Lưu giữ truyền thống từ ý thức cộng đồng

Đến làng cổ gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội những ngày tháng Giêng, tháng Hai âm lịch, khách sẽ bắt gặp một không khí lễ hội trang nghiêm cùng nhiều hoạt động văn hóa, tinh thần náo nức.
Những ngày này, hơn 4.000 nhân khẩu với trên 700 hộ sống ở 5 xóm, thành kính dâng lên Thành Hoàng làng và Tổ tiên đã dày công khai phá lập nên làng nghề, tạo dựng cuộc sống no ấm đủ đầy cho con cháu.

Sử sách còn ghi, năm 1010, khi Vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, có một bộ phận dân làng Bồ Bát (xưa là tổng Bạch Bát, nay là xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) vốn có nghề gốm sứ xin được đi theo tìm nơi đất mới. Đến khu vực bãi bồi bên bờ sông Hồng, thấy có nhiều đất sét trắng là nguyên liệu chủ yếu để làm gốm sứ, dân làng quyết định ở lại định cư và lập ra phường gốm gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất sét trắng), sau một thời gian đổi lại tên là Bát Tràng. Chữ “Bát” Hán tự gồm hai bộ tạo thành, là bộ “Kim” (vàng) ví với sự giàu có và bộ “Bản” có nghĩa là “cội nguồn”, hàm ý khuyên con cháu dù có làm gì, giàu có đến đâu cũng không được quên tổ tiên gốc gác. Chữ “Tràng” có nghĩa là dài rộng, to lớn, hàm ý sự giàu có, thịnh vượng sẽ còn mãi. Năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm làng Bát Tràng cổ và làng Giang Cao.

Lưu giữ truyền thống từ ý thức cộng đồng

Ông Hà Văn Lâm, Trưởng làng cho biết, hiện Bát Tràng có khoảng 80% dân số làm nghề gốm sứ, số còn lại làm những nghề khác, số hộ làm nghề nông không đáng kể. Tuy là nghề nặng nhọc, độc hại nhưng con cháu đời này nối tiếp đời kia vẫn truyền nhau để được thỏa trí sáng tạo, hướng về cái đẹp. Theo Nghệ nhân Đăng Thành Nguyễn Đức Lợi, người viết thư pháp trên gốm sứ Bát Tràng, sản phẩm gốm sứ ví như một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ, trong đó có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Sự hình thành, ra đời một sản phẩm được xem như sự vận hành kĩ lưỡng đem đến sự hanh thông của ngũ hành. Sự hanh thông đó nằm trong quá trình lao động sáng tạo với quy trình kĩ thuật chuẩn xác và nghiêm ngặt. Có như vậy mới có thể tạo ra được sản phẩm ưng ý, thể hiện được tính hoàn mĩ.

Công đoạn chế biến nguyên liệu gồm 4 bước, qua 4 bể là bể đánh (đánh tơi đất sét thô và ngâm khoảng 3 - 4 tháng để đất “chín” nhuyễn, chín đều, tạo thành hỗn hợp lỏng) rồi chuyển xuống bể lắng. Bể lắng hoặc còn gọi bể lọc (để đất sét lắng xuống, lọc bỏ tạp chất hữu cơ nổi lên). Bể phơi (chuyển đất sét đã lọc kĩ sang phơi khoảng 3 ngày). Bể ủ (sau 3 ngày phơi, nguyên liệu chuyển sang bể ủ để khử ô-xýt sắt và các tạp chất khác bằng phương pháp lên men, thời gian ủ càng lâu càng tốt). Trong quá trình xử lí nguyên liệu, tùy theo từng loại sản phẩm mà pha thêm một tỉ lệ cao lanh phù hợp. Công đoạn tạo dáng sản phẩm phải làm thủ công theo lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay. Sau đó đến công đoạn phơi sống và sửa hàng mộc, cuối cùng là tráng men, sửa men, vẽ hoa trang trí cho từng sản phẩm, xếp vào lò nung. Trước đây, cả làng có khoảng 600 lò nung đốt bằng than củi thì nay chỉ phải dùng trên 300 lò nung đốt bằng khí ga vẫn sản xuất được số lượng sản phẩm tương ứng. Vì thế mà lượng khí thải gây ô nhiễm giảm đi rất nhiều, môi trường làng nghề ngày càng xanh sạch hơn…

Du khách nước ngoài trải nghiệm nghề làm gốm Bát Tràng
Du khách nước ngoài trải nghiệm nghề làm gốm Bát Tràng

Đình làng xây dựng từ năm 1625, sau đình có Văn chỉ thờ Đức Khổng Tử, treo bảng vàng vinh danh một vị trạng nguyên và tám vị tiến sĩ. Đây là niềm tự hào của dân làng về truyền thống khoa bảng, được lưu truyền, phát huy suốt hơn nghìn năm nhờ ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn bản sắc hồn làng từ đời này qua đời khác.

Từ khi lập Bạch Thổ phường đến nay, xã Bát Tràng có hơn 1.000 năm ổn định và không ngừng phát triển, tạo nên một dòng gốm sứ riêng biệt có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Ngày nay, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ có mặt trong các gia đình, tại các nhà hàng, khách sạn trong nước mà xuất khẩu ra nước ngoài, mở ra một hướng sản xuất, kinh doanh mới, làm giàu cho người dân làng xã.

Khúc Văn Quý

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên cộng sản theo lời dạy của Lênin

Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10/10/1920), Lênin đã đến dự và đọc bài viết: “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên”…
Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...
Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.
Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...

Tin khác

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên
Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ (gọi tắ là Nghị định 168), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đang tạo ra hiệu quả tích cực về TTATGT. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra luận điệu xuyên tạc quy kết việc thực hiện Nghị định 168…

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về quyền con người giữa Australia và Việt Nam giai đoạn 2023-2026, từ ngày 22/11 - 1/12/2024, chúng tôi đã tham gia Đoàn công tác nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia.

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời (1907-1988), hơn 60 năm hoạt động cách mạng (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ
Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng
Cứ Tết đến là Xuân về, theo lẽ tự nhiên từ ngàn xưa trên đất nước Việt Nam ta. Tết này, cả dân tộc mừng đón năm Ất Tỵ 2025 trong không khí tưng bừng bước vào kỉ nguyên mới. Cũng vào dịp đón Tết, mừng Xuân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hân hoan hướng về các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2)...

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân
Trong Di chúc, Bác căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”...

Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội

Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội
Công tác xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”...
Xem thêm
Phiên bản di động