Xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa:

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và dân xã Thăng Thọ đã đoàn kết, chủ động, nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ một xã vùng chiêm trũng nhiều khó khăn với điểm xuất phát thấp, nhưng bằng nội lực sáng tạo trong việc thu hút đầu tư và quá trình thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã giúp Thăng Thọ vươn lên có những bước phát triển vượt bậc.
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông dân xã Thăng Thọ thu hoạch lúa

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trước đây Thăng Thọ thuộc diện xã khó khăn của huyện Nông Cống do nhiều yếu tố, trong đó phải nói đến vai trò chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cán bộ các cấp và một phần chưa rõ nét của nhân dân trong cách nghĩ cách làm. Bên cạnh yếu tố khác là về địa lý Thăng Thọ là xã thuần nông, chiêm trũng vị trí xa trung tâm huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ còn chậm; việc huy động đóng góp của Nhân dân để tham gia xây dựng NTM còn hạn chế...

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Ông Phạm Quang Thuyên, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ

Trong những năm gần đây, quê hương Thăng Thọ đã có nhiều đổi thay, điều đó đã cho thấy sự quyết liệt của cán bộ và nhân dân trong việc quán triệt quan điểm phát triển toàn diện, phát triển hài hòa về kinh tế - xã hội, lấy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu xuyên suốt; trong đó phát triển công nghiệp, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng, động lực của nền kinh tế; tập trung phát triển các ngành dịch vụ; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao toàn diện.

Với thực tiễn của địa phương, đảng bộ và chính quyền xã ưu tiên lựa chọn tiêu chí phát triển kinh tế, phát triển các mô hình sản xuất để làm nền tảng xây dựng các tiêu chí. Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm mở ra một xu hướng mới trong nền kinh tế thị trường giúp người dân giao lưu kinh tế một cách thuận lợi.

Bằng quyết sách đúng đắn và sự tích cực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện do vậy trong năm qua, kinh tế của xã tiếp tục phát triển, một số chỉ tiêu vượt và đạt so với kế hoạch. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 305,314 tỷ đồng/năm, tăng 17,4% so với cùng kỳ, đạt 101,7% so với kế hoạch (Kế hoạch là 300 tỷ đồng).

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Sản phẩm mỹ nghệ từ tre, luồng là sản phẩm OCOP đang được đẩy mạnh sản xuất, thu hút nhiều lao động địa phương

Giá trị các ngành cụ thể như sau: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi: Ước đạt 51,308tỷ đồng, tăng 0,68% so với CK, đạt 98% KH; Tiểu thủ Công nghiệp - xây dựng: 55,670 tỷ đồng, tăng 14,1% so với CK, đạt 106%KH; Thương mại, dịch vụ, thu nhập khác: 198,336tỷ đồng, tăng 11,69% so với CK, đạt 101%KH; Tổng diện tích gieo trồng trong năm 584,3 ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.750 tấn, đạt 100% KH; Bình quân lương thực đầu người: 671kg/người/năm; Bình quân thu nhập đầu người 57.945 nghìn đồng/người/năm, tăng 15,9% so với CK, đạt 104%KH. Tổng đàn trâu bò 175 con, tăng 10,9 % so với CK, đạt 103 %KH; đàn lợn 3.835 con, tăng 16% so với CK, đạt 100,9 %KH; Đàn gia cầm các loại 64.500 con, tăng 17,2% so với CK, đạt 107,5 %KH.

Thăng Thọ đã tập trung mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển đa ngành nghề, trong đó tăng tỷ trọng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp – thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Khuyến khích và phát triển nghề mộc truyền thống tại xã

Hiện tại xã đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nghành nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, xây dựng cơ bản và thu khác. Trên địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, và 2 HTX, 1 HTX dịch vụ nông nghệp, 1 HTX sản xuất ống hút tre sản phẩm OCOP. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mây tre đan, nghề mộc, hộ dịch vụ kinh doanh buôn bán trên địa bàn tổng số 209 hộ với 486 người. trong đó nghề (mây tre đan chiếm 120 người)

Các loại phương tiện và máy móc phục vụ phát triển kinh tế, luôn duy trì và phát triển tốt, có 12 xe ô tô vận tải, 39 xe hơi và 2 xe khách, 245 đầu máy các loại phục vụ sản xuất, kinh doanh, doanh thu của ngành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 37 tỷ đồng.

