Gặp nhà chỉ huy tình báo Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang: Bổn phận làm trai từ đó đã... lên đàng!

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã lùi xa gần trọn nửa thế kỉ. Chiến công nối tiếp chiến công nhưng bao câu chuyện hi sinh thầm lặng góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vẫn chưa thể nói hết.

Cách đây chưa lâu, giữa TP Hồ Chí Minh sôi động, tôi gặp người chiến binh Anh hùng Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), người chỉ huy xuất sắc cụm tình báo giữa lòng địch - người lính trận, ngực đỏ huân chương. Bao nhiêu sự kiện, câu chuyện ẩn kín mà ông có dịp nói ra, tựa những hạt ngọc lấp lánh, tỏa sáng cuộc đời bình dị mà rất đỗi kiên trung...

Anh bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang dũng khí, can trường, nhưng giọng nói của ông hiền từ, nhỏ nhẹ, phong cách chân chất Nam Bộ. Ông đọc cho chúng tôi mấy vần thơ mộc mạc về cuộc đời, tình chồng vợ, bài thơ tặng vợ sau ngày Đại thắng 30/4/1975: Lấy nhau từ thuở đầu xanh/ Anh mười tám, em mười bảy/ Ôi cuộc sống yên lành đang chờ đợi/ Nhớ chăng em .../ Bổn phận làm trai từ đó anh đã “Lên đàng”.

Nguyễn Văn Tàu, sinh năm 1928, người con kiên trung, niềm tự hào của Nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu, của miền Đông gian lao mà anh dũng. Quê hương yêu dấu của người chiến binh – người lính Cụ Hồ này ở xã Long Phước anh hùng, giàu truyền thống cách mạng. Long Phước ngày nay thuộc TP Bà Rịa, anh hùng trong chiến đấu và năng động sáng tạo trong lao động hòa bình, công cuộc đổi mới quê hương, đất nước.

Gặp nhà chỉ huy tình báo Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang: Bổn phận làm trai từ đó đã... lên đàng!
Anh bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Văn Tàu - Tư Cang

Năm 17 tuổi, Nguyễn Văn Tàu được ba mẹ cho lên Sài Gòn đi học. Nhà nghèo nhưng Nguyễn Văn Tàu chịu thương chịu khó, chăm học, học giỏi, tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, hiếu học. Vừa tìm kế mưu sinh, vừa đi học, chàng trai vùng quê nghèo Long Phước len lỏi khắp mọi con hẻm sâu ngóc ngách, khu thượng lưu của những kẻ lắm tiền nhiều của, hay khu nhà ổ chuột của người lao động nghèo sống cù bơ cù bất, Nguyễn Văn Tàu đều thông thạo. Dù chỉ là vô tình nhưng chính đây là điểm tựa, là điều kiện rất tốt để Nguyễn Văn Tàu hoạt động bí mật trong nội đô.

Sau thời gian đi học, đi làm tại Sại Gòn, Nguyễn Văn Tàu lại trở về quê hương Long Phước sống cùng gia đình. Cuộc sống thường ngày diễn ra trong bầu không khí cách mạng sục sôi, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Tàu tình nguyện tham gia các hoạt động chống Pháp, gia nhập Đội Thanh niên Tiền phong xã Long Phước do thầy Mã Văn Thái, một người quả cảm, dũng khí, yêu nước, võ nghệ cao làm chỉ huy trưởng. Thầy Mã Văn Thái dành trọn sự yêu quý, tin cậy cho cậu học trò cưng Nguyễn Văn Tàu.

