Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Nhịp sống văn hóa 22/04/2024 17:38
Quần thể Khu du lịch Văn hóa Phương Nam |
Xác lập kỷ lục Nam Phương Linh Từ - Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công khai mở, gìn giữ làm rạng danh đất phương Nam. |
Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ đến ngày 8 - 9/3 âm lịch (trong đó mùng 8/3 giỗ hội các nhân vật lịch sử đất Phương Nam, mùng 9/3 giỗ Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm - Thủy tổ của họ Đặng Long Hưng và Phương Nam).
Năm nay, Khu du lịch Văn hóa Phương Nam (xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) tổ chức kỷ niệm lần thứ 204 năm giỗ Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (1820-2024) vào ngày 16/4/2024 (ngày 8/3 âm lịch) để tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân có công khai phá mở gìn giữ và làm rạng danh vùng đất Phương Nam. Hàng ngàn du khách, dòng họ Đặng từ muôn phương đã đến tham dự lễ tri ân các bậc tiền nhân và lễ kỷ niệm lần thứ 204 năm giỗ Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm. Đền thờ Nam Phương Linh Từ - điểm nhấn của Khu du lịch Văn hóa Phương Nam rộn rã nhộn nhịp người người cùng du khách thập phương đổ về như ngày hội lớn.
Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm sinh năm Giáp Tý 1744, tại thôn Văn Liêu, xã Uy Viễn, Tổng Phán Xá, huyện Nha Nghi, Phủ Đức Quang, trấn Nghệ An xưa. Thân sinh của ông Đặng Nhân Cẩm là Đặng Sĩ Quán, tự Duy Phiên làm quan giữ chức Chánh sứ Lạng Sơn ( Tỉnh trưởng). Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc mà cha, con, ông, cháu, nội, ngoại đều là những nhà khoa bảng làm quan của các Vương Triều. Khi mất, phần mộ của ông được mai táng tại xã Long Hưng A huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ Liêu Quận Công Đặng Sĩ Vinh ở Hà Tĩnh là Di tích lịch sử văn hóa. Bài vị của Thủy sư đô đốc Đặng Nhân Cẩm được phụng thờ trong đền thờ đó. Doanh nhân, cử nhân Đặng Phước Thành là hậu duệ trực tiếp của Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm.
Quần thể Nam Phương Linh Từ và Đặng tộc Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích hơn 5 ha với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam, được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ – gỗ với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn.
Đền thờ Đặng tộc, Bảo tàng Đặng tộc, Bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang (làm thành 5 châu), có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (4 bể), có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh, thành) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam). Đặng tộc Nam Phương Linh Từ được xây dựng trên diện tích 644 m2 với 80 cột chính, 7 gian, 2 chái, 5 lòng là nơi thờ phụng các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung, Thám hoa Đặng Ma La… Đặc biệt, trong đó có cụ tổ Đặng tộc Long Hưng Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Thủy sư đô đốc là tướng hải quân cao nhất được trao trong thời chiến dưới triều Nguyễn) - người được lịch sử ghi chép là một trong những nhân vật quan trọng góp phần khai phá, gìn giữ đất phương Nam.
Lễ kỷ niệm lần thứ 204 năm giỗ Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhẫn Cẩm. |
Tại lễ giỗ lần thứ 204 năm Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (1820 -2024), ông Đặng Phước Thành, Chủ tế chia sẻ: “Khu Du lịch Văn hóa phương Nam được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh là một quần thể công trình văn hóa – tâm linh phụng thờ các vị tiền nhân, các họ tộc cả nước, trong đó có tổ tiên họ Đặng đã khai phá ra vùng đất mới này, cũng như những người của các thế hệ, các giai đoạn lịch sử đã nằm xuống nơi đây. Để tỏ lòng tri ân, tôn vinh sự xả thân của các bậc tiền nhân cũng chỉ vì muốn cho quốc thái dân an, xã tắc đời đời hưng thịnh mà tôi cùng chi tộc Đặng xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phát tâm công đức xây dựng công trình này.Với truyền thống bất khuất, kiên cường và lao động cần cù, sáng tạo của cả dân tộc, các thế hệ người Việt Nam đã viết nên trang sử hào hùng trong quá trình gây dựng, gìn giữ và phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần tô điểm cho đất nước Việt Nam ngày thêm tươi đẹp”.