Xã đầu tư và vận động nhân dân tập trung xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng do vậy, hiện nay các thôn trong xã đã thực hiện hoàn thiện các công trình như: Thôn Thọ Thượng làm kênh mương và lề đường 720 m trị giá = 1,7 tỷ đồng; Thôn Thọ Khang làm kênh thoát nước khu dân cư 1.349 m, trị giá 1,250 tỷ đồng, làm bê tông ngoài đồng chiều dài 365 m trị giá 450 triệu đồng; Thôn Thọ Đông làm lề đường chiều dài 140 m trị giá 140 triệu đồng. Số lượng kênh mương đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2.069 m; Trị giá thành tiền là: 2,950 tỷ đồng. Giao thông, lề đường đưa vào sử dụng là 505 mét; Trị giá thành tiền là: 590 triệu đồng. Tổng số tiền xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2023 là 7.080.000.000 đồng. Xã đang tiến hành thi công hai cây cầu trị giá 2,4 tỷ đồng. Đến nay Thăng Thọ đã hoàn thành 26,3 km đường giao thông bê tông mở rộng theo tiêu chí, đạt 100% hệ thống giao thông trong thôn xóm. Xây dựng 73 cây cột điện có đèn cao áp với kinh phí 1,3 tỷ đồng đảm bảo đúng tiêu chí điện chiếu sáng và sinh hoạt văn minh trong thôn xóm.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Công sở và Trung tâm văn hóa-thể thao được xây dựng khang trang

Từ các nguồn lực huy động, Thăng Thọ đã bê tông hóa 100% tuyến đường trục xã và hệ thống giao thông thôn xóm, nội đồng, theo tiêu chí NTM. Cơ sở vật chất 3 trường học, trạm y tế, công sở xã đều được xây dựng khang trang. Không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân địa phương được bảo đảm, xã đã xây dựng được điểm vui chơi giải trí – thể thao, sân vận động, hội trường đa năng. Tại 3 thôn trong xã đều có nhà văn hóa khang trang, khu vui chơi thể dục thể thao hàng ngày.

Khuyến khích phát triển ngành nghề và thu hút đầu tư

Để thay đổi diện mạo của vùng quê chiêm trũng trước đây lãnh đạo xã Thăng Thọ cũng đã tập trung mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư, vận động con em xa quê có điều kiện kinh tế hướng về đầu tư tại quê hương. Đồng thời vận động các hộ cá nhân tiếp tục phát huy các nghề truyền thống như nghề mộc, mây tre đan, đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển trang trại chăn nuôi, hình thành các hợp tác xã, xây dựng sản phẩm OCOP…cách làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực đã tô thêm bức tranh kinh tế ở Thăng Thọ một cách sinh động. Những nỗ lực của lãnh đạo xã Thăng Thọ đã mang lại tín hiệu vui, ngay từ đầu năm 2023 trên địa bàn xã đã có chủ trương hai dự án lớn về đầu tư xây dựng nhà máy đó là: Dự án Nhà máy may của Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Phương Linh với diện tích 19.000 m2, vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng, đảm bảo ổn định cho 1.000 công nhân lao động tại nhà máy. Bên cạnh đó là dự án Nhà máy dinh dưỡng cây trồng Samex với diện tích 48.000 m2 vốn đầu tư trên 37 tỷ đồng, công suất sản phẩm phân bón 300.000 tân/năm. Có thể khẳng định khi hai nhà máy này đi vào vận hành thì diện mạo của vùng quê Thăng Thọ sẽ đổi thay rõ nét..

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Diện mạo NTM mang lại niềm tin cho người dân xã Thăng Thọ

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Tập trung chỉ đạo, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, thôn kiểu mẫu: xã đã kiện toàn Ban chỉ đạo và phân công các thành viên phụ trách các tiêu chí, tổ chức thi công các công trình, chỉnh trang công sở, trường học, hệ thống điện nông thôn…; các thôn triển khai chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, các khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng kênh mương thoát nước, mở rộng hành làng đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn thôn kiểu mẫu.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới mang lại cuộc sống bình yên cho mỗi người dân

Cũng từ Chương trình xây dựng NTM, công tác văn hóa - xã hội được quan tâm, đầu tư đúng mức. Đẩy mạnh thông tin tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm của huyện, của xã. Đài truyền thanh tăng thời lượng phát sóng, viết bài đưa tin tuyên truyền về công tác xây dựng xã NTM nâng cao, thôn NTM kiểm mẫu, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động các làng văn hóa, cơ quan, gia đình văn hóa.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Từ sức dân, xã Thăng Thọ đã hoàn thành 100% đường giao thông thôn xóm và nội đồng

Công tác Giáo dục - đào tạo. Nhìn chung cả 3 cấp học đã thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra của năm học 2021- 2022. Chất lượng giáo dục được nâng lên cả hai mặt giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Phương pháp dạy và học ở các cấp học tiếp tục được đổi mới, hoàn thành tốt chương trình năm học 2021-2022. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; học sinh khối 9 thi đậu vào trường THPT đạt 96%. Số cháu hoàn thành chương trình Mầm non đủ điều kiện vào lớp 1 là 84 cháu đạt 100%. Số học sinh giỏi cấp tỉnh 69 em (trong đó Tiểu học 68 em đạt giải Trạng nguyên và giải Olimpic, THCS 01 em), cấp huyện 21 em (Trường THCS), cấp trường 127 em.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, trạm xá cũng được đầu tư xây dựng đảm bảo

Công tác y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt công tác y tế cơ sở, tiêm chủng mở rộng và các biện pháp giám sát kiểm soát dịch bệnh; tăng cường công tác truyền thông về dân số và Kế hoạch hóa gia đình, tập trung triển khai công tác phòng chống dịch Covi-19 trong tình hình mới. Công tác Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: tiếp tục được quan tâm trên cả 2 khâu truyền thông và dịch vụ, triển khai sâu rộng đề án chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,65%;

Ông Phạm Quang Thuyên, Chủ tịch UBND xã Thăng Thọ cho biết: Xác định mục tiêu cốt lõi của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là nâng cao đời sống cho người dân nên hiện nay xã đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia. Ngoài lợi thế về nông nghiệp, xã còn chú trọng phát triển thêm các ngành nghề về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... nhằm từng bước giảm tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của xã. Hiện nay, trên địa bàn xã đang đẩy mạnh phát triển các loại nghề như mộc, sản phẩm OCOP từ tre, luồng và mây tre đan…điều quan trọng nhất là sự vận dụng sáng tạo trong thu hút đầu tư vào địa phương khi lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phát triển sẽ làm cho đời sống vật chất và tinh thân của nhân dân được nâng lên diện mạo của quê hương sẽ được thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hệ thống nhà văn hóa ở các thôn được nhân dân đóng góp xây dựng phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, thể thao và hội họp

Để thực hiện thành công các chỉ tiêu đề ra trong thời gian tới, xã tiếp tục tập trung chỉ đạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về tập trung tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất theo chuẩn VietGap, đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chủ động dự báo tình hình, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ, hoàn thiện, giữ vững và phát triển các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu theo mục tiêu đại hội Đảng bộ, chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn hóa xã hội, giáo dục, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hành tiết kiệm, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 11,5%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 351tỷ đồng. Trong đó: Nông nghiệp, thủy sản: 45,63 tỷ, tỷ lệ 13%; tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản: 77,22 tỷ đồng, tỷ lệ 22%; Dịch vụ thương mại, thu khác: 228,15 tỷ đồng, tỷ lệ 65%. Thu nhập bình quân: 66,2 triệu đồng/người/năm.

Hướng đi mới, cách làm mới để xây dựng nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới hiện hữu ở các xóm trong xã Thăng Thọ

Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng NTM, đồng thời, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện đã đề ra, trong thời gian tới, Thăng Thọ tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM. Đặc biệt, xã đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của người dân trong xây dựng NTM để từng bước thực hiện hoàn thành các tiêu chí, quyết tâm về đích NTM theo lộ trình kế hoạch đã đề ra.

Tân Thành

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối

Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

Tin khác

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.
Xem thêm
Giảm thiểu, tiến tới loại trừ hoạt động buôn bán thịt chó và mèo

Giảm thiểu, tiến tới loại trừ hoạt động buôn bán thịt chó và mèo

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Y tế, tổ chức Phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS International và cơ quan phát triển hoa kỳ (USAID) Việt Nam đã đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao thường niên về Một Sức khỏe Phòng
Green Transition: Hub: Cung cấp giải pháp ESG toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Green Transition: Hub: Cung cấp giải pháp ESG toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Tại TP.Hồ Chí Minh, Green Transition: Hub (GT:Hub) vừa tổ chức sự kiện ra mắt chính thức hệ sinh thái độc đáo cung cấp giải pháp ESG “một điểm đến”, hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt là nhóm SMEs trong quá trình chuyển đổi xanh và thúc đẩy thực hành kinh doanh bền vững…
Chương trình phát triển đô thị Bình Định đến năm 2035

Chương trình phát triển đô thị Bình Định đến năm 2035

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035, với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có tính liên kết với cả vùng, khu vực và cả nước.
Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024

Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024

Ngày 10/12/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Lễ khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, trình độ đại học, ngành Quản trị kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024.
Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024

Tham gia Ngày hội có 25 doanh nghiệp như: Pegatron, Tesa, Shinetsu, Assa Abloy, Knauf... tiến hành tuyển dụng hơn 1.000 vị trí thuộc nhiều lĩnh vực và cấp bậc.
Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội

Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội

Công an TP Hải Phòng vừa thông tin về việc 2 người phụ nữ có hành vi lôi kéo, dụ dỗ học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội.
Phiên bản di động