Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học đường.

Hội thảo diễn ra vào sáng 12/10, tại Hà Nội, do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) và Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đồng tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn TH và Viện Dinh dưỡng TH. Hội thảo đã quy tụ hơn 300 đại biểu, bao gồm các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước, đại diện từ các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế.

Đại diện ban tổ chức tặng hoa các báo cáo viên, diễn giả tại hội thảo
Đại diện ban tổ chức tặng hoa các báo cáo viên, diễn giả tại hội thảo

Khoảng 86% chiều cao đạt được khi dưới 12 tuổi

Các Đại biểu và chuyên gia tại Hội thảo đồng thuận rằng, sức khỏe là vốn quý của đời người, khởi đầu là giai đoạn 1000 ngày đầu đời và tiếp theo từ 2-12 tuổi. Khoa học đã chứng minh, khoảng 86% chiều cao tối đa của con người đạt được trong độ tuổi dưới 12 tuổi, đây chính là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa tầm vóc, thể lực và trí lực của con người. Chính vì vậy, vấn đề chăm lo dinh dưỡng cho trẻ em ở giai đoạn này, đặc biệt là dinh dưỡng học đường đã trở nên cấp thiết, cần được nhận thức đầy đủ để có giải pháp thực thi hiệu quả.

Theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với ba gánh nặng về dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thể thiếu (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi); thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra toàn quốc năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của Việt nam là 18,2% (thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em ở dưới mức 20%, là mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,8%) và Tây Nguyên (25,9%).

Bên cạnh đó, có sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở tất cả các đối tượng, trong đó phải kể đến là thừa cân, béo phì ở trẻ 5-19 tuổi gia tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19,0% vào năm 2020 (tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm).

Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, với những mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho toàn dân, đặc biệt là nhóm trẻ em và thanh thiếu niên tuổi học đường.

Một số Mục tiêu cơ bản của Chiến lược bao gồm: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2030; Kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực thành thị, với mục tiêu giữ tỷ lệ này ở mức dưới 19% cho trẻ từ 5-18 tuổi vào năm 2030; Tăng cường giáo dục dinh dưỡng trong nhà trường, với mục tiêu 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% ở khu vực nông thôn sẽ tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị vào năm 2025 và phấn đấu đạt tương ứng 90% và 80% vào năm 2030.

“Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những giải pháp can thiệp mang tính toàn diện, liên tục, liên ngành, trong đó bao gồm sự hoàn thiện về cơ chế, chính sách về dinh dưỡng, để thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện; tăng cường phối hợp liên ngành và vận động xã hội; tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng”, PGS.TS. Trần Thanh Dương nhấn mạnh.

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế.
PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế

Trong lĩnh vực dinh dưỡng học đường, theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, cần có sự tham gia của gia đình, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh và tham gia vào các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em.

Một mô hình điểm về  bữa ăn học đường
Một mô hình điểm về bữa ăn học đường

Mô hình điểm về bữa ăn học đường

Tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh về những giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tham luận

Theo PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với sự đồng hành của Tập đoàn TH, được thực hiện tại 10 tỉnh thành trên cả nước, đại diện cho 5 vùng sinh thái của Việt Nam.

Sau khi thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp với từng địa phương, bữa ăn học đường trong mô hình điểm được tiếp cận theo hướng sử dụng thực phẩm hoàn toàn từ tự nhiên, dựa trên lợi thế về nông nghiệp của vùng miền, sữa tươi được đưa vào cấu phần bữa ăn một cách khoa học. Can thiệp chính của Mô hình điểm là 400 thực đơn bữa ăn học đường đa dạng, cân đối, giàu vi chất dinh dưỡng, bữa phụ chiều sử dụng 1 ly sữa tươi để cải thiện khẩu phần canxi, kết hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất (qua 130 bài tập vận động và 60 trò chơi vận động được biên soạn, phù hợp với từng lứa tuổi) giúp học sinh tăng cường sức khỏe và phát triển thể lực.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Mô hình điểm đã có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể lực cho cả ba đối tượng: học sinh, nhà trường và phụ huynh. PGS.TS Nguyễn Thanh Đề đưa ra một số đề xuất cụ thể như: Cần nhân rộng mô hình điểm; Xây dựng chính sách và tiến tới luật hóa dinh dưỡng học đường, đó sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý, các nhà trường, doanh nghiệp tham gia chuẩn bị và tuân thủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, quy trình, chuyên môn phục vụ bữa ăn học đường; Đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn về dinh dưỡng trong trường học.

