Brucella: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

Brucella là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh...

1. Nguyên nhân gây Brucella

Bệnh Brucella là một căn bệnh được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như sốt Địa Trung Hải, sốt Malta,... Con người là vật chủ tình cờ của vi khuẩn Brucella, tuy nhiên bệnh Brucella hiện nay vẫn là mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và là bệnh nhiễm trùng từ động vật phổ biến nhất.

Brucella là một chi vi khuẩn Gram âm, chúng sống trong cơ quan sinh sản của động vật kí chủ, gây sẩy thai và vô sinh.

Chúng được thải ra môi trường với số lượng lớn thông qua nước tiểu, sữa, dịch nhau thai và các chất dịch khác của động vật.

Có 12 loài đã được xác định, được đặt tên chủ yếu theo nguồn gốc động vật hoặc đặc điểm lây nhiễm. Trong số đó, 4 loài sau có khả năng gây bệnh ở người ở mức độ từ trung bình đến nặng.

- Đối với brucella melitensis: Từ cừu, có khả năng gây bệnh cao nhất

- Đối với brucella suis: Từ lợn, có khả năng gây bệnh cao

- Đối với brucella abortus: Từ gia súc khác, khả năng gây bệnh trung bình

- Đối với brucella canis: Từ chó, có khả năng gây bệnh trung bình

Brucella: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Bệnh Brucella lây truyền qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.

Bệnh Brucella lây truyền qua tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng và có thể mắc bệnh brucella qua những con đường như sau:

- Uống sữa thô hoặc ăn pho mát, kem hoặc các sản phẩm sữa khác chưa tiệt trùng. Động vật bị nhiễm bệnh tạo ra sữa bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, phương pháp thanh trùng sẽ tiêu diệt vi khuẩn này nên có thể uống sữa từ cừu, dê, bò một cách an toàn ngay cả khi chúng mắc bệnh Brucella.

- Tiếp xúc với thịt hoặc dịch tiết của động vật bị nhiễm bệnh. Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da hoặc qua mắt, mũi, miệng.

- Hít phải Brucella từ không khí, thường là từ thịt hoặc máu của động vật bị nhiễm bệnh. Đây là một rủi ro đối với người làm việc với Brucella trong phòng thí nghiệm hoặc làm việc ở trang trại, lò mổ hoặc nhà máy đóng gói thịt.

Mặc dù khả năng lây truyền từ người sang người rất khó xảy ra nhưng vẫn có những trường hợp lây truyền Brucella rất hiếm. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc qua việc cho con bú và thông qua quan hệ tình dục.

2. Triệu chứng bệnh Brucella

Biểu hiện của bệnh Brucella có thể khởi phát một cách đột ngột hoặc âm ỉ. Một số triệu chứng của bệnh thường gặp như:

- Ban đầu người bệnh có những biểu hiện như sốt, rét run, đổ mồ hôi, ớn lạnh.

- Sau khi phát bệnh, nếu không đi khám và điều trị, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sút cân, cơ thể mệt mỏi, nhanh đuối sức khi làm việc.

- Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như đau khớp, đau lưng, đau cơ bắp, đau đầu, đau bụng. Ở nam giới có một số trường hợp xuất hiện viêm tinh hoàn. Nếu không chữa trị, để bệnh thành mạn tính, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn sốt xen kẽ với các đợt không sốt trong thời gian dài.

- Thực tế, dấu hiệu nhận biết bệnh Brucella thường không rõ ràng, xuất hiện một cách nghèo nàn nên người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám khi có hiện tượng bất thường để điều trị sớm và dứt điểm.

Bệnh Brucella khi không điều trị để kéo dài trở thành bệnh mạn tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

- Tổn thương xương

- Tổn thương khớp như viêm đĩa đệm, viêm khớp mủ

- Viêm nội tâm mạc

- Viêm màng não

3. Bệnh Brucella có lây không?

Bệnh Brucella là bệnh lí nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người với tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Brucella.

Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh, nếu nguồn sữa đó không được tiệt trùng hoặc không bảo đảm thì khi chế biến thành các sản phẩm như sữa tươi, bơ, pho mai, kem có thể lây truyền bệnh sang người sử dụng.

Brucella cũng xuất hiện trong các mô, cơ quan của động vật nhiễm bệnh. Việc sử dụng thực phẩm từ thịt, nội tạng của động vật khi nấu chưa chín hoặc chưa chế biến kỹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Brucella có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da khi các vết thương hở, bị trầy xước hoặc tiếp xúc nước tiểu, máu, dịch tiết, mô của động vật đang mang mầm bệnh. Ngoài ra cũng gặp một số trường hợp người bệnh mắc do hít phải vi khuẩn lưu hành trong không khí.

Bệnh Brucella không lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp có thể lây từ mẹ sang con trong trường hợp sinh con hoặc qua sữa mẹ khi nuôi con bú.

4. Phòng ngừa bệnh Brucella

Để phòng ngừa bệnh Brucella, người dân nên thực hiện một số biện pháp sau:

Đối với gia súc gia cầm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vaccine đầy đủ và điều trị dự phòng bệnh Brucella cho động vật chưa mắc bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được khử trùng, cách li và tiêu hủy.

Đối với người tiếp xúc: Khi tiếp xúc với vật nuôi cần có các biện pháp bảo hộ. Khi vật bị bệnh cần thông báo, có các biện pháp xử lí và cách ly tránh làm lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, mọi người nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám để xác định bệnh và tiến hành điều trị sớm, kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

Dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm Brucella được khuyến cáo cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc các mẫu xét nghiệm) bằng doxycycline 100 mg phối hợp với rifampin 600mg một lần/ngày trong 3 tuần. Rifampin không được dùng với B.abortus (chủng RB51) vì chúng có khả năng đề kháng với rifampin. Miễn dịch sau khi nhiễm bệnh ở người chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 02 năm.

