Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng

Làng Ngư Thôn- Đại Bản thuộc xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích trên 182 ha, với số dân là 1.882 nhân khẩu. Làng Ngưa Thôn – Đại Bản là một vùng quê chiêm trũng, nhân dân đa phần sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy. Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân trong làng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng quê văn minh giàu đẹp.
Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Cổng làng gắn với ký ước của mỗi người dân

Cách đây 5 năm tính về trước, làng Ngư Thôn và làng Đại Bản là hai làng tách biệt có bề dày lịch sử hơn 300 năm, có truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự lực tự cường, hai làng có chung một truyền thống lâu đời đó là thể hiện tinh thần đoàn kết đấu tranh che chở cho nhau khi khó khăn hoạn nạn, lúc thiên tai, bão lũ con em trong làng công tác, chiến đấu chống xâm lược bảo vệ tổ quốc không ngại hi sinh gian khổ đều hoàn thành nhiệm vụ mà tổ quốc và nhân dân giao cho, tinh thần đoàn kết thống nhất giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn cũng như khi khó khăn, một nhà có vui, buồn cả làng đến chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Những con đường đã đổ bê tông hiện đại nhưng vẫn hiện diện những cây cổ thụ cổ kính

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW và thực hiện giảm số lượng thôn, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BNV và Thông tư số 14/2018/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Theo đó, đã quy định cụ thể về quy mô số hộ gia đình đối với các thôn, tổ dân phố theo vùng, miền phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư; quy định về việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố không đủ tiêu chuẩn.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Nhà văn hóa thôn là nơi người dân hội họp và sinh hoạt văn hóa, thể thao

Với chủ trương trên, ngày 26/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định sát nhập hai làng Ngư Thôn và Làng Đại Bản thành một làng và được đặt tên là làng Ngư Thôn - Đại Bản và lấy ngày 26/10 hàng năm là ngày thành lập làng. Ngay thời điểm ban đầu mới sáp nhập còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhưng về cơ bản cả hai làng cùng có phong tục tập quán, truyền thống tương đồng giống nhau, khu dân cư liền kề, nhân dân đoàn kết không phân biệt nên việc hòa nhập của nhân dân hai làng sớm đi vào sinh hoạt ổn định và phát triển. Có được thành quả trên còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy- UBND - UB MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong xã; đặc biệt là sự quyết tâm chỉ đạo của Chi ủy Chi bộ, sự đồng thuận đồng lòng, đoàn kết của nhân dân trong làng vì vậy trong 5 năm qua cán bộ và nhân dân làng Ngư Thôn- Đại Bản đã không ngừng phấn đấu đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Nhiều thành tích đạt được cán bộ và nhân dân thôn Ngưa Thôn- Đại Bản vui mừng long trọng tổ chức lễ kỹ niệm 5 năm ngày sáp nhập làng

Với tinh thần chung tay đoàn kết cán bộ và nhân dân thôn Ngưa Thôn- Đại Bản đã đồng lòng thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong nông nghiệp đã vận dụng sáng tạo chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, gieo cấy lúa đúng thời vụ, bố trí thời vụ trên từng loại đất, tùng xứ đồng, tăng cường công tác kiển tra, dự báo tình hình sâu bệnh tuyên truyền khuyến cáo cho nhân dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phun phòng có hiệu quả, hàng năm làm tốt công tác giao thông thủy lợi, tu bổ nạo vét kênh mương, xây dựng cầu cống đảm bảo tưới tiêu cho nhân dân gieo cấy thuận lợi trên diện tích hàng năm là 270 ha. Do có sự chỉ đạo linh hoạt trong sản xuất nông nghiệp nên năng suất và chất lượng cây trồng tăng cao, trong năm sản lượng lương thực đạt 2.100 tấn( tính cả hai vụ), bình quân lương thực đầu người 815kg/người/năm. Thôn còn xây dựng vùng rau an toàn 6 ha, giá trị thu nhập ước đạt 75,5 triệu đồng/ha.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Trong sản xuất nông nghiệp cây rau mầu được nhân dân đẩy mạnh canh tác

Ngoài mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nhân dân trong thôn còn chuyển đổi cơ giới hóa vào sản xuất, từ đó đã làm giảm sức lao động, đồng thời tận dụng tối đa thời gian chi phí sản xuất tăng năng suất lao động tạo niềm tin động lực để nhân dân thi đua lao động sản xuất đạt kết quả cao.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Phát triển nghề đan lát ở các hộ dân

Song song với chuyển đổi cây trồng thì chăn nuôi luôn là nghành mũi nhọn để phát huy kinh tế hộ gia đình, trong những năm qua thôn đã áp dụng KHKT vào chăn nuôi theo hướng tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa, đồng thời luôn đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Hiện nay trong thôn còn có 12,5 ha mặt nước ao hồ được các hộ nuôi cá thịt, cá giống mang lại thu nhập cao.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Trong thôn có nhiều hộ kinh doanh nghề mộc

