dục và nhắc nhở thế hệ trẻ. Với yêu cầu ấy, nhà văn nào có thể đáp ứng được? Đầu tiên chúng tôi đã nghĩ đến Minh Chuyên với hàng loạt tác phẩm kí và truyện kí sinh động, đầy ám ảnh. Tôi đã lần lượt đọc các tác phẩm của anh, từ “Thủ tục để làm người còn sống”(1988) làm xôn xao dư luận cả nước; đến “Người không cô đơn”, “Nước mắt làng”, “Vào chùa gặp lại”, “Đứa con màu da thú”, “Cha con người lính”…

Nhà văn Minh Chuyên.
Nhà văn Minh Chuyên.

Ban đầu, chúng tôi định chọn tác phẩm Thủ tục làm người còn sống, viết về anh thương binh Trần Quyết Định, chịu bao cảnh cực kì bi đát. Từ một liệt sĩ trở về, phải mất bao năm tháng, công sức để chạy thủ tục làm người còn sống... Sau đó, đọc lại nhiều tác phẩm khác của Minh Chuyên, tác phẩm nào cũng nêu lên một thực trạng khủng khiếp, nhiều cảnh, nhiều chi tiết rùng rợn... Chuyện đều xúc động nhưng khó đưa vào sách giáo khoa để tránh những ý kiến cực đoan cho rằng sách giáo khoa toàn cảnh bi đát, u ám, nặng nề... Cuối cùng chúng tôi chọn “Vào chùa gặp lại” - một câu chuyện xúc động, vừa nói lên một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ những hi sinh mất mát của người lính, vừa thể hiện rõ những đặc điểm của thể loại truyện kí.

Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học. Truyện kí phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi những người anh hùng, người thật, việc thật,... Những tác phẩm như “Sống như anh” của Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út Tịch,... là những truyện kí tiêu biểu của thời kì chống Mỹ, cứu nước.

Truyện kí có sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu, một mặt chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,... mặt khác sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan, vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả. Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên là một truyện kí như vậy.

“Vào chùa gặp lại” là những trang viết về: Sư thầy Đàm Thân vốn là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội.

Người kể câu chuyện là nhà văn Minh Chuyên, người đã từng “qua gần chục ngôi chùa”, rồi dừng lại một ngày để đến chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - ngôi chùa có sư Đàm Thân. Đến đây, anh phải thốt lên: “Tôi thật không ngờ, Thân vừa tu hành, vừa nhận nuôi dưỡng những đứa trẻ tàn tật, con của những người đồng đội bị nhiễm chất độc da cam, bố mẹ đều đã chết. Người quân y mà tôi gặp ở Binh trạm 31 hơn 20 năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi... Đàm Thân vừa đi giám định nâng loại thương tật về. Cùng đến thăm chùa, tôi mời cả chị Vũ Thị Bích có một thời sống với nhà sư ở Trường Sơn”.

Đoạn văn kể vừa nêu đã nói lên tính hiện thực của câu chuyện, một đặc điểm nổi bật của tất cả các thể loại thuộc tác phẩm kí. Nhưng “Vào chùa gặp lại” không chỉ là bài kí ghi lại chuyện người thực, việc thực mà nó còn là truyện, tức có vai trò của nhà văn trong việc hư cấu, tưởng tượng (the fiction). Yếu tố hư cấu ở đây là sự lựa chọn chi tiết, cách sắp xếp câu chuyện và những chi tiết do nhà văn tưởng tượng, bổ sung, dàn dựng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, nhân vật và sự việc có hồn mà vẫn đúng bản chất.

