Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Cùng với Tết Trung thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 là một ngày đặc biệt dành riêng cho trẻ em. Đây cũng là dịp để các bé nhận những món quà ý nghĩa từ ông bà, cha mẹ, để mỗi người lớn chúng ta có thêm thời gian gần gũi con em mình hơn thay vì ngày Tết của các bé mà phải ở nhà, dán mắt vào các thiết bị điện tử với lí do bố mẹ bận đi làm.

Hằng năm ngày này được gia đình và xã hội quan tâm bằng những hoạt động vui chơi, giáo dục, giải trí; những lời chúc tốt đẹp và những món quà yêu thích dành cho các em nhỏ. Các cấp, ngành, địa phương có chương trình cụ thể chăm lo cho trẻ hoàn cảnh khó khăn, như: Trao học bổng, dụng cụ học tập, tặng quà, nhận đỡ đầu; chương trình khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị dị tật hở hàm ếch, mổ tim; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, tạo không khí vui tươi lành mạnh, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Chung tay góp tiếng cười giúp trẻ hở hàm ếch phẫu thuật.
Chung tay góp tiếng cười giúp trẻ hở hàm ếch phẫu thuật.

Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó trẻ em phải chịu thiệt thòi. Thay vì được cha mẹ bao bọc, được cắp sách đến trường, được vui chơi như bạn cùng trang lứa, nhiều em phải bỏ học, đi bán hàng rong, bán vé số… để phụ giúp gia đình. Thậm chí, các em phải làm công việc nguy hiểm như biểu diễn xiếc phun lửa tại quán ăn đường phố. Với những đứa trẻ có tuổi thơ cơ cực, ngày Tết Thiếu nhi trở thành điều mơ ước “xa xỉ”…

Ngoài ra, thêm một hiện tượng xã hội đặc biệt ngày càng phổ biến, đó là tình trạng trẻ con rơi vào hoàn cảnh cha mẹ li hôn, cú sốc tinh thần và sự sang chấn tâm lí là không tránh khỏi. Đa số trẻ em có cha mẹ li hôn phải sống với ông bà tuổi cao sức yếu, hoặc nương tựa họ hàng, thậm chí bị cho làm con nuôi… gây tổn thương tâm lí và ảnh hưởng xấu đến việc phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai.

Những năm qua, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt để trẻ em có cuộc sống tốt hơn. Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, các địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn do lãnh đạo địa phương trực tiếp đến thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em nghèo vượt khó, học giỏi; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em mồ côi…

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tích cực tham gia giúp đỡ những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng tại trường học; xây dựng các công trình, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; thăm, tặng quà, hỗ trợ học bổng, khám, chữa bệnh... Những hoạt động thiết thực, ý nghĩa kể trên đã và đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.

Mong rằng, hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 được xã hội quan tâm nhân rộng hơn nữa, để trẻ em nghèo, trẻ em mọi miền, mọi vùng được đến trường, được cơm no, áo ấm, được vui chơi, có tuổi thơ thật hồn nhiên và hạnh phúc.

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 không chỉ là ngày vui của trẻ em mà còn là dịp để người lớn nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội cần chung tay góp sức để tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành những công dân có ích cho đất nước.

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 xin gửi đến mọi người một thông điệp: Trẻ em cần một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ và an toàn… Các con mong mỏi được chăm sóc, quan tâm, đặc biệt là được bảo vệ bằng hành động, việc làm cụ thể từ các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể cũng như cả hệ thống chính trị.

Nguyễn Lang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…
Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.
Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...
Đạo thầy trò

Đạo thầy trò

Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.
Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Tin khác

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng
Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”
Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ
Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.
Xem thêm
Phiên bản di động