5. Điều trị bệnh Brucella

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo có thể điều trị bệnh Brucella bằng cách dùng Doxycycline 100 mg x 2 lần/ngày trong 6 tuần; Streptomycin 1g 12 đến 24 giờ trong 15 ngày. Có thể được thay thế bằng gentamicin 3-5 mg/kg/ngày trong 14 ngày.

Đối với trẻ em có thể sử dụng trimetoprim/sulfamethoxazole (cotrimoxazole) kết hợp với aminoglycoside (streptomycin, gentamycin) hoặc uống rifampin trong 4-6 tuần. Tuy nhiên, điều trị tối ưu ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 8 tuổi chưa xác định.

Bên cạnh đó cần điều trị tích cực các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Sau khi điều trị qua giai đoạn cấp, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.

Ngoài ra cũng cần theo dõi người bệnh tích cực trong vòng ít nhất 2 năm sau khi kết thúc điều trị để phát hiện trường hợp tái phát. Bệnh nhân tái phát thường vẫn đáp ứng tốt với phác đồ điều trị ban đầu.

Điều trị dự phòng bệnh do Brucella cho động vật chưa mắc bệnh: Đối với gia súc gia cầm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vaccine khác đầy đủ để giảm nguy cơ bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách li và tiêu hủy, khử trùng khi mắc bệnh.

Thư Kỳ (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury

Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury (Kathleen Luxury) đang nổi lên là địa chỉ làm đẹp uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí đắc địa, cơ sở vật chất hiện đại, không gian sang trọng cùng đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, Kathleen Luxury không chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu mà còn nổi bật nhờ sự tân tâm với khách hàng.
Những loại thức uống tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Những loại thức uống tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể tiến triển gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh lí này hiệu quả với lối sống và chế độ ăn lành mạnh, những loại nước trái cây dễ làm dưới đây...
Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lao hạch thường gặp khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Lao hạch nếu không được chữa trị đúng phương pháp và kịp thời ở các giai đoạn đầu sẽ có biến chứng nguy hiểm...
Cần đi khám đau lưng khi nào?

Cần đi khám đau lưng khi nào?

Đau lưng là vấn đề rất thường gặp, có khoảng 65 - 80% dân số bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là một trong những lí do phổ biến nhất khiến bệnh nhân đến với bác sĩ hoặc phải nghỉ việc và là một trong nhiều nguyên nhân gây tàn tật trên thế giới...
Viêm tĩnh mạch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm lớp bên trong của hầu hết các mạch máu bề mặt và thường gặp nhất ở các tĩnh mạch ở chân, mắt cá chân và bàn chân, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kì tĩnh mạch nào trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như sưng tấy, đỏ da và đau ở vùng bị ảnh hưởng...

Tin khác

Hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Da liễu Việt Nam về dự phòng bệnh zona

Hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Da liễu Việt Nam về dự phòng bệnh zona
Ngày 29/11, Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI diễn ra tại Huế với sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu, PGS.TS.BS. Lê Hữu Doanh, Phó Chủ tịch Hội Da Liễu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ động phòng ngừa, nhằm giảm thiểu các hệ lụy nghiêm trọng của zona.

Trái cây an toàn cho người đái tháo đường

Trái cây an toàn cho người đái tháo đường
Trái cây là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của tất cả mọi người. Đối với người đái tháo đường nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp…

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca lấy - ghép đa tạng

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca lấy - ghép đa tạng
Ngày 27/11/2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) đã hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 tổ chức lấy 7 mô tạng gồm tim, gan, phổi, 2 thận, 2 giác mạc từ người hiến chết não, đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Quân Y 103. Đây cũng là lần thứ 3 Bệnh viện 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 theo hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan năm 2024.

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kì lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kì lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.

Những thực phẩm giúp giảm mỡ máu

Những thực phẩm giúp giảm mỡ máu
Một số thực phẩm có tác dụng giúp giảm mỡ máu một cách tự nhiên, người bị cholesterol cao nên ăn...

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Bộ Y tế tổ chức Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai

Bộ Y tế tổ chức Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai
Ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai. Sự kiện do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, diễn ra từ ngày 21 đến 23/11/2024.

Cách đào thải axit uric nhanh khỏi cơ thể

Cách đào thải axit uric nhanh khỏi cơ thể
Axit uric cao là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lí như bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh thận,... Vậy làm thế nào để đào thải axit uric nhanh và đơn giản là vô cùng quan trọng...

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng
Sáng 15/11, Bệnh viện Mắt Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng. Dự lễ có đại diện lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo Hội NCT tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan,các trường học và Hội NCT các xã, phường trong TP Phan Thiết.

Những vị thuốc bổ dưỡng nên dùng vào mùa Đông

Những vị thuốc bổ dưỡng nên dùng vào mùa Đông
Mùa Đông là thời điểm cơ thể dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Sử dụng những vị thuốc có tính ấm và bổ dưỡng vào mùa Đông, sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể...

Một số kiêng kị khi ăn mộc nhĩ

Một số kiêng kị khi ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ là nguyên liệu của nhiều món ăn quen thuộc và cũng là vị thuốc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Vậy mộc nhĩ có những tác dụng gì, cần kiêng kị gì khi ăn mộc nhĩ?
Xem thêm
Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.
Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động