Câu chuyện tình yêu giữa Nguyễn Hồng Quân và Lương Thị Thân được nhà văn khéo léo để Đàm Thân kể lại với chị Bích người đã từng sống với Thân ở chiến trường. Để những người trong cuộc tự kể lại làm tăng tính thuyết phục. Cách sắp xếp và lựa chọn chi tiết, cách kể của tác giả khiến người đọc tin có một thời chiến tranh khốc liệt như thế. Một thời đạn bom, hai người yêu nhau cùng ra mặt trận, mỗi người một nơi, cả hai bị thương nặng và đều sống sót trở về... Nhưng cả hai đều nghe tin và nghĩ người yêu mình đã hi sinh, mãi mãi không trở lại. Và mỗi người đi một hướng tiếp tục cuộc sống sau chiến tranh... Bản thân câu chuyện ấy đã là một tác phẩm nghệ thuật, vừa thực và vừa mang tính hư cấu.

Nhưng “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên không chỉ có thế, không dừng lại đơn giản thế. Từ chất liệu sự thực ấy, nhà văn đã hình dung, tưởng tượng và dựng lên một màn diễn có “cao trào”, đầy kịch tính. Người con gái trở thành nhà sư ngày ngày tụng kinh gõ mõ và làm việc thiện cứu đời. Rồi bỗng một đêm, thật bất ngờ người con trai trở lại chùa tìm người yêu sau khi biết người ấy vẫn còn sống. Quân trở lại tìm đến Thân trong một đêm như một giấc mơ. Cuộc gặp lại đầy bất ngờ và xúc động. Những tưởng họ tìm lại được hạnh phúc đã mất, nhưng rồi người đọc lại hẫng hụt chấp nhận nỗi đau của hai người: Thân từ chối trở về cùng người yêu. Lí do ban đầu để Thân từ chối là cô đã trở thành người của nhà Phật, đã theo đạo Phật... nhưng lí do thực chất mới tạo nên sự đau đớn, phẫn uất trong lòng người đọc: “Đó là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được”.

Người đọc chưa hết bất ngờ, chưa hết đau về sự mất mát mà Thân phải chịu thì lại chuyển sang một bất ngờ khác, một nỗi đau khác. Thân gặp lại Quân ở một ngôi chùa. Quân cũng đi tu, đi tu vì Quân cũng bị nhiễm chất độc đi-ô-xin ngày còn ở núi Bà Đen. “Khi về quê nhìn thấy cảnh “tật nguyền quái dị” của những đứa con người đồng đội cùng bị nhiễm độc như anh”. Khi Thân từ chối, ra về, “anh quyết không xây dựng tổ ấm gia đình nữa, vì biết mình cũng sẽ gây đau khổ cho vợ con như bạn mình”.

Một câu chuyện mà bản thân cốt truyện đã mang cả tính hiện thực và hư cấu; với nội dung vừa nhân văn cao cả, vừa giàu tính hiện thực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc... lại được một nhà văn có nhiều kinh nghiệm trong mảng đề tài hậu chiến tranh chấp bút, tác phẩm ấy đã có đầy đủ tư cách để dạy trong nhà trường về thể loại truyện kí theo yêu cầu của Chương trình. Cũng cần nói thêm, thể loại này ở thời kì đổi mới không có nhiều tác phẩm thành công.

*

* *

Chọn bối cảnh nhà chùa, thanh tao, yên tĩnh, để nhà sư kể lại câu chuyện của chính mình... lời văn trong “Vào chùa gặp lại” cứ thủ thỉ tâm tình như những lời tụng kinh vang lên nhẹ nhàng mà sâu lắng. Kể rất êm đềm về những tháng ngày dữ dội; những ngày tháng gian khổ không chỉ ở chiến trường mà ngay cả khi đã vào chùa, khi đã trở thành “sư bác, “sư thầy”; khi trở thành sư trụ trì vẫn thế. Vẫn “ngày ngày làm việc cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ đến tận sao khuya, ngoài đọc kinh, hành đạo còn phải “xắn tay” xốc vác những công việc của người đời”.

Thông điệp nhân văn từ truyện kí “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên vang lên từ chính nội dung câu chuyện - chuyện về “những con người con gái con trai - đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép” (thơ Nam Hà); chuyện của một thời đạn bom và khói lửa chiến tranh với biết bao hi sinh, mất mát. Những người lính không chỉ ngã xuống chiến trường mà ngay khi còn sống sót trở về cũng mang trên mình đầy những vết thương, cả thể xác lẫn tinh thần; nhức nhối hơn cả là nỗi đau về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Thế hệ trẻ cần biết, hiểu và ghi nhớ về một thời chiến tranh như thế, có những con người như thế... để sống cho xứng đáng với lớp cha anh đã từng hiến dâng tuổi trẻ một thời.

Với “Vào chùa gặp lại”, nhà văn Minh Chuyên đã dành hết tình cảm trân trọng, yêu thương, mến phục của anh đối với những con người như thế. Tình cảm, thái độ ấy thể hiện ở hành động đi đến tận nơi, gặp gỡ từng người, tìm hiểu cặn kẽ mọi sự... và hiển hiện ra trong từng lời văn, trang viết. Hầu hết câu chuyện được kể một cách khách quan theo lời người trong cuộc, nhà văn khéo léo ẩn mình, bộc lộ thái độ và tình cảm một cách gián tiếp... nhưng rồi cuối truyện cũng không kìm nén được tình cảm trân trọng ấy. Câu văn kết thúc văn bản đã thể hiện rõ điều đó: “Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau cánh cửa Tam bảo, tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người”.

*

* *

Tôi luôn cho rằng, nhà trường có một vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra một công chúng văn học có văn hóa, một lớp người đọc có trình độ, hiểu biết. Không nơi nào có điều kiện và cơ hội trang bị những tri thức cơ bản để hiểu văn học và thực hiện sứ mệnh giáo dục cho một công chúng đông đảo như nhà trường phổ thông.

Walt Whitman từng nói: “Để có những nhà thơ lớn, cần phải có những độc giả lớn”. Sự tương tác giữa bạn đọc, tác phẩm và nhà văn là một trong những yếu tố quyết định tạo nên tầm vóc và diện mạo của một nền văn học. Ai viết và viết cho ai? Ai đọc và đọc ai? Đó luôn là những câu hỏi của mọi thời.

Khi một tác phẩm vào sách giáo khoa, câu trả lời ai đọc, ai học đã rất rõ: Hàng triệu người đọc, và học trong hàng chục năm. Câu hỏi ai đọc trở nên rất quan trọng. Tác phẩm đưa vào sách giáo khoa sẽ có tác động rất lớn đến nhiều phương diện và yêu cầu giáo dục. Cái tốt, điều hay sẽ được cất cánh, nâng cao, trải rộng đến nhiều nơi, qua nhiều năm tháng liên tục...

Bắt đầu từ tháng 9/2023, học sinh lớp 11 sẽ học sách này, sẽ được đọc truyện kí “Vào chùa gặp lại”. Hi vọng việc lựa chọn tác phẩm này của nhà văn Minh Chuyên vào sách Ngữ văn11 (bộ Cánh Diều) sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho giáo dục văn học trong nhà trường.

PGS -TS Đỗ Ngọc Thống
Chủ biên chương trình Ngữ văn 2018, Đồng Tổng chủ biên sách Ngữ văn cấp THPT Bộ Cánh Diều.

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông (Trung tâm CEDC) phối hợp cùng chùa Kỳ Quang 2 tổ chức họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024.
Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lí thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Hãy dạy học bằng tình yêu, bạn sẽ nhận lại bằng tình yêu

Hãy dạy học bằng tình yêu, bạn sẽ nhận lại bằng tình yêu

Năm nay nhân kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) các thầy giáo, cô giáo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa như được tiếp thêm sức mạnh. Niềm vui bên những bó hoa tươi thắm là những thành tích suất sắc trong công tác giảng dạy, học tập. Trong thành tích tập thể tại trung tâm có sự đồng hành nhiệt huyết của cô Lê Thị Minh, giáo viên dạy môn Toán mẫu mực hết lòng vì học sinh, sự dìu dắt và nỗ lực của bản thân trong năm học 2022-2023 kì thi học sinh gỏi (HSG) môn Toán cấp tỉnh cô Minh đã có 2 HS đạt giải Nhì. Trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán xếp thứ nhất toàn tỉnh khối GDTX. Năm học 2023-2024 trong kì thi HSG cấp tỉnh, cô Minh lại tiếp tục có 3 HS đạt giải Nhất-Nhì-Ba và trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Toán lại tiếp tục xếp thứ nhất toàn tỉnh khối GDTX.

