Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Những ngày cuối năm, chúng tôi lại có dịp về Nông Cống để chứng kiến cảnh đổi thay kỳ diệu của vùng quê chiêm trũng, nơi đây sức sống nông thôn mơí (NTM) đang tràn về; những cây cầu, những con đường rộng nông thôn xanh, sạch, đẹp, những công trình, dự án mới như đang nhân lên niềm tin và hy vọng cho mỗi người dân trong huyện.
Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Quang cảnh hội nghị tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Nông Cống

Khung cảnh đổi thay của quê hương Nông Cống hôm nay chính là nhờ sự quyết liệt của cán bộ và nhân dân Nông Cống trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Ngay từ những ngày đầu xác định, xây dựng NTM là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân do vậy cán bộ và nhân dân huyện Nông Cống đã tập trung triển khai đồng bộ được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, tích cực tham gia. Bên cạnh đó, huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác triển khai thực hiện chương trình. Đến nay, huyện đã có 28/28 xã đạt chuẩn NTM, có 4 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí NTM và được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 10/2/2022, công nhận huyện Nông Cống đạt chuẩn huyện NTM năm 2020.

Các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn trao Quyết định Công nhận đạt chuẩn NTM của Thủ tướng Chính phủ và tặng hoa cho đại diện lãnh đạo, chính quyền và Nhân dân các huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Thiệu Hóa.
Các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định Công nhận đạt chuẩn NTM của Thủ tướng Chính phủ và tặng hoa cho đại diện lãnh đạo, chính quyền và Nhân dân các huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Thiệu Hóa.

Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bám sát nội dung, ban hành các nghị quyết về đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và xây dựng NTM, tại nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa 22 (nhiệm kỳ 2010-2015), khóa 23 (nhiệm kỳ 2015-2020), khóa 24 (nhiệm kỳ 2020-2025) đã chọn Chương trình “phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” là chương trình trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 65-KH/HU ngày 26/9/2012 về phát động toàn dân thực hiện chỉnh trang nông thôn, đẩy mạnh phong trào chung sức xây dựng NTM; Chỉ thị số 28-CT/HU ngày 30/11/2013 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với Chương trình xây dựng NTM; đồng thời để đẩy mạnh tiến độ xây dựng NTM, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/HU về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, xây dựng huyện NTM năm 2020. Cấp ủy, chính quyền huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Các nội dung chủ yếu, gồm: Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa giai đoạn 2012 - 2015; Nghị quyết số 325-NQ/HU về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị và xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu huyện Nông Cống, giai đoạn 2021-2025. Tập trung chỉ đạo dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung đất đai, để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; thực hiện tốt quy hoạch vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau màu hàng hóa; chỉ đạo chuyển đổi vùng sản xuất hiệu quả thấp sang mô hình trang trại tổng hợp và nuôi trồng thủy sản.

Đồng chí Bí thư huyện ủy Nguyễn Quốc Tiến làm việc tại xã Trường Sơn về tiến độ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020
Đồng chí Bí thư huyện ủy Nguyễn Quốc Tiến làm việc tại xã Trường Sơn về tiến độ xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020

Đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/HU về “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ trên địa bàn huyện, giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2025”; ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2021.

Đối với lĩnh vực môi trường: Năm 2011, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị Quyết số 01-NQ/HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác môi trường. UBND huyện ban hành Quyết định 253/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường huyện Nông Cống đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; ban hành Kế hoạch “Phát triển cây xanh, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030". Ngoài ra, Huyện ủy, Ban chỉ đạo, UBND huyện còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng NTM.

Lãnh đạ huyện Nông Cống  tặng Giấy khen cho 19 tập thể và 33 cá nhân đã có thành tích xuất sắc, chung sức xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2022.
Lãnh đạo huyện Nông Cống tặng Giấy khen cho 19 tập thể và 33 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2022.

Bên cạnh đó cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã luôn quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, lên kế hoạch từng năm triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nội dung đa dạng, phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức các hội thi sân khấu hóa, hội diễn văn nghệ theo từng cụm dân cư, cụm xã về chủ đề xây dựng nông thôn mới, trong đó điểm nhấn trong công tác tuyên truyền là tổ chức hội thi “Bí thư chi bộ giỏi lãnh đạo xây dựng NTM”; hội thi sân khấu hoá “Kiến thức nhà nông xây dựng NTM”.

Cùng với các chính sách của Trung ương, của tỉnh, HĐND huyện đã ban hành 125 nghị quyết, với nhiều cơ chế hỗ trợ để khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết chế và hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục. Đến nay tổng số tiền hỗ trợ giai đoạn 2010 - 2022 là trên 550 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào xây dựng NTM và phát triển kinh tế - xã hội. Những cơ chế hỗ trợ của huyện đã trở thành động lực thu hút đầu tư và huy động nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp tạo khí thế thi đua sôi nổi thúc đẩy phong trào phát triển sản xuất và xây dựng NTM trong toàn huyện.

Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM huyện đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân do vậy cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 42,5% năm 2010 xuống còn 26,85% đến tháng 9 năm 2022; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,8% lên 45,61%; ngành dịch vụ tăng từ 20,7% lên 27,54%. Hết năm 2021, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 48,81 triệu đồng. Nông Cống cũng tập trung đẩy mạnh phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2010-2022, hệ thống giao thông toàn huyện đã được đầu tư nâng cấp, làm mới như: hệ thống đường Quốc lộ 47C, hệ thống đường tỉnh lộ, đường kết nối huyện Nông Cống đi huyện Quảng Xương; 35,8km đường huyện, 250,57km đường xã; 1.252,1km đường thôn xóm, nội đồng, cải tạo, sửa chữa hệ thống cầu, cống các loại, tuyến xe buýt bao gồm điểm dừng đỗ, nhà chờ và bến xe. Tổng kinh phí thực hiện trên 850 tỷ đồng.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức cùng đoàn đã đi thăm HTX sản xuất rau, củ, hoa, cây ăn quả an toàn công nghệ cao Chung Thủy, tiểu khu Lê Xá 2 thị trấn Nông Cống và mô hình thủy sản công nghệ cao của gia đình anh Lê Thiên Lâm xã Trường Giang.
Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lợi Đức dẫn đầu đoàn công tác của huyện đến thăm HTX sản xuất rau, củ, hoa, cây ăn quả an toàn công nghệ cao Chung Thủy, tiểu khu Lê Xá 2, thị trấn Nông Cống và mô hình thủy sản công nghệ cao của gia đình anh Lê Thiên Lâm, xã Trường Giang.

Hệ thống thủy lợi liên xã được xây dựng đồng bộ, phù hợp với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch đã được phê duyệt. Toàn huyện có 977,17 km kênh mương tưới tiêu, đã kiên cố hóa 538,65 km (đạt 55,12%). Trong đó, có 27 trục tiêu chính liên xã, liên huyện; 5 kênh tưới liên xã và 94 trạm bơm tưới có 107 máy, tổng công suất 72.662 m3/h, 14 trạm bơm tưới tiêu kết hợp có 71 máy, công suất 163.700 m3/h, 2 trạm bơm tiêu có 10 máy, công suất 25.000 m3/h). Từ năm 2010 đến nay, được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh, cùng với nguồn vốn của huyện, xã và nhân dân đóng góp, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều của huyện, xã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới: Đầu tư xây dựng kiên cố 297 km kênh tưới tiêu liên xã; cải tạo, nâng cấp 22 trạm bơm; Làm mới 2 km kè, 36 cống qua đê, tu bổ 33,358 km đê địa phương; nâng cấp, tu bổ, sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị vận hành các trạm bơm tưới, tiêu với tổng số tiền trên 1.950 tỷ đồng. Thực hiện tốt việc tưới, tiêu cho 28 xã và 1 thị trấn đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống thủy lợi nội đồng của các xã phục vụ tưới, tiêu chủ động đạt 95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
những cây cầu mới khang trang
Những cây cầu mới khang trang ở huyện Nông Cống

Mạng lưới điện nông thôn được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, phủ khắp các địa bàn dân cư. Nguồn điện được cung cấp từ trạm 110 KV và 35 KV. Toàn huyện có 02 trạm trung gian 35/10kV, 405 trạm biến áp phụ tải với tổng công suất 117.910kVA; 439,6km đường trung thế; 676,315km đường dây hạ áp, đảm bảo nguồn cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất của người dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đã được đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa.

Các hoạt động văn hóa - thông tin luôn được duy trì, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện luôn tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, của huyện. Hoạt động thể dục - thể thao của huyện ngày càng phát triển.

Các chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm nghèo bền vững được chỉ đạo thực hiện kịp thời, đúng quy định. Từ năm 2010 đến nay, hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn huyện luôn vượt chỉ tiêu đề ra; đến nay, tổng số hộ nghèo toàn huyện còn 2,7%.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Những con đường nông thôn và thị trấn đẹp như tranh
Những con đường nông thôn và thị trấn xanh, sạch, đẹp

