Đi tìm dấu tích Cổ Nguyệt Đường quán hội Tao Đàn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Tao Đàn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ở Cổ Nguyệt Đường từ năm 1811-1814, có tới 28 thi hữu cùng bàn luận về thơ phú văn chương. Trong số thi hữu ấy có một người tên là Mai Sơn Phủ, duyên thơ nối họ với duyên tình. Vậy người có biệt danh Mai Sơn Phủ đến Cổ Nguyệt Đường là ai, quê ở đâu? Chúng tôi đã đi tìm dấu tích Cổ Nguyệt Đường để tìm bóng dáng Mai Sơn Phủ.

Đi tìm dấu tích dấu tích Cổ Nguyệt Đường

Sau khi chia tay với Tổng Cóc năm 1804, Hồ Xuân Hương trở lại kinh thành, hơn 7 năm nàng theo bàn bè đi buôn bán và mở hiệu bán sách ở phố Nam lấy tiền trang trải nuôi mẹ già. Năm 1811, Hồ Xuân Hương được mời về dạy học ở làng Nghi Tàm thay thầy Tử Minh vừa mất. Cũng năm đó nàng rời nhà từ thôn Tiêu Thị về ở nhà mới Cổ Nguyệt đường ven Hồ Tây. Liên quan đến ông người có biệt danh là Mai Sơn Phủ, (như ông Nguyễn Bình Kình có biệt danh là Chiêu Hổ), là thi hữu của Cổ Nguyệt Đường, chúng tôi phải lần lại phải lần tên các danh sĩ đương thời đã đến Cổ Nguyệt Đường. Trong số 28 thi hữu thường đến giao lưu thơ phú với Hồ Xuân Hương ở Cổ Nguyệt Đường từ năm 1811-1814 có Phạm Quí Thích (khắc và in thơ của Nguyễn Du), Nguyễn Huy Tự (Tác giả Hoa Tiên), Nguyễn Du, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong, Cư Ðình, Trần Quang Tĩnh, Nguyễn Án, Nguyễn Thạch Hiên, Hoàng Hy Đỗ và Trần Phúc Hiển… Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ được dựng từ năm nào? Ở đâu? Tìm ra dấu tích Cổ Nguyệt Đường, từ đây có thể lần ra thân thế các thi nhân trong hội Tao Đàn của Hồ Xuân Hương và tìm ra xuất sứ các bài thơ nữ sĩ viết trong giai đoạn này tặng cho ai?

 bf chúa thơ Nôm Hồ xuân Hương
Tranh vẽ Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Ngược dòng thời gian theo Hồ Tông Thế phả và thân thế Hồ Xuân Hương, đều ghi cụ đồ Hồ Phi Diễn là cha của Hồ Phi Mai (tên nhân danh), còn gọi là Xuân Hương (biểu tự), Cổ Nguyệt Đường (là bút hiệu). Cụ đồ qua đời năm 1786, khi ấy Hồ Xuân Hương mới 13 tuổi, không thể đảm nhiệm được việc thay cha dạy học ở làng Nghi Tàm. Lớp học của cụ đồ do Tử Minh làm Trưởng tràng năm ấy 15 tuổi, thay thầy dạy học. Rồi Xuân Hương đi lấy chồng làm vợ ba của ông Nguyễn Bình Kình (tức Tổng Cóc năm 1802), mối tình chỉ có 2 năm, năm 1804 nữ sĩ chia tay với Tổng Cóc. Trở lại kinh thành, Hồ Xuân Hương theo bạn bè đi buôn bán khắp nơi để nuôi mẹ già, nàng còn mở hiệu sách ở phố Nam (gần nhà thôn Tiêu Thị, Tổng Tiêu Túc, huyện Thọ Xương) nay là khu vực Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm-Hà Nội…

Trưởng Tràng Tử Minh thay cụ đồ Hồ Phi Diễn dạy học ở làng Nghi Tàm thấm thoắt đã 25 năm, đến năm 1811 thì qua đời ở tuổi 40. Dân làng và gia đình Tử Minh mời Hồ Xuân Hương về thay Trưởng tràng dạy lớp học ở làng Nghi Tàm, phía Bắc Hồ Tây. Khi Tử Minh chết Hồ Xuân Hương có 3 bài thơ khóc Tử Minh, như khóc một người anh thân thiết trong gia đình. Vì cụ đồ Hồ Phi Diễn không có họ hàng ở Nghi Tàm, nên gia đình Trưởng tràng Tử Minh được Hồ Xuân Hương coi là nơi thân thiết như ruột thịt, vì nữ sĩ là bạn thân với vợ và em gái của Tử Minh.

Từ ngày về dạy học ở làng Nghi Tàm, dạy chữ Thánh hiền cho con trẻ, lớp học ngày càng đông, Hồ Xuân Hương bỏ nghề đi buôn, chuyên tâm dạy học. Đầu năm cha mẹ học trò đến lễ tết cô giáo, phần ruộng học điền làng Nghi Tàm chu cấp hoa lợi, nữ sĩ có được cuộc sống thanh bạch nuôi mẹ già.

Cũng từ khi trở về làng Nghi Tàm dạy học năm 1811, Hồ Xuân Hương dựng Cổ Nguyệt Đường, đây là ngôi nhà nữ sĩ đưa mẹ già từ thôn Tiêu Thị, Tổng Tiêu Túc, huyện Thọ Xương về đây sinh sống cũng gần nơi Hồ Xuân Hương dạy học. Cổ Nguyệt Đường là nơi nữ sĩ giao lưu với danh sĩ trong vùng và cũng là nơi nữ sĩ bán sách bút, giấy vở cho nho sinh về kinh thành Thăng Long dự thi. Cổ Nguyệt Đường đây mới chính là ngôi nhà thơ của nữ sĩ, còn trước đó người ta vẫn nói đến Cổ Nguyệt Đường là nói đến bút hiệu của Hồ Phi Mai.

Vậy nhà Cổ Nguyệt Đường của Hồ Xuân Hương ở đâu? Tìm trong 31 bài thơ của Tốn Phong, một người tình si của nữ sĩ, thấy nhiều bài thơ nhắc tới Cổ Nguyệt Đường. Nhà nàng nằm hướng Đông đối diện với trời xanh Hồ Tây, phía Bắc là sông Hồng. Một dòng sông Tô Lịch nho nhỏ chảy qua (dòng sông chảy qua hào thành Thăng Long và ra sông Hồng cửa Hà Khẩu, Hàng Buồm, bị lấp vào đầu thế kỷ 20). Tốn Phong phải đi đò qua sông, đầu thuyền chàng chèo đẩy ánh trăng, đã thấy chủ nhân Cổ Nguyệt Đường- Xuân Hương- Hồ Phi Mai, đứng trước nhà mai nở trắng xóa. Nữ sĩ cũng thường giặt áo ở Sông Tô. Từ thơ của Tốn Phong cho thấy, Cổ Nguyệt Đường của Xuân Hương hiện ra ở phía Nam Hồ Tây. Tốn Phong đi thuyền qua Sông Tô, ghé bến trúc lên bờ, đi xéo phố là đến nhà nàng.

Nếu Cổ Nguyệt Đường như các nhà nghiên cứu trước đây đưa ra ở làng Nghi Tàm, thì ở phía Bắc Hồ Tây. Làng Nghi Tàm ba phía giáp Hồ Tây, phía Đông, phía Nam và phía Tây, chỉ có phía Bắc là vùng đất giáp với sông Hồng. Chiếu theo dư địa này thì Cổ Nguyệt Đường không phải là nơi Hồ Xuân Hương dạy học ở làng Nghi Tàm phía Bắc Hồ Tây, vì phía Bắc Hồ Tây sông Tô Lịch không chảy qua hướng này. Xưa nay các nhà nghiên cứu vẫn lầm tưởng Cổ Nguyệt Đường là nơi Hồ Xuân Hương dạy học ở làng Nghi Tàm. Sự thật Cổ Nguyệt Đường chính là nhà ở, là quán thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ở khu vực phía Đông Nam ven Hồ Tây, gần chùa Trấn Quốc, phía sau lưng nhà này là dòng Tô Lịch chảy qua. Nay dấu vết sông Tô Lịch khu vực Quán Thánh nơi có bến Trúc đã bị lấp chỉ còn lại một đoạn sông nhỏ từ đầu đường Thụy Khuê chảy tới làng Hồ Khẩu (khu vực chợ Bưởi) rồi chảy ra Hồ Tây.Như vậy dấu tích ngôi nhà Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được làm sáng tỏ.

Thời ấy nhiều danh sĩ đương thời như Phạm Qúy Thích, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong, Cư Ðình, Trần Quang Tĩnh, Trần Ngọc Quán và Trần Phúc Hiển. v.v đã là khách thơ của nữ sĩ. Trong hội Tao Đàn đến Cổ Nguyệt Đường có tới 28 thi nhân, quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng- Trần Ngọc Quán được suy tôn là Thi tướng Tao Đàn.Trong số các danh sĩ, bạn thơ, của nữ sĩ ở Cổ Nguyệt Đường, không có Chiêu Hổ, Chí Hiên, những người khác đều có danh tính rõ ràng, chỉ riêng Mai Sơn Phủ chưa rõ thân thế, có thể là biệt danh của ai đó?

Theo Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Phạm Trọng Chánh, thì Xuân Hương quen biết Mai Sơn Phủ trong những năm 1799 -1801, lúc ấy nữ sĩ khoảng 27, 29 tuổi, mối tình ấy đã để lại những bài thơ tình nồng nàn thắm thiết. Mai là họ lấy hiệu là Sơn Phủ. Người xưa đoán biết quê chàng ở Hoan Châu vùng Nghệ An… Mai Sơn Phủ có lẽ chỉ là một thư sinh chưa đỗ đạt gì, nên không thấy tên tuổi đỗ đạt trong các khoa thi. Có thông tin cho rằng Mai Sơn Phủ là người làng Liên Cừ ở Phố Vịnh, chàng tạm biệt Hồ Xuân Hương về quê, nhưng do loạn lạc không trở lại. Đến nay cũng chưa có ai làm rõ về chàng họ Mai theo gia phả của họ Mai làng Liên Cừ ở đâu?

Nghiêm Thị Hằng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Phim về đề tài chiến tranh: Làm thế nào để khơi thông điểm nghẽ

Trong dòng chảy số của thời đại 4.0, phim về đề tài chiến tranh vẫn có những tiềm năng để phát huy hết giá trị. Tuy nhiên vẫn có những điểm nghẽn khiến việc đầu tư làm phim và phổ biến rộng rãi đến công chúng gặp nhiều khó khăn.
Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Ngày 7/5/2024, tại tỉnh Điện Biên diễn ra Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lượng Quân đội, Công an, Dân công hoả tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo Nhân dân vùng Tây Bắc.
Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Tăng cường công tác phối hợp giữa Hội NCT với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe NCT

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…
Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.

Tin khác

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng
Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động