Ông Đặng Phước Thành hiện hiện là Cố vấn cấp cao Vinasun Corporation đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khu du lịch Văn hóa Phương Nam. Là một người con của vùng sông nước Cửu Long, gần 40 năm trước, khi phải rời xa quê hương lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, ông Đặng Phước Thành luôn tâm niệm một điều, khi có điều kiện sẽ trở về quê nhà, cố gắng làm một việc gì đó vừa có ích cho hiện tại mà cũng có thể để lại cho mai sau. Ước mơ ấy đã hun đúc và niềm đam mê kinh doanh của ông Đặng Phước Thành.
Được biết, Khu DLVH Phương Nam mở cửa đón khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm từ năm 2017. Từ đó, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách, những người muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa đặc trưng của phương Nam Việt Nam. Diện tích chung quần thể kiến trúc công trình: trên 30 ha. Công trình xây dựng gồm các khối nhà cổ - gỗ mới theo phong cách kiến trúc nhà rường Việt Nam, mang đậm dấu ấn triều Nguyễn, có cải tiến theo cung cách xây dựng nhà của Nam bộ.
Khu DLVHPN nằm trên một diện tích rộng lớn, vượt quá 30 ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Các công trình xây dựng ở Khu DLVHPN được thiết kế theo phong cách kiến trúc nhà rường Việt Nam, thể hiện rõ nét dấu ấn triều Nguyễn. Tuy nhiên, chúng cũng được cải tiến và thích nghi với cung cách xây dựng nhà của Nam bộ, tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Các khối nhà cổ và nhà gỗ mới ở Khu DLVHPN thể hiện sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa của khu vực. Mỗi công trình mang theo một câu chuyện, một trang sử đặc biệt, kể về sự đóng góp và tầm quan trọng của các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng. Khách du khách có thể tham quan và khám phá từng công trình để hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa phương Nam.
Cùng với giá trị tâm linh, Khu DLVH Phương Nam còn góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của miền Nam. Nơi đây giới thiệu du khách với kiến trúc, nghệ thuật, và phong cách sống độc đáo của khu vực. Đây cũng là nơi để thế hệ trẻ tìm hiểu và kết nối với quá khứ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn cho tương lai. Nơi đây không chỉ thúc đẩy lòng biết ơn và tôn trọng đối với quá khứ, mà còn góp phần vào sự phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống của miền Nam Việt Nam.
Du khách đổ về dự lễ Giỗ Tổ Tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (1820-2024). |
Khu DLVH Phương Nam không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt, mà còn là một điểm đến thú vị với nhiều hoạt động và trải nghiệm đa dạng. Du khách có thể: Tham quan các công trình kiến trúc: Khám phá các công trình văn hóa độc đáo, từ nhà rường truyền thống đến các bảo tàng và di tích lịch sử. Dự lễ hội truyền thống: Khu DLVHPN thường tổ chức các lễ hội và sự kiện truyền thống như lễ hội đền tưởng, lễ hội mùa xuân, và nhiều hoạt động văn hóa khác. Tìm hiểu về lịch sử: Các hướng dẫn viên tại Khu DLVHPN sẽ giúp du khách tìm hiểu về lịch sử và những câu chuyện thú vị liên quan đến những nhân vật lịch sử nổi tiếng. Thực đơn đậm vị miền Nam: Nơi đây cung cấp các món ăn truyền thống phương Nam, giúp du khách trải nghiệm hương vị độc đáo của vùng đất này. Tâm linh và lễ phụng thờ: Khu DLVHPN là nơi tôn vinh các nhân vật lịch sử và tổ tiên, vì vậy, du khách có thể tham gia các hoạt động tâm linh và lễ phụng thờ để thể hiện lòng kính trọng và tri ân. Mua sắm và quà lưu niệm: Khu DLVHPN có các cửa hàng và chợ lưu niệm để du khách có thể mua sắm và mang theo những kỷ niệm đáng nhớ. |
Ông Đặng Phước Thành (đứng giữa), Cố vấn cấp cao Vinasun Corporation, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Khu du lịch Văn hóa Phương Nam. |