Giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành: Bộ GD&ĐT không nhất thiết biên soạn sách giáo khoa cho tất cả các môn học
Giáo dục 02/11/2023 16:37
Toàn cảnh phiên làm việc chiều 1/11 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội |
Giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An đã phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận chiều 1/11 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành, phát biểu tranh luận tại phiên thảo luận chiều 1/11 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội |
Theo Giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai đến nay có thể nói là thành công, đi theo xu hướng phát triển nền giáo dục khai phóng. Trao đổi quan điểm về việc liệu Bộ GD&ĐT có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không, vị đại biểu đoàn Nghệ An cho rằng, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 122, trong đó nêu rõ: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách Nhà nước của môn học đó”. Luật Giá (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 cũng đã đưa sách giáo khoa vào danh mục quản lý giá.
Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An trao đổi bên lề phiên thảo luận chiều 1/11 trong chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV |
Đặc biệt, Giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thực hiện đến năm học 2024-2025 là hết chu trình đầu tiên. Như vậy, chỉ còn 1 năm học nữa để Bộ GD&ĐT tập trung phê duyệt, thẩm định bộ sách giáo khoa các năm học lớp 9 và 12 đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.
Giáo sư, tiến sĩ Thái Văn Thành cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT không nên tham gia biên soạn sách giáo khoa cho tất cả các môn học, mà chỉ với một số môn học đặc thù, Bộ mới cần giữ vai trò chủ đạo. “Các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ không nhất thiết Bộ GD&ĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa vì đây là các môn học tri thức, chân lý của nhân loại”, đại biểu nêu quan điểm.
Thay vào đó, Bộ GD&ĐT có thể cân nhắc biên soạn một số môn học khoa học xã hội để đảm bảo giữ vai trò chủ đạo của Bộ trong việc định hướng giá trị lý tưởng, đạo đức cách mạng cho học sinh; đồng thời biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc và sách cho học sinh khiếm thị để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ các ý kiến của đại biểu Quốc hội Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 01/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội ... |
Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Ngày 1/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới ... |
Ngày 2/11, Quốc hội thảo luận về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 2/11 Quốc hội họp toàn thể tại hội trường đánh giá giữa nhiệm ... |