Mấy ý kiến về đại biểu Quốc hội chuyên trách

Trong chương trình của kì họp thứ 9, chiều 9/6, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận về Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), trong đó có nội dung tăng số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách lên ít nhất 40% tổng số đại biểu; đồng thời lâu nay cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội nên có những đại biểu là chuyên gia ở các lĩnh vực sau khi quá tuổi lãnh đạo, quản lí ở các bộ, ngành tiếp tục được cơ cấu bầu làm ĐBQH để phát huy kinh nghiệm, tận dụng trí tuệ đóng góp vào việc làm luật, xây dựng chính sách, giám sát…

Quá trình theo dõi hoạt động của Quốc hội nhiều năm, xin có mấy ý kiến luận bàn.

Theo Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội được hợp thành bởi các ĐBQH do cử tri cả nước bầu ra cho mỗi nhiệm kì. Có thể khẳng định rằng, nhân vật trung tâm của Quốc hội chính là các ĐBQH và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được chính các ĐBQH quyết định.

ĐBQH chuyên trách - họ là ai?

Thuật ngữ “ĐBQH hoạt động chuyên trách”, “ĐBQH chuyên trách” hay “Đại biểu chuyên trách” hiện được sử dụng khá phổ biến trong sinh hoạt của Quốc hội. Dù với tên gọi như thế nào thì về bản chất đó là các ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách; có nghĩa là các ĐBQH này dành toàn bộ thời gian làm việc của mình cho hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đoàn ĐBQH mà họ là thành viên. Thuật ngữ ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách xuất hiện từ nhiệm kì Quốc hội khóa VIII, cụ thể là kì họp thứ 11 thông qua Luật tổ chức Quốc hội. Theo đó, điều 37 quy định: “Trong số các ĐBQH, có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Số lượng ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định”.

4045 dbqh
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Quyền phát biểu tại tổ: Nhất trí cần tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Từ chủ trương đó, khóa XI đã chủ động cơ cấu trước bầu cử và bố trí ĐBQH hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH được 119 người (gần 25%). Các nhiệm kì tiếp theo, số lượng đại biểu chuyên trách tăng dần lên, đến khóa XIV là hơn 35% trong tổng số ĐBQH.

Có thể thấy, điểm giống nhau cơ bản nhất giữa ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách và ĐBQH hoạt động không chuyên trách, đó là họ đều là ĐBQH, được cử tri bầu ra thông qua bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, có những quyền và nghĩa vụ của một ĐBQH mà Hiến pháp, pháp luật đã trao cho họ.

Điều khác nhau giữa hai hình thức ở chỗ, đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách được dành toàn bộ thời gian làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ ĐBQH; còn ĐBQH hoạt động theo chế độ không chuyên trách được dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc cho việc thực hiện nhiệm vụ ĐBQH. Một điểm khác rất quan trọng nữa là việc bố trí các chức danh đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách đã tiệm cận đến tính chuyên nghiệp, tính đến năng lực hoạt động chính trị và khả năng chuyên môn. Theo đó, đại biểu hoạt động theo chế độ chuyên trách ở Trung ương được bố trí cho các chức danh lãnh đạo Quốc hội, thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; ở địa phương, mỗi Đoàn ĐBQH cũng có thể bố trí từ 1 đến 2 ĐBQH làm việc theo chế độ chuyên trách, thông thường giữ chức vụ Phó trưởng Đoàn ĐBQH.

Có thể nói, sự ra đời đội ngũ ĐBQH chuyên trách là phù hợp với thể chế chính trị nước ta. Đó là một nhu cầu khách quan, tự thân và đòi hỏi không chỉ từ phía Quốc hội mà còn của cả xã hội, là nhu cầu của sự phát triển, kết quả của công cuộc đổi mới đất nước. Việc khẳng định bằng luật về vị trí, vai trò của ĐBQH chuyên trách là một bước tiến quan trọng về mặt nhận thức, góp phần quyết định vào việc chuyển Quốc hội từ hoạt động hình thức sang hoạt động thực chất.

Những vấn đề đặt ra

Với gần 6 nhiệm kì, từ khóa IX đến khóa XIV có thể khẳng định rằng, việc quy định và thực hiện chủ trương trong số các ĐBQH có đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách là hoàn toàn phù hợp với thể chế chính trị nước ta, tiệm cận dần đến hình thức chuyên nghiệp trong hoạt động của ĐBQH, của các cơ quan Quốc hội và cả Quốc hội.

Tuy nhiên, từ thực tiễn lựa chọn, cơ cấu, bố trí và hoạt động của ĐBQH chuyên trách mấy nhiệm kì qua cho thấy đang còn một số vấn đề đặt ra cần được quan tâm, bàn bạc kĩ.

Thứ nhất, trong hệ thống chính trị nước ta, ĐBQH hoạt động theo chế độ chuyên trách đều thuộc đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức được một cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị giới thiệu ra ứng cử ĐBQH, dự kiến tham gia cơ quan, giữ vị trí nào trong Quốc hội. Một trong số các yêu cầu chính là độ tuổi công tác, độ tuổi bổ nhiệm. Đây cũng là vấn đề cần được xử lí, bởi vì trong không ít trường hợp không thể bố trí tiếp tục tái cử, mặc dù đang ở độ chín của vị trí công tác mà đại biểu đó đang đảm nhiệm.

Thứ hai, thực tiễn mấy nhiệm kì vừa qua cho thấy, nguồn các ứng cử viên làm ĐBQH chuyên trách luôn được định hướng từ tương đương cấp vụ trưởng trở lên đối với đại biểu hoạt động ở Trung ương, hoặc là cấp ủy viên của Đảng bộ cấp tỉnh hoặc tương đương giám đốc sở đối với đại biểu hoạt động ở địa phương. Như thế, một mặt chúng ta đã khoanh vùng đối tượng lựa chọn chủ yếu trong khu vực công, khu vực nhà nước; tạo nên sự bất bình đẳng giữa các khu vực công - tư, và dường như không hoàn toàn phù hợp với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực của sự phát triển.

Các vấn đề trên đây cần được các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để có giải pháp căn cơ từ thể chế bầu cử, lựa chọn, tạo nguồn, cũng như các chế độ bảo đảm cho ĐBQH chuyên trách hoạt động có hiệu quả.

Thanh Tâm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.
Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.
Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Tin khác

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động