Kiên quyết bảo vệ cái đúng, phê phán, lên án cái sai

Trong xã hội, một khi những việc làm đúng, những con người tốt mà không được trân trọng thì nền đạo đức của xã hội có biểu hiện xuống dốc...

Một biểu hiện suy thoái về tư tưởng

Một trong nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến những khuyết điểm, yếu kém trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI chỉ ra là: “Một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lí nghiêm minh”. 5 năm sau, khi ban hành Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng ta tiếp tục chỉ ra một trong những nguyên nhân chủ quan khiến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: “Chưa chú trọng lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; đồng thời chỉ rõ 1 trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên là: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”.

Trong xã hội, một khi những việc làm đúng, những con người tốt mà không được trân trọng thì nền đạo đức của xã hội có biểu hiện xuống dốc. Đối với mỗi tập thể, nếu không coi trọng cho những việc làm tích cực, những tấm gương người tốt nảy nở, lan tỏa trong tập thể là vô hình trung làm biến dạng, méo mó các mối quan hệ, làm vẩn đục môi trường văn hóa và tạo ra lực cản đối với sự phát triển.

2836 yg
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân.

Đối với mỗi cấp ủy và tổ chức đảng, nếu những điều hay, lẽ phải không được đề cao, bảo vệ và những việc làm đúng đắn, chuẩn mực của cán bộ, đảng viên không được ghi nhận, khuyến khích thì nội bộ nơi đó đã có biểu hiện lún sâu vào nguy cơ thoái hóa, biến chất. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nếu không thừa nhận, nâng niu những việc làm tử tế, những người làm việc tâm huyết, hết lòng vì tập thể và cộng đồng, không chỉ thể hiện một thái độ xử sự đố kị, hẹp hòi, mà còn bộc lộ một lối sống thờ ơ, bàng quan, thiếu trách nhiệm.

Thời gian qua, ở một số tổ chức, cơ quan, đơn vị đã có hiện tượng bề ngoài thì được “sơn phết” một lớp “vỏ bọc đoàn kết” giả tạo, nhưng bên trong thì ai biết việc người nấy, không quan tâm giúp đỡ nhau một cách chân thành, trên tinh thần yêu đồng chí. Thậm chí không ít nơi có tình trạng sống bằng mặt mà không bằng lòng. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở khá nhiều cơ quan, đơn vị hiện nay thực hiện phương châm sống im lặng là vàng, gió chiều nào xoay chiều ấy, thế nên trước những cái đúng, điều phải cũng không thể hiện rõ chính kiến đồng tình, ủng hộ; mà nhìn thấy cái sai, cái xấu cũng chẳng dám lên tiếng phê phán, tẩy chay. Đáng buồn hơn, ở nơi này nơi khác xuất hiện một số người có quan niệm sống “ba không”: Không ý kiến, không phê bình, không đấu tranh. Vì sợ liên lụy đến bản thân.

Cán bộ, đảng viên cần có “dũng khí” bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai:

Quy định số 08/QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” phải gương mẫu đi đầu thực hiện: “Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi”. Đối với tiêu chuẩn cấp ủy trong nhiệm kì tới, Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị nêu rất rõ: “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh”.

Như vậy, một mặt Đảng yêu cầu, việc cương quyết bảo vệ những cái đúng, quyết liệt đấu tranh những cái sai nảy sinh, xuất hiện trong mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị là bổn phận, nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên; mặt khác, phải chủ động phòng ngừa, sàng lọc, đấu tranh, loại trừ ngay từ đầu đối với những trường hợp thiếu khí khái, thờ ơ trước những cái đúng, vô cảm trước những cái sai. Đây là trách nhiệm chính trị của mọi cấp ủy, tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên. Ở thời nào cũng vậy, những việc làm tốt, những con người tốt là “tài sản quý giá” của xã hội nói chung, của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị nói riêng. Do vậy, việc nâng niu, trân trọng, tôn vinh những việc làm hay, những tấm gương tốt chính là biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng nền tảng đạo đức xã hội lành mạnh và xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị không ngừng trưởng thành, tiến bộ. Muốn làm được việc này, ngoài xây dựng bầu không khí thật sự dân chủ, nhân ái, đoàn kết, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị phải chú trọng chăm lo xây dựng các nhân tố điển hình tiên tiến, kịp thời cổ vũ, động viên, khuyến khích và nhân rộng các nhân tố mới, những việc làm hay, những người tốt, làm cho những cái hay, cái đẹp, cái tích cực luôn có sức sống mãnh liệt và lan tỏa.