Hiện nay nhân dân trong thôn đang tích cực đầu tư phát triển đa dạng hóa các nghành nghề dịch vụ, mở mang nghề phụ tiếp cận thị trường tạo việc làm tăng thu nhập, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tính đến nay, trong thôn có 12 hộ có máy xay xát; 11 hộ làm miến gạo; 19 hộ làm nghề buôn bán sản phẩm Nông nghiệp; 9 tổ thợ xây; 5 xưởng sản xuất đồ gỗ; 12 hộ kinh doanh ô tô vận tải; 7 hộ ươm cây giống. Trong thôn có 27 máy làm đất các loại, có 2 máy công suất lớn, 4 máy gặt và nhiều xe đầu kéo; có 16 hộ kinh doanh các loại hình dịch vụ; 22 điểm bán buôn bán lẻ. Dịch vụ luôn đa dạng phong phú, đã góp phần phục vụ thiết yếu trong sản xuất, xây dựng và đời sống sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân trong thôn. Tổng số lao động trong độ tuổi là 1.026 lao động, thường xuyên có 21 lao động đang làm việc tại nước ngoài, gần 300 lao động làm ăn xã quê, 316 lao động làm việc tại các công ty, xí nghiệp đây là nguồn lao động mang lại thu nhập lớn trong nhân dân. Tính đến nay hộ giàu trong thôn là 44 hộ; hộ trung bình khá là 364 hộ; hộ cận nghèo còn 7 hộ; hộ nghèo 5 hộ chiếm tỉ lệ 0.6%. Bình quân thu nhập đầu người: 58-60 triệu đồng/người/năm.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Nghề cơ khí cũng được mở rộng giúp nhiều lao động có công ăn việc làm

Trong 5 năm qua, thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bằng sự hỗ trợ của nhà nước và nguồn đóng góp trực tiếp của nhân dân đã tiến hành xây dựng cầu cống, xây dựng giao thông nội đồng, bê tông hóa các tuyết mương tưới tiêu, xây dựng sửa chửa nhà văn hóa thôn, cổng làng, xã hội hóa hệ thống cây xanh bóng mát, mở rộng trục đường làng, nâng cấp xây mới các công trình: công trình phụ, nhà ở giá trị ước đạt hơn 30 tỉ đồng. đối với các khoản thu phương án của nhà nước và tập thể nhân dân đã đóng góp đầy đủ.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa cũng được nhân dân chú trọng, trong thôn các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức và duy trì thường xuyên, các tổ chức đoàn thể quần chúng được duy trì sinh hoạt có nề nếp và phối kết hợp nhịp nhàng trong các đoàn thể và cộng đồng dân cư đang tạo ra thế và lực cho phát triển văn hóa xã hội của làng. Chi ủy, Chi bộ thôn luôn lấy công tác tuyên truyền cổ động làm mấu chốt chủ yếu, tuyên truyền các mục tiêu về chính sách giáo dục, thông tin y tế, dân số KHHGĐ, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh... Thông qua công tác tuyên truyền, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước điều hành của chính quyền địa phương, các nhân tố mới, gương điển hình trong sản xuất, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, những hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội được loại bỏ, những quan điểm của Đảng về đường lối phát triển văn hóa được nhân dân đón nhận tạo ra một làn gió mới trong việc tổ chức văn hóa. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo lãnh đạo của Đảng ủy –UBND xã thống nhất cho thôn thành lập các CLB như: Bóng chuyền hơi, Bóng đá, dân vũ, CLB gia đình văn hóa….Xây dựng nội dung thiết chế sinh hoạt đa dạng phong phú có cơ cấu ban chủ nhiệm, nhân dân đóng góp quỹ phong trào hàng năm ủng hộ thường xuyên và hoạt động văn hóa văn nghệ, thẻ dục thể thao.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Bằng sức đóng góp của nhân dân làng Ngưa Thôn- Đại Bản đã hoàn thiện các trục đường giao thông phục vụ sản xuất và lưu thông

Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng các hình thức trực tiếp trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa việc lồng ghép các phong trào như: xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; nuôi con khỏe dạy con ngoan….đã được tuyên truyền triển khai nghiêm túc, từ việc tuyên truyền có hiệu quả đến nhận thức của nhân dân nên tỉ lệ hộ gia đình văn háo đến nay đạt 97,8%. Thực hiện Nghị quyết số 07 của Đảng bộ huyện về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Việc cưới trong nếp sống mới chỉ tổ chức trong vòng 1 ngày, không còn tình trạng tổ chức ăn uống linh đình chỉ tổ chức trong dòng tộc anh em, gắn với nội dung của chỉ thị số 27 về quy định theo nội dung quy ước và hương ước làng nam, nữ thực hiện cưới đúng độ tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Việc tang được thực hiện nghiêm túc, thành kính, trang nghiêm giao cho Chi hội Người cao tuổi và Ban tang lễ tổ chức, bỏ các thủ tục ăn uống, khóc mướn, đốt vàng mã, bùa ngãi. Các ngày giỗ tết được tổ chức gọn nhẹ với phương châm tiết kiệm, không phô trương mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa. Việc tổ chức Hội làng được nhân dân đồng tình ủng hộ, các nội dung phần lễ hội được tập luyện công phu, chu đáo thể hiện sự nghiêm túc đối với ngày lễ làng, bên cạnh là tổ chức các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Các gia đình trong thôn luôn xem trọng công tác giáo dục thông qua các hoạt động khuyến học, các gia đình chăm lo bảo ban con cháu học tập, phối hợp với các nhà trường và gia đình tạo môi trường thích hợp để con em học tập tiến bộ. Vì vậy tỉ lệ học sinh có thành tích cao trong học tập được tăng lên đáng kể. Duy trì việc trao thưởng khuyến học động viên kịp thời các cháu có thành tích cao trong học tập, nhiều con em trong làng đã thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng. tổ chức cho các cháu thiếu niên nhi đồng vui tết trung thu, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích trong dịp hè.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết chuyên đề của Chi bộ về việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư gắn với xây dựng Nông thôn mới. Các hộ trong thôn mỗi ngày dành một giờ, mỗi tuần dành một ngày để tổng dọn vệ sinh trong khuôn viên hộ gia đình và trong khu dân cư. Trong thôn thực hiện việc thu gom rác thải tập trung theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Tổ an ninh trật tự thực hiện tốt công tác tuần tra bảo vệ, tham mưu hòa giải các vụ việc về tranh chấp, làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở do vậy tình hình ANTT trong thôn luôn ổn định. Địa bàn không có khiếu kiện khiếu nại vượt cấp, các tai tệ nạn được giảm xuống.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ- TDTT được nhân dân trong làng duy trì đều dặn

Hoạt động của các đoàn thể được duy trì đúng chức năng mang lại hiệu quả thiết thực tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên trong các chi hội phát huy khả năng trong lao động sản xuất.

Chi hội Nông dân tập trung tuyên truyền cho hội viên áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh sản xuất, đấu mối với các ngân hàng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế với phương châm “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Chi hội phụ nữ luôn phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện tốt phong trào “ năm không, ba sạch” góp phần vun đắp gia đình truyền thống Việt Nam.

Chi đoàn Thanh niên phát huy vai trò xung kích, phối hợp với Ban Công tác Mặt trận và các tổ chức hội động viên thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. tổ chức các hoạt động phong trào cho thanh, thiếu nhi trong dịp hè, tết…

Chi hội Cựu chiến binh phát huy vai trò, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ “ Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới” quan tâm giúp đỡ hội viên khó khăn, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, quan tâm việc kết nạp hội viên.

Chi hội Người cao tuổi luôn gương mẫu trong sinh hoạt, rèn luyện thể dục thể thao, làm tốt công tác chăm sóc và phát huy người cao tuổi, phát huy tinh thần tuổi cao gương sáng động viên con cháu gia đình tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng Nông thôn mới. với phương châm “Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội”.

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Người dân thôn Ngưa Thôn- Đại Bản vui mừng trong ngày lễ kỷ niệm 5 năm ngày sáp nhập làng

Ông Lê Trạc Lượng, Trưởng thôn cho biết: Có thể khẳng định, sau 5 năm sáp nhập làng với sự nỗ lực phấn đấu vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cán bộ đảng viên và nhân dân trong thôn đã đoàn kết vượt qua khó khăn thách thức để thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, tình hình an ninh thôn xóm luôn ổn định, công tác xây dựng đảng, chính quyền đoàn thể luôn được giữ vững và phát huy mạnh mẽ. Cán bộ và nhân dân trong thôn đoàn kết phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái thi đua lao động sản xuất xóa đói giảm nghèo làm giàu trên chính quê hương, góp phần xây dựng các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao và tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu. Thành quả đạt được trên các lĩnh vực 5 năm qua của làng Ngưa Thôn- Đại Bản sẽ là động lực thúc đẩy để mọi người dân tiếp tục phấn đấu xây dựng và vun đắp cho làng quê ngày càng văn minh hiện đại hơn.

Tân Thành
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.
Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Tin khác

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.
Xem thêm
Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ dôi dư khoảng 3.602 cán bộ, công chức, người lao động.
Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc” có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2025.
Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Phiên bản di động