Tin khác

Trường THPT Hậu Lộc 1 kỷ niệm 60 năm thành lập

Trường THPT Hậu Lộc 1 kỷ niệm 60 năm thành lập
Sáng 17/11, Trường THPT Hậu Lộc 1, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập. Từ sáng sớm, không khí chào mừng ngày thành lập trường đã rộn ràng ở ngôi trường có bề dày 6 thập kỷ.

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn
Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.

60 năm xây dựng và phát triển

60 năm xây dựng và phát triển
Sáng 10/11, Trường THPT Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập, xây dựng và phát triển. Nhiều thế hệ giáo viên, học sinh khắp mọi miền tổ quốc về tham dự và ôn lại truyền thống nhà trường.

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh
Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).

Thống kê - Những con số biết nói

Thống kê - Những con số biết nói
Trường THCS Hoàng Diệu (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) vừa tổ chức Chuyên đề môn Toán cấp thành phố với chủ đề: “Thống kê - Những con số biết nói”.

Ngành Giáo dục và Đào tạo TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Điểm sáng thi đua toàn diện

Ngành Giáo dục và Đào tạo TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Điểm sáng thi đua toàn diện
Kế tiếp thành quả năm học 2023- 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Vĩnh Yên phấn chấn bước vào năm học 2024- 2025 với niềm vui mới, quyết tâm mới…

Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"

Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/ Người ta bảo là nghề trong sạch nhất/ Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”; Đó là nghề dạy học của cô giáo Nguyễn Thùy Linh, giáo viên âm nhạc Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Để trẻ tự giác học tập tại nhà

Để trẻ tự giác học tập tại nhà
Khi bước vào độ tuổi đi học, việc tạo thói quen tự giác học tập tại nhà cho trẻ rất quan trọng và là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia giáo dục, thói quen tự học là một yếu tố quan trọng để trẻ chủ động tích lũy kiến thức cho tương lai...

Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á
Trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đại học Công nghệ Đông Á, với sứ mệnh đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn những kỹ năng thiết yếu cho sự thành công trong tương lai, đã triển khai một loạt các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm một cách toàn diện. Bài viết này sẽ phân tích cách thức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án và sự kiện tại trường góp phần nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.

THACO đồng hành 8 năm liên tiếp cùng chương trình Đường lên đỉnh Olympia

THACO đồng hành 8 năm liên tiếp cùng chương trình Đường lên đỉnh Olympia
Tại Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2024, Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương đã trao vòng nguyệt quế danh giá và giải thưởng trị giá 50.000 USD cho quán quân Võ Quang Phú Đức.

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết
Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường.

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 5/10, Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024
Ngày 27/9/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2023 - 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên của Nhà trường nhằm khuyến khích niềm say mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ nghiên cứu, giảng viên Nhà trường, thúc đẩy phát triển toàn diện hoạt động Khoa học và Công nghệ của Nhà trường.

Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) và công ty thành viên Popplife thông qua quỹ học bổng ROX Share đã trao 15 suất học bổng cho các tân sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay trong Lễ Khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Thư viện Tâm Bình “tiếp bước” năm học mới cho trẻ em vùng cao

Thư viện Tâm Bình “tiếp bước” năm học mới cho trẻ em vùng cao
Đầu năm học mới, niềm vui của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Xín Cái được nhân lên khi thư viện mới chính thức hoạt động. Đây là món quà ý nghĩa từ Công ty Dược phẩm Tâm Bình, giúp các em mở rộng kho tàng tri thức để học tập tốt hơn, vươn lên trong cuộc sống...
Xem thêm
Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động