Bên cạnh đó, phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc mở rộng, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỉ cương, kỉ luật. Bởi vì, có thực tâm tạo ra không khí dân chủ thì cấp dưới mới dễ gần, dễ cung cấp thông tin và dễ chia sẻ tình cảm, trách nhiệm. Có giữ nghiêm kỉ cương, kỉ luật thì người tốt mới có chỗ dựa vững vàng và kẻ xấu không dám nhởn nhơ, lộng hành. Đối với người đứng đầu, điều tối kị nhất là có những biểu hiện, hành vi ứng xử “yêu nên tốt, ghét nên xấu” trong giải quyết các mối quan hệ, đúng-sai không phân minh rạch ròi, phải-trái không nhận định chính xác, thật-giả không phân biệt rõ ràng. Nếu những người ở vị trí “cầm cân nảy mực” mà luôn nghĩ và hành xử như vậy sẽ gây li tán lòng người, nội bộ nghi kị lẫn nhau và vô hình trung đã “bật đèn xanh” cho những kẻ xấu có thêm cơ hội làm sai, làm liều, làm bậy; còn những người tốt không phát huy được tính tiền phong, tích cực.

Thiết nghĩ, một việc tuy không mới, nhưng cần nhắc lại. Đó là khi thưởng-phạt phải bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, theo đúng phương châm: Ai có công, có thành tích, có nhiều cống hiến thì được khen thưởng xứng đáng; ai vi phạm, làm việc thiếu trách nhiệm, sống bon chen, đố kị, gây mất đoàn kết nội bộ thì phải có những hình thức xử lí thích hợp. Có như vậy mới góp phần tạo dựng môi trường thuận lợi để làm cho “cái tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân, cái xấu mất dần đi” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm Như Hùng
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Phản bác luận điệu xuyên tạc nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng

Gần 40 năm đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo chủ nghĩa tư bản”.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “tài sản” vô giá của dân tộc ta

Ngày 15/6/2016, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ thị nêu rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Những chủ bút đầu tiên của các tờ báo cách mạng Việt Nam

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng ta đã sử dụng báo chí như một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại để đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Những tờ báo cách mạng đã góp phần đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi hết thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Nhân kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chúng ta cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển các tờ báo tiền thân của Đảng...
Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Duyên nợ với nghề báo bắt đầu từ... thơ

Nhà thơ Tố Hữu đã dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov vào năm 1947 và phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng không chỉ là nhà thơ nổi tiếng, Simonov còn là một phóng viên mặt trận ưu tú của đất nước Xô viết.
Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương sau khi sắp xếp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Tin khác

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững tiến tăng tốc vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong các bài viết, phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị trong nước và quốc tế gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc, chống phá...

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Thi đua là động lực phát triển và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi này của Người đã được toàn dân hưởng ứng, tạo thành một sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua những khó khăn và giành thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”. Trong bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Những phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà Người dạy không chỉ là lí tưởng để mỗi cán bộ, đảng viên noi theo mà còn trở thành chuẩn mực cho mọi người hướng tới”.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 3: Giải mã mộ Giày Thầy Lánh, mộ 1856 Phan Thị, mộ 1850 là mộ vợ chồng thay tên đổi họ, chờ kết quả khảo cổ

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh

Người cao tuổi mãi là cây đại thụ dựng xây cơ đồ dân tộc cường thịnh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là bản thiên anh hùng ca bất diệt cho ý chí tự lực, tự cường dân tộc, trọn cuộc đời hiến dâng cả tuổi thanh xuân và tuổi già cho Tổ quốc và Nhân dân.

Tình trạng lạm dụng NCT

Tình trạng lạm dụng NCT
Các loại lạm dụng NCT thường gặp bao gồm lạm dụng về thể chất, lạm dụng về tâm lí và lạm dụng về tài chính. Mỗi loại lạm dụng NCT có thể là cố ý hoặc vô ý. Lạm dụng thể chất là việc sử dụng vũ lực dẫn tới tổn thương hoặc khó chịu về thể chất hoặc tâm lí.

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 2: Mộ 1850 là hài cốt người phụ nữ cải táng từ miền Bắc, xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ

Những căn cứ khoa học nghiên cứu 3 ngôi mộ cổ ở Tam Kỳ
Bài 1: Xác định mối quan hệ mộ vợ chồng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay

Vài suy nghĩ về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hiện nay
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành đã 13 năm (2012-2025). Tuy vậy hiệu quả của nó rất khiêm tốn. Thuốc lá vẫn bán tràn lan, người hút thuốc nơi công cộng kể cả trẻ em, học sinh phổ thông vẫn xảy ra. Các bệnh tật liên quan tới thuốc lá vẫn làm cho hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng.

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy
Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc
Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Xem thêm
Phiên bản di động