Về môi trường và an toàn thực phẩm: Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng: Đến nay, trên địa bàn huyện đã trồng được 150 km đường hoa, thành lập được 201 câu lạc bộ vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây mới được 1.050 bể Biogas, xây lắp hơn 1.391 bể thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngoài các xứ đồng. 29/29 xã, thị trấn đã ký hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hàng tháng; chất thải rắn, chất thải y tế trên địa bàn cơ bản được thu gom và xử lý theo quy định, các cơ sở sản xuất kinh doanh đều đạt tiêu chuẩn môi trường; 98,41% số hộ đã sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó 69,47% số hộ dùng nước sạch, trong đó số hộ sử dụng nước sạch tập trung là 9.230 hộ (chiếm 18,67%), trong đó khu vực nông thôn (28 xã) chiếm 13,05%. Toàn huyện có 4.781/4.781 hộ gia đình, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt 100%.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
những công trình thủy lợi thiết thực trong nông nghiệp
Những công trình thủy lợi ở huyện Nông Cống

Kết quả huy động nguồn lực từ năm 2010 đến 30/6/2022 toàn huyện đạt gần: 10.000,0 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương chiếm 1,22%; ngân sách tỉnh chiếm 3,40%; ngân sách huyện chiếm 5,59%; ngân sách xã chiếm 8,13%; vốn tín dụng chiếm 0,44%; vốn Doanh nghiệp đầu tư chiếm 0,58%; vốn lồng ghép chiếm 0,08%; nguồn lực nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi chiếm 3,95%; nhân dân tự đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nhà ở, … chiếm 76,58%. Hiện nay số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 28/28 xã đạt 100%, có 4 xã NTM nâng cao, 01 xã NTM kiểu mẫu; có 8 thôn được công nhận Thôn NTM kiểu mẫu. Huyện được công nhận huyện NTM năm 2020.

Sản phẩm miến gạo OCOP xã Thăng Long
Sản phẩm miến gạo đạt tiêu chuẩn OCOP xã Thăng Long
Người dân thôn Ngưa Thôn- Đại Bản sản xuất rau sạch
Người dân thôn Ngưa Thôn, xã Đại Bản sản xuất rau sạch
Mùa vàng ở Nông Cống
Mùa vàng ở Nông Cống

Sau hơn 12 năm triển khai thực hiện, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện đã mang lại hiệu quả thiết thực, nổi bật đó là: Nhận thức của cán bộ và nhân dân đã chuyển đổi theo hướng từ tư duy coi Chương trình là một dự án đầu tư của nhà nước sang tư duy nội sinh lấy sức dân là chính, chủ thể của Chương trình là người dân nông thôn, nhà nước đóng vai trò làm bà đỡ. Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, huy động được cả xã hội chung sức xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng bộ và hiện đại. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu lao động tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thương mại. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, diện mạo của làng quê nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn văn minh hơn. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được duy trì ổn định. Tỷ lệ người dân hài lòng trong xây dựng NTM của huyện luôn đạt ở mức cao trên 99%.

Tân Thành-Lê Viên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...
Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.
Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.
Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Tin khác

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Xem thêm
Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Ngành y tế Hà Nội thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá

Nhằm tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và môi trường không khói thuốc lá trong các bệnh viện, cơ sở y tế và công sở thuộc ngành y tế Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá ngành y tế năm 2025.
Tỉnh Bình Định: Ngày hội thưởng ngoạn hoa trang suối Tà Má

Tỉnh Bình Định: Ngày hội thưởng ngoạn hoa trang suối Tà Má

Ngày 22/3, tại khuôn viên cây đa Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, UBND huyện Vĩnh Thạnh khai mạc Ngày hội thưởng ngoạn hoa trang suối Tà Má 2025, với chủ đề “Hương sắc hoa Trang - hòa quyện văn hóa và thiên nhiên”.
Hơn 280 vận động viên tham gia Giải Pickleball các CLB tỉnh Bình Định lần thứ I

Hơn 280 vận động viên tham gia Giải Pickleball các CLB tỉnh Bình Định lần thứ I

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Liên đoàn Quần vợt và Pickleball tỉnh Bình Định vừa tổ chức khai mạc Giải Pickleball các Câu lạc bộ tỉnh Bình Định lần thứ I năm 2025 đã thu hút hơn 280 VĐV, đến từ hơn 40 CLB trong tỉnh tham gia.
Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục năng động, sáng tạo, những năm gần đây, trường Tiểu học Nga Phượng 1 đã xây dựng nhiều mô hình thư viện xanh nhằm khuyến khích học sinh đọc sách và học tập. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và phân tích thông tin. Đây cũng là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”

Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”

Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”, với mục đích giáo dục cho học sinh về truyền thống vẻ vang của quê hương Tiên Lãng và xã Khởi Nghĩa anh hùng, từ đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương, nuôi dưỡng khát vọng để dựng xây đất nước đẹp giàu.
Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp

Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp

Cứ bước vào tháng 3 hằng năm là nhiều trường đại học lại tổ chức chương trình “Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp”, nhằm đồng hành cùng học sinh trong chọn ngành học phù hợp…
Phiên bản di động