Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?
Sức khỏe 07/04/2023 14:31
Quyết định do Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Trường Sơn kí, đã nêu rõ những đối tượng được khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, bao gồm 4 nhóm chính.
Thứ nhất, những người có người thân bị đái tháo đường. Thứ hai, những người từ 45 tuổi trở lên. Thứ ba, những người có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Thứ tư, phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Đặc biệt, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 năm/lần.
Hướng dẫn mới của Bộ Y tế xác định, tiền đái tháo đường là tình trạng bệnh lí trung gian giữa bình thường và đái tháo đường tuýp 2. Người mắc tiền đái tháo đường có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường típ 2, liên quan với bệnh béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực.
Can thiệp lối sống vẫn là biện pháp quan trọng để điều trị, quản lí tiền đái tháo đường. Tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Khi điều trị bằng thuốc, phương án điều trị phải được xác định trước. Metformin là thuốc có bằng chứng để chỉ định điều trị tiền đái tháo đường.
Để điều trị tiền đái tháo đường, Bộ Y tế đưa ra một số phương pháp:
- Thay đổi lối sống thông qua can thiệp dinh dưỡng, tăng hoạt động thể lực.
- Điều trị bằng thuốc.
- Phẫu thuật giảm béo, giảm cân giúp kiểm soát glucose máu với những người bị béo phì nặng. Đồng thời kết hợp điều trị nội khoa chặt chẽ sau phẫu thuật.
Cần lưu ý: Với những người có nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường nhưng kết quả xét nghiệm glocose máu bình thường thì hằng năm phải xét nghiệm lại glucose