Đà Nẵng lọt top điểm đến cho khách “đi một mình”

Du lịch 25/02/2025 09:44
Nam Trà My có thế mạnh về phát triển du lịch bởi sở hữu thiên nhiên hoang sơ với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, rừng quế hàng trăm năm tuổi và khí hậu mát mẻ quanh năm. Phát triển du lịch vùng sâm gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người vùng cao là chủ trương được huyện Nam Trà My hướng tới. Huyện miền núi Nam Trà My có 10 đơn vị hành chính cấp xã với hơn 34.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Cadong, Xê đăng, Mơ nông, Cor và Kinh.
Sức hút của du lịch Nam Trà My còn ở câu chuyện bản sắc văn hóa vùng miền, văn hóa của tộc người Xê Đăng, Ca Dong, đi cùng với đó là văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống của người vùng cao như lễ hội mừng lúa mới, lễ hội tạ ơn rừng... Đây được coi là một trong những tiềm năng lớn về phát triển du lịch, thu hút du khách đến nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu về truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
![]() |
Làng văn hoá cộng đồng Cheng Tong (thôn 1, xã Trà Cang) là điểm du lịch cộng đồng thu hút du khách. |
Xác định phát triển du lịch gắn với sâm Ngọc Linh là động lực quan trọng để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong những năm gần đây, huyện Nam Trà My đã có nhiều chủ trương, biện pