Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong mọi tình huống, hoàn cảnh

Phòng, chống tham nhũng là một quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta được xác định ngay từ ngày đầu lập nước, thể hiện trong các nghị quyết, văn kiện,... và cụ thể hóa thông qua các văn bản pháp luật. Đặc biệt, những năm gần đây, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không ngừng được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh với một quyết tâm cao. Ngay cả hiện nay, dù phải đối mặt với dịch bệnh phức tạp, với nhiều khó khăn mới nảy sinh song công tác phòng, chống tham nhũng vẫn được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong mọi tình huống, hoàn cảnh
Mua bán kit test nhanh của Công ty Việt-Á là một trong những vụ việc trục lợi trong phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).

Ngay từ khi giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng ta ưu tiên hàng đầu đó là chống tham nhũng, lãng phí, bởi Đảng ta xác định đây là kẻ thù nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm, đe dọa làm suy yếu đất nước. Kể từ đó đến nay, trải qua quá trình 76 năm lãnh đạo đất nước, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được duy trì thường xuyên, liên tục.

Trong mỗi kỳ Đại hội Đảng, quyết tâm chính trị này đều được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư... và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, công cuộc phòng, chống tham nhũng không ngừng được đẩy mạnh, với nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, các vụ án được xét xử công khai, minh bạch, đúng người đúng tội, được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ.

Trong hơn hai năm qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, khó khăn chồng chất. Đảng và Chính phủ ta đã kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân, bảo đảm công tác an sinh xã hội, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, từng bước đưa xã hội bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới.

Đáng buồn là trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, lợi dụng vị trí, công việc của mình để tham nhũng, trục lợi. Nhiều sự việc nổi cộm khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Kịp thời nắm bắt các diễn biến mới nảy sinh, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để chấn chỉnh, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Đặc biệt những tội phạm liên quan đến dịch bệnh được chỉ đạo xử lý nhanh, kiên quyết, dứt điểm để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Tại cuộc họp báo chiều 7/3, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết, hiện nay đối với tội phạm lợi dụng công tác phòng, chống dịch Covid-19, Công an thành phố phát hiện, điều tra rất nhiều vụ việc, chủ yếu trong hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi; trục lợi thông qua tiêm vắc-xin, vật tư y tế, thuốc men trong phòng, chống dịch; vi phạm đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị vật tư y tế và đưa - nhận hối lộ... Các vụ việc đã được xử lý kịp thời, hiện hầu hết các vụ án này đã được chuyển hồ sơ qua viện kiểm sát và tòa án.

Trước đó, theo thông tin tại cuộc họp báo ngày 20/1, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức để thông báo kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì trong năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020); Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020)...

Thông tin tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng cho thấy từ phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cụ thể trong năm 2021, cơ quan bảo vệ pháp luật trên cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ án/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.

Đặc biệt, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang...

Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Những con số đó đã phần nào tỏ rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta với nhiều biện pháp đồng bộ, sát hợp tình hình thực tiễn. Những vụ án lớn, trọng điểm trong thời gian qua được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đã thể hiện rõ điều đó.

Tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, lấy cắp/ăn cắp của công, của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là cá nhân có chức quyền, mà còn là hành vi của ổ nhóm, đường dây với sự tham gia của người có quyền, có “ô dù” bao che. Đáng buồn và hết sức căm phẫn là việc phòng, chống tham nhũng đã được triển khai quyết liệt, đạt nhiều kết quả rõ rệt song tệ trạng này vẫn diễn ra hết sức rộng rãi, tinh vi, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế-xã hội, khiến người dân có thể suy giảm, xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo mối nguy hại tới sự tồn vong của chế độ, cản trở sự phát triển đất nước.

Nguyên nhân tham nhũng thì có nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan, được chỉ ra từ lâu. Đảng, Chính phủ đã quyết liệt tìm các giải pháp để phòng, chống song vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, xử lý kịp thời, quyết liệt, không né tránh, nể nang để ung nhọt không thể tàn phá “cơ thể đất nước”, khiến người dân chịu thiệt hại to lớn cả về vật chất, tinh thần. Tiếp tục phòng, chống đại dịch Covid-19 và triển khai nhiều dự án phát triển, thì phòng, chống tham nhũng càng phải được chú trọng với quyết tâm mạnh mẽ, không ngừng, không nghỉ, không vì bất kỳ lý do nào mà chùng xuống, không xử lý.

Có như thế mới góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng. Tập trung vào việc chống lại sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, đó là cái gốc. Nếu phẩm chất tốt, tư tưởng vững, đạo đức đứng đắn thì sẽ không tham nhũng. Để xảy ra tham nhũng có vấn đề về cơ chế, về chế độ chính sách nhưng cơ bản là do yếu tố con người. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cần tập trung vào phẩm chất đạo đức con người”.

Cần nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước luôn quyết liệt phòng, chống tham nhũng, và xác định công cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” là liên tục, không khoan nhượng. Bước ngoặt trong công tác này phải kể đến đó là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (tháng 2/2013), đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII (tháng 1/2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhưng, “ung nhọt” vẫn còn, và luôn âm ỉ chờ ngày phát tác, gây bệnh, tàn phá cơ thể đất nước. Vậy nên, các “lỗ hổng” về thể chế cần được tiếp tục phát hiện và xử lý, từ đó dần thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để mọi cán bộ “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần, không muốn tham nhũng”. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Có như thế, chúng ta mới có thể “nhốt quyền lực” vào trong cái “lồng cơ chế” là kỷ luật của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Và trong cuộc chiến gian khổ, trường kỳ này không có chỗ cho sự buông lơi, thiếu ý chí, quyết tâm, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”. Có quyết tâm, quyết liệt, triệt để trên tinh thần thượng tôn pháp luật mới không để dẫn đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển lành mạnh, công bằng, vững chắc của đất nước.

TS NGUYỄN TRI THỨC

Sửa đổi, bổ sung cơ chế thu hồi tài sản Sửa đổi, bổ sung cơ chế thu hồi tài sản

Đó là một trong những nội dung của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật đầu tư theo ...

Tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ có tham nhũng, tiêu cực Tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ có tham nhũng, tiêu cực

Thanh tra Chính phủ và toàn ngành cần tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, ...

Theo Báo Nhân dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động