Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đến sớm và diễn biến phức tạp

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, tuần qua, thêm gần 800 ca sốt xuất huyết mới và 59 ổ dịch vừa được phát hiện.

Số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã xuất hiện ở 30/30 quận, huyện, thị xã; tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và sớm hơn mọi năm, dự báo dịch SXH sẽ kéo dài. Ngoài ra, trước diễn biến thời tiết khác thường và một số nguyên nhân chủ quan, khách quan, dự báo, có khả năng dịch sẽ bùng phát nếu không có những biện pháp phòng, chống kịp thời. Mặc dù dịch SXH vẫn trong tầm kiểm soát, song, phải chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch một cách đồng bộ và quyết liệt nhất.

Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đến sớm và diễn biến phức tạp
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Ảnh: IT

Báo cáo tại cuộc họp giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh SXH và các dịch bệnh khác trên người trên địa bàn Thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tính đến ngày 14/8/2023, toàn Thành phố đã ghi nhận 3.512 trường hợp mắc SXH tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 440/579 xã, phường, thị trấn. Bệnh nhân có xu hương gia tăng nhanh trong vòng 4 tuần gần đây, trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 500 - 600 trường hợp mắc mới; số mắc tăng nhiều so với cùng kỳ 2022 (753 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong).

Toàn thành phố đã ghi nhận 255 ổ dịch, trong đó, hiện còn 114 ổ dịch (chiếm 45%) đang hoạt động. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc SXH, như: Thạch Thất, Thanh Trì, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Phú Xuyên, Thường Tín, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Một số phường ghi nhận nhiều bệnh nhân, như: Phùng Xá, Hữu Bằng (huyện Thạch Thất), Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì), Định Công (quận Hoàng Mai), Văn Tự (huyện Thường Tín).

Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đến sớm và diễn biến phức tạp
CDC Hà Nội kiểm tra, tuyền truyền về công tác phòng dịch SXH trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Ảnh: IT

Theo nhận định của Sở Y tế, dự báo tình hình SXH sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới, số mắc sẽ tiếp tục gia tăng. Dự báo đỉnh dịch năm 2023 có thể rơi vào khoảng tháng 9 - 10 tương tự như những năm ghi nhận nhiều bệnh nhân, như: năm 2015 (15.412 ca); năm 2019 (12.255 ca); năm 2022 (19.771 ca).

Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra, giám sát công tác thu dung, điều trị, đảm bảo giường bệnh để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân SXH. Tổng số giường kế hoạch tại các bệnh viện phục vụ cho điều trị bệnh nhân mắc SXH là 712 giường và thực kê 1.104 giường. Số bệnh nhân SXH Dengue hiện tại đang điều trị các bệnh viện là 776 người. Các bệnh viện có nhiều bệnh nhân điều trị là Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (100 bệnh nhân), Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội (79 bệnh nhân), Bệnh viện Thanh Nhàn (68 bệnh nhân).

Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết đến sớm và diễn biến phức tạp
Dự báo đỉnh dịch năm 2023 có thể rơi vào khoảng tháng 9-10. Ảnh: Minh họa

Ngành Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do số mắc theo tuần tăng nhanh trong 4 tuần gần đây và sớm hơn so với cùng kỳ các năm trước khoảng 1,5 tháng.

Dự báo đỉnh dịch năm 2023 có thể rơi vào khoảng tháng 9-10 tương tự như những năm ghi nhận nhiều bệnh nhân như năm 2015 (15.412 ca); năm 2019 (12.255 ca); năm 2022 (19.771 ca). Thêm vào đó, điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh, kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch với nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn, công tác phòng, chống dịch SXH mỗi năm lại có khó khăn riêng do các chủng gây bệnh biến đổi. Những năm trước năm 2010, SXH có chu kỳ 5 năm/lần, nhưng kể từ sau năm 2010, SXH không còn quy luật rõ ràng. "Hà Nội đang là trọng điểm về SXH của miền Bắc, với số ca bệnh chiếm 80-85%", Phó Giám đốc CDC Hà Nội khẳng định. Thời tiết nắng, mưa thất thường, cộng thêm hiện tượng Elnino là một trong số những nguyên nhân khiến dịch SXH trở nên phức tạp. Nếu không có những giải pháp quyết liệt, sẽ gia tăng hơn nữa các ca bệnh SXH trong thời gian tới.

Trước diễn biến phức tạp của dịch SXH, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đề nghị, các địa phương triển khai tổng lực tất cả các nội dung. Trong đó, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tới từng hộ dân cư nhằm nâng cao ý thức người dân, tránh lơ là chủ quan với dịch SXH; tùy từng địa bàn, lựa chọn phương thức tuyên truyền phù hợp. Phát động vệ sinh môi trường trên địa bàn gắn với vệ sinh môi trường từng hộ gia đình…

Sở Y tế kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh nhân và kịp thời xử lý các ổ dịch. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà cũng đề nghị, bắt đầu khởi động chế độ báo cáo hàng tuần. Đồng thời, Thành phố sẽ tổ chức làm việc và kiểm tra đột xuất tại các địa phương còn nhiều vướng mắc, tồn tại, để làm rõ trách nhiệm cũng như triển khai các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Hà Lê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy đau ngực nặng hoặc có cảm giác đè ép trong cơn đau tim...
Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Trong mỗi gia đình thì trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều vi khuẩn và thường đưa tay vào miệng nhưng không phải lúc nào cũng chú ý việc vệ sinh tay đúng cách.
Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Cùng với 40 tỉnh, thành trong cả nước, sáng 21/6/2024, sự kiện Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10 đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), với sự tham gia của hơn 1.000 người.
Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Trong chương trình Vì tầm vóc Việt lên sóng ngày 22/6/2024 trên kênh VTV1 các khách mời là ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh, Xã hội và bà Trần Thị Như Trang – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì Tầm vóc Việt đã có những chia sẻ tâm huyết với chủ đề “Hành động vì trẻ em”, chỉ ra những hành động thiết thực và cách phân bổ nguồn lực ưu tiên cho trẻ em lứa tuổi vàng.
Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội

Cụ ông 97 tuổi đi bộ mỗi ngày 5km, vẫn tích cực tham gia công tác xã hội

Bước sang tuổi 97, nhưng cụ Phạm Công Đường, sinh năm 1927, ở thôn 4, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn khỏe mạnh cả về thể chất cũng như trí tuệ.

Tin khác

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk cùng đội ngũ điều dưỡng nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong nhiều năm qua, Vinamilk không ngừng hợp tác và đồng hành cùng các hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Điều dưỡng trưởng Việt Nam. Mới đây, Vinamilk vừa đồng hành cùng CLB tổ chức “Hội nghị khoa học điều dưỡng quốc tế lần thứ nhất” tại Hà Nội với hơn 600 cán bộ y tế, điều dưỡng cả nước tham gia. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kết hợp y tế và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà Vinamilk đang thực hiện.

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên

Hà Nội: Công tác kiểm tra ATTP là nhiệm vụ chính trị thực hiện thường xuyên
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP), thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về ATTP, trong đó cấp thành phố có 17 đoàn liên ngành; cấp quận, huyện, thị xã có 82 đoàn; cấp xã, phường, thị trấn có 607 đoàn.

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh

Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh
Chăm sóc sức khoẻ hệ tiêu hoá là thói quen có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng nên cơ thể khoẻ mạnh. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2022, tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và con số này ngày càng gia tăng.

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ

Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng VNVC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ba đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”

“Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
Đó là thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay.

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè

5 loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa Hè
Mùa Hè tiết trời nóng nực dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt. Đông y có nhiều loại thảo dược, trong đó một số nước uống giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp hạ nhiệt và giải quyết tình trạng này...

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu
"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…

“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng
Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông, ngày 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo. Trước hết chúng ta phải hiểu rõ “cục máu đông” là gì, tại sao tiêm vaccine AstraZeneca lại gây ra cục máu đông? Và cách dự phòng hình thành cục máu đông như thế nào?

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT
Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí quyết nho nhỏ…

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng
Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng sinh năm 1968 (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa đệm, điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như liệt nửa người, méo mồm…theo phương pháp châm cứu. Rất nhiều người cao tuổi cũng đã được điều trị khỏi bệnh bằng phương pháp châm cứu.

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động
Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Xem thêm
Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu.
Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo tích cực điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Pin Yuan Việt Nam.
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Liên quan đến hai mẹ con sản phụ tử vong ở Vĩnh Lộc, Quyền Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết đã thành lập Hội đồng y khoa xác định nguyên nhân tử vong.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Phiên bản di động