Tham gia Đội Thanh niên Tiền phương, Nguyễn Văn Tàu đã chính thức tham gia Mặt trận Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp đô hộ và xâm lược. Ngày 25/8/1945, Nguyễn Văn Tàu cùng Nhân dân xã Long Phước đi theo người đội trưởng chỉ huy Mã Văn Thái thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền tại Bà Rịa. Trong khí thế rầm rộ xuống đường tham gia Tổng Khởi nghĩa, Nguyễn Văn Tàu là vệ sĩ cầm súng duy nhất của Đội, bảo vệ Chỉ huy trưởng Đội Thanh niên Tiền phong Mã Văn Thái.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo lời kêu gọi kháng chiến bảo vệ chính quyền cách mạng của Bác Hồ, đội du kích xã Long Phước được thành lập mang tên Quang Trung, người anh hùng áo vải của dân tộc. Nguyễn Văn Tàu là đội viên du kích kháng chiến luôn đi đầu, trung thành tuyệt đối, mẫn cán, tích cực. Trận chiến đánh quân địch đầu tiên của Đội du kích Quang Trung là công đồn Xà Bang diễn ra ngày 9/3/1946, tiêu diệt hơn 20 tên địch, thu nhiều vũ khí. Sau này, ngày 9/3 hằng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Năm 1946, theo yêu cầu của gia đình, Nguyễn Văn Tàu cưới vợ, sau đó vợ chồng ông sinh cô con gái đầu lòng, trước khi thoát li gia đình vào chiến khu tham gia kháng chiến, diệt giặc cứu nước. Vợ ông là bà Ánh đang mang bầu được ông đưa về Sài Gòn dựa vào người bà con để kiếm kế sinh nhai, một bề nuôi con khôn lớn. Theo gương chồng, bà Ánh cũng trở thành cơ sở của cách mạng, nữ giao liên dũng cảm giữa lòng địch - thành phố Sài Gòn.

Suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Văn Tàu xa nhà biền biệt, không một lần về nhà, không biết mặt - không có hạnh phúc ẵm bế đứa con gái đầu lòng. Năm 1954, Nguyễn Văn Tàu được lệnh tập kết ra Bắc, lại tiếp tục sống xa nhà. Cuối năm 1961, từ miền Bắc hậu phương lớn ông được lệnh bí mật hành quân vượt Trường Sơn trở về Nam - Mặt trận B2, miền Đông Nam Bộ thực thi nhiệm vụ thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tháng 5/1962, ông được cấp trên giao trọng trách làm Cụm trưởng Cụm Tình báo H.63. Hạt nhân của cụm H.63 là điệp viên mang mật danh X.6 (điệp viên Phạm Xuân Ẩn). H.63 được đánh giá hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ, với sự hoàn hảo của điệp viên X.6 huyền thoại - Phạm Xuân Ẩn. H.63 trải qua những năm tháng mưu trí gan dạ, giữ kín vỏ bọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có 10 năm bám trụ địa đạo Củ Chi. H.63 và các cá nhân của cụm tình báo chiến lược này lập công đặc biệt xuất sắc, vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Thành công đặc biệt xuất sắc của X.6 Phạm Xuân Ẩn có vai trò không nhỏ, sự chỉ huy khôn khéo, mưu lược, quả cảm của cụm trưởng H.63 Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu.

Với người Anh hùng, Đại tá Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu không thể không nhắc đến một trong những phẩm chất tuyệt vời, tính kỉ luật sắt của một người anh hùng tình báo. Tại Sài Gòn - Gia Định, chỉ huy lưới tình báo H.63, dù ở ngay bên cạnh vợ con nhưng không một lần ông ghé thăm nhà, dù chỉ là trong giây lát. Trong nội thành, có thời gian Tư Cang ở nhà cô Tám Thảo, vợ ông - cô Ánh giao liên nội tuyến thường xuyên tới đây để chuyển tài liệu cho ông, hai người nhìn nhau, có lúc nói chuyện vài câu nhưng không bao giờ ông để lộ, càng không nói nửa lời với cô Tám Thảo chủ nhà, cơ sở bí mật nội thành, rằng người nữ giao liên xinh đẹp đó là vợ của mình. Sau này, cô Tám Thảo vào căn cứ thì mới được biết câu chuyện tình đặc biệt, sự giấu kín cũng là hi sinh to lớn về tình cảm gia đình rất hi hữu này.

Và chỉ đến ngày 30/4/1975 sau bao năm đi xa, Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu mới trở về Sài Gòn trong đoàn quân chiến thắng. Lúc đó, tháng 4/1975, Đại tá Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu là Chính ủy Lữ đoàn Đặc công biệt động 316 tiến về giải phóng Sài Gòn. Trưa ngày 30/4/1975, vợ con chạy đi tìm ông giữa Sài Gòn đại thắng rợp bóng cờ hoa nhưng tin tức về Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu vẫn mù mờ, không ai biết. Mãi đến đêm 30/4/1975, Nguyễn Văn Tàu mới tìm về ngôi nhà thân thương của mình trong nỗi niềm vui sướng và hạnh phúc tột độ của vợ, con gái (chưa một lần gặp cha) và đứa cháu ngoại yêu thương.

Năm 2024, Đại tá Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu bước qua tuổi 96. Ông là nhà báo chiến lược, phẩm chất anh hùng của một nhân cách lớn, người con yêu dấu của quê hương Bà Rịa - Vũng Tàu và miền Đông Nam Bộ. Tuổi cao, ý chí càng cao. Ông sống cuộc đời thanh cao, gương mẫu, hạnh phúc bên người vợ hiền và con cháu, trong mảnh vườn nhỏ, nhiều cây hoa đẹp do chính bàn tay ông tự chăm sóc mỗi ngày. Hằng năm vào dịp kỉ niệm ngày Đại thắng 30/4, ngôi nhà nhỏ của ông rất đông khách. Ngày nào cũng nhiều đồng đội, bạn hữu, Chi hội Cựu chiến binh và Người cao tuổi địa phương và những đàn em nhỏ quây quần bên người anh hùng, nghe ông kể chuyện đánh giặc năm xưa - chuyện ông làm “Điệp viên - tình báo” phong phú, nhiều chi tiết hấp dẫn, mới lạ, kể mãi mà không hết, chẳng có chuyện nào giống chuyện nào.

Một đời làm cách mạng, xa nhà biền biệt hơn 30 năm, có lúc gần nhau mà vẫn cách mặt, cách lòng. Sự hi sinh thầm lặng, to lớn mà kẻ thù cũng phải kính nể, khiếp sợ. Một dân tộc biết hi sinh quên mình như thế, tạo nên sức mạnh vô địch đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chỉ chừng ấy thôi cũng đã quá đủ cho những người trong cuộc trở thành anh hùng. Đúng như câu thơ giản dị, mộc mạc mà Anh hùng, Đại tá Tư Cang - Nguyễn Văn Tàu đã tặng người vợ thân yêu của mình: Bổn phận làm trai từ đó anh đã “lên đàng”…

Phạm Quốc Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...
Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.
Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.
Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Tin khác

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc di chuyển như NCT, người khuyết tật hoặc những người mắc các bệnh mãn tính khiến việc đến các cơ quan Công an để thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước trở nên bất tiện hoặc không thể thực hiện, trong khi bản thân họ và gia đình đang rất cần được cấp thẻ căn cước để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, hưởng chế độ chính sách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 phải có sự đổi mới, sáng tạo, phong phú, linh hoạt, nhằm tạo sự khác biệt, hiệu quả, có điểm nhấn ấn tượng so với các kì Festival trước. Đồng thời để lại những công trình sử dụng lâu dài sau khi Lễ hội kết thúc.

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo
Cứ đến Rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, chùa Keo - Thái Bình lại khai hội. Du khách thập phương nườm nượp về đây không chỉ cầu phúc, cầu duyên mà còn có dịp chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo thời Lê có một không hai đã trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình, lắng sâu lưu truyền trong tâm tưởng các thế hệ.

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?
Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....
Phiên bản di động