Những kinh nghiệm hay từ quốc tế

Tại Hội thảo, GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản đã chia sẻ những thành công của chương trình bữa ăn học đường tại Nhật Bản, một mô hình thành công nổi bật trên thế giới.

GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản
GS. Nakamura Teiji, Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản

Theo GS. Nakamura Teiji, sau Thế chiến II, Nhật Bản đối mặt với thiếu hụt về dinh dưỡng nghiêm trọng, trong bối cảnh đất nước khó khăn, Nhật Bản đã đặt ưu tiên và chú trọng đến bữa trưa học đường. Năm 1954, Nhật Bản đã ban hành Luật Bữa trưa học đường. Vào năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã ban hành "Luật cơ bản về Giáo dục thực phẩm và Dinh dưỡng (Shokuiku Basic Act.). Có thể thấy Luật về dinh dưỡng học đường ở Nhật Bản đã ra đời từ sớm và có sự thay đổi theo từng giai đoạn, để phù hợp với tình hình thực tế về tình trạng dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Luật vừa chuẩn hóa bữa ăn học đường vừa chú trọng phát triển giáo dục dinh dưỡng. Đến nay, 99% các trường tiểu học và 91,5% các trường trung học cơ sở tại Nhật đã áp dụng chương trình này. Kết quả, tình trạng suy dinh dưỡng giảm đáng kể, thanh niên Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ, với tầm vóc, chiều cao trung bình tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm cách đây 50 năm.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, công bố vào năm 2023, chiều cao trung bình của người Nhật gây ấn tượng mạnh: Nam – 1m72; Nữ - 1m58. Cách đây 50 năm, các con số này lần lượt chỉ là 1m50 và 1m49. Hiện tại, chiều cao trung bình của người Nhật đứng hàng đầu thế giới.

“Nhật Bản đã trở thành một ví dụ điển hình về cách một quốc gia có thể sử dụng dinh dưỡng, được quy định bởi một “hành lang pháp lý” chuẩn mực, như một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe, tầm vóc, chất lượng sống của thế hệ trẻ. Trong đó, dinh dưỡng học đường không chỉ là một giải pháp cải thiện sức khỏe học sinh, mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững”, GS. Nakamura Teiji chia sẻ.

ThS. Josselyn Neukom
ThS. Josselyn Neukom trình bày tham luận

Còn tại Mỹ, theo ThS. Josselyn Neukom, chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng từ tổ chức SwipeRx nhấn mạnh rằng, trường học là môi trường lý tưởng để khuyến khích trẻ em duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, vì đây là nơi các em dành phần lớn thời gian hàng ngày.

Chuyên gia đã trình bày phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường. Chính phủ Mỹ đã đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng, tập trung vào việc giảm thiểu lượng đường, muối và chất béo; chú trọng bổ sung rau củ, ngũ cốc và sữa tươi trong các bữa ăn học đường. Bên cạnh đó, việc giáo dục dinh dưỡng cũng được tích hợp vào chương trình học chính khóa, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe.

Cần luật hóa dinh dưỡng học đường tại Việt Nam

Một nội dung đặc biệt được PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày trong hội thảo là mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sự phát triển não bộ, đã chỉ ra rằng đường ruột – một hệ thống chứa tới 100 triệu nơ-ron thần kinh – đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất serotonin, hormone quan trọng điều chỉnh cảm xúc.

Việc duy trì sức khỏe đường ruột thông qua chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tác động đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ. PGS.TS. Phương Mai cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ, làm suy giảm khả năng học tập và gây ra các vấn đề về cảm xúc như căng thẳng, trầm cảm. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.

PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày trong hội thảo
PGS.TS. Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về khoa học não bộ ứng dụng, trình bày tham luận tại hội thảo

Cũng tại Hội thảo, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), Nguyên Chủ tịch Hiệp hội dinh dưỡng Việt Nam, cũng có tham luận đáng chú ý.

GS.TS.BS. Lê Thị Hợp
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS.BS. Lê Thị Hợp cho rằng, việc Luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết

Là một chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, GS.TS.BS Lê Thị Hợp đã tham gia triển khai các chương trình, dự án dinh dưỡng từ năm 1995 đến nay thông qua các Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Kế hoạch hành động của Quốc gia về dinh dưỡng. Bà đã có những phân tích căn bản về tiếp cận dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, sự tham gia của doanh nghiệp như Tập đoàn TH và đưa ra các khuyến nghị, trong đó có Luật hóa/chính sách hóa, trước tiên là “Luật dinh dưỡng học đường”. Theo bà, việc Luật hóa dinh dưỡng học đường tại nước ta là vấn đề cấp thiết, để có giải pháp bền vững và đồng bộ.

Các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh để giúp cho trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.

Luật cũng là căn cứ để quy định cho những người làm công tác dinh dưỡng học đường phải được đào tạo bài bản; đưa kiến thức dinh dưỡng vào các bài học chính khóa cho học sinh; Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc dinh dưỡng cho học sinh.

Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH
Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH

Đại diện cho đơn vị đồng hành, Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập- Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH – bày tỏ: “Sức khỏe là tài sản lớn nhất của đời người. Con người là chủ thể của xã hội, là nguồn lực quyết định sự phát triển đất nước. Sự phát triển thể lực, trí lực và tâm hồn của mỗi cá nhân là rất quan trọng. Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như ngũ cốc, rau củ, thực phẩm và các sản phẩm từ sữa và cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe bền vững”. Và bà kêu gọi: “Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, vun đắp cho tài sản lớn nhất của đời người của chúng ta một cách tốt nhất có thể”.

Tại Việt Nam, TH là đơn vị khởi xướng và đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan ban ngành từ những ngày đầu xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng Quốc gia. Cụ thể: Năm 2013, TH là đơn vị tiên phong trong Chương trình Quốc gia Sữa học đường, đi đầu trong việc xây dựng mô hình kết hợp với nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm “Sữa tươi tiệt trùng sữa học đường TH true MILK”. Đây là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em, là cơ sở thực tiễn để ban hành tiêu chuẩn Sữa học đường trong Đề án Sữa học đường Quốc gia, bằng Quyết định số 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/07/2016, góp phần giảm thiểu tình trạng đưa sữa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào trường học.

Năm 2018, Tập đoàn TH phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc tế và công bố “Đề án Dinh dưỡng” người Việt với 6 tiểu đề án hướng đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, trong đó có 2 tiểu đề án triển khai các các hoạt động tổng thể về dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi vàng gồm: Nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Nghiên cứu đề xuất phương án cải thiện tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn cho trẻ lứa tuổi học đường. Trong 6 năm qua, tập đoàn TH đã đồng hành triển khai nhiều nghiên cứu/thực nghiệm để có các căn cứ khoa học bài bản cho tiếp cận chính sách, tiên phong thực thi trách nhiệm doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Tại Hội thảo quốc tế Dinh dưỡng người Việt lần 2, các vấn đề về dinh dưỡng học đường tiếp tục được đề cập với các góc nhìn cấp thiết từ thực tế và đưa ra giải pháp, kinh nghiệm quốc tế. Thông qua các hoạt động bài bản này, Tập đoàn TH kiên trì thực hiện sứ mệnh Vì sức khỏe cộng đồng.

Minh Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển Thạc sĩ/Tiến sĩ tại những đại học danh tiếng toàn cầu. Các tân khoa VinUni khóa 2 là thế hệ đặc biệt - trưởng thành và tỏa sáng từ đại dịch Covid-19.
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hơn 1,1 triệu thí sinh bước vào môn thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh bước vào môn thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng 26/6, hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2025 bắt đầu với bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận.
Trượt vào lớp 10 trường công lập không phải là dấu chấm hết

Trượt vào lớp 10 trường công lập không phải là dấu chấm hết

Kết quả thi vào lớp 10 các trường công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vừa được công bố, bên cạnh niềm vui hân hoan của học sinh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn, thì vẫn còn không ít nỗi buồn của các em học sinh vì cánh cổng trường công lập đã khép lại. Chia sẽ về vấn đề này, thầy Lê Hoàng Tuấn, giáo viên Trường THPT Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho rằng, thi trượt vào lớp 10 trường công lập không phải là dấu chấm hết.

Tin khác

Lý Nhật Quang – ngôi trường có 2 Thủ khoa, 1 Á khoa trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10

Lý Nhật Quang – ngôi trường có 2 Thủ khoa, 1 Á khoa trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, lớp 9C Trường THCS Lý Nhật Quang, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An có đến 2 Thủ khoa và 1 Á khoa.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng hải

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng hải
Ngày 12/6/2025, tại Thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (VMU) và Đại học Hàng hải Thế giới (WMU) đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng hải Việt Nam.

Tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy năm 2025

Tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy năm 2025
Ngày 5/6/2025, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Lễ bế giảng và trao Bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy năm 2025 cho sinh viên khoá 2021 - 2025 tại Hội trường A.

Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng ở Di sản Thành nhà Hồ

Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng ở Di sản Thành nhà Hồ
Cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề "Thành Nhà Hồ - 10 năm kinh đô, hai vương triều, một điểm đến”, được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Trường THCS Phạm Văn Hinh (Thanh Hóa) tổ chức.

Trường miền núi xứ Thanh khen thưởng giáo viên, học sinh tiêu biểu

Trường miền núi xứ Thanh khen thưởng giáo viên, học sinh tiêu biểu
Trường THCS&THPT Như Thanh (Thanh Hóa) vừa tổ chức lễ bế giảng năm học 2024-2025, khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi tiêu biểu.

Xây dựng “thế trận lòng dân” từ tình yêu Biển đảo quê hương

Xây dựng “thế trận lòng dân” từ tình yêu Biển đảo quê hương
Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2025); 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; vừa qua, tại trường Trung học Cơ sở Hồng Kỳ, Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”, nhằm tuyên truyền, giáo dục kiến thức và bồi đắp tình yêu biển đảo cho học sinh và nhân dân địa phương.

Dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm – hướng đi cho sự phát triển bền vững

Dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm – hướng đi cho sự phát triển bền vững
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Trong đó, một phần lớn diện tích chủ yếu ở vùng miền núi, vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An có nhiệm vụ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động của 6 huyện miền núi gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương. Từ lâu, Trường đã là địa chỉ tin cậy để người học tìm đến, học tập để vươn lên thoát nghèo.

Hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Hiệu quả và ý nghĩa thiết thực của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” và “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”
Các chương trình “Mẹ đỡ đầu” và "“Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" trong thời gian qua ở Bình Thuận đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ...

Lễ tri ân, trao thưởng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu

Lễ tri ân, trao thưởng cho giáo viên và học sinh tiêu biểu
Ngày 27/5, Trường THPT Hoằng Hóa 4 tổ chức lễ bế giảng năm học 2024-2025, khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi tiêu biểu.

Công ty CP THT Education trao 40 suất học bổng khóa học tiếng Đức B1 cho học sinh Thanh Hóa

Công ty CP THT Education trao 40 suất học bổng khóa học tiếng Đức B1 cho học sinh Thanh Hóa
Công ty CP THT Education vừa khởi động chương trình trao học bổng khóa học tiếng Đức B1 tổng trị giá 200 triệu đồng dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thanh Hóa.

Bế giảng năm học 2024- 2025, trao bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề cho học sinh khóa 2022-2024

Bế giảng năm học 2024- 2025, trao bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề cho học sinh khóa 2022-2024
Sáng 26/5/2025, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Nông Cống tổ chức Lễ bế giảng năm học 2024-2025, trao bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề cho học sinh khóa 2022-2024. Dự buổi Lễ có các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, Ban Giám đốc; đại diện các trường nghề; Hội phụ huynh học sinh cùng đông đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Trung tâm.

Trường THCS Hoàng Diệu đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia

Trường THCS Hoàng Diệu đón nhận Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
Sáng 23/5, Trường THCS Hoàng Diệu (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia. Sự kiện là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập
Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.

Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!
Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...
Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Xem thêm
Thuốc lá tiếp tục là thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu

Thuốc lá tiếp tục là thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu

Hơn 1000 đại biểu đến từ các chính phủ, tổ chức quốc tế, giới học giả và các tổ chức xã hội dân sự trên toàn thế giới tham gia Hội nghị Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá 2025. Hội nghị là diễn đàn cấp cao nhằm thúc đẩy thực thi Công ước Khung của Tổ chức Y t
Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô lớn trong khuôn khổ ABAC III sẽ tổ chức tại Hải Phòng

Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô lớn trong khuôn khổ ABAC III sẽ tổ chức tại Hải Phòng

Từ ngày 15 - 18/7, tại TP Hải Phòng, sẽ diễn ra kỳ họp lần thứ 3 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC năm 2025 (ABAC III) với chủ đề “Cầu nối-Doanh nghiệp-Vươn xa”.
Phát triển đặc khu Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế biển

Phát triển đặc khu Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế biển

UBND đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang (mới) ban hành tờ trình số 03/TTr-UBND ngày 1/7/2025 về việc chuyển đổi 29 ấp thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (cũ) thành 29 khu phố thuộc đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang (mới).
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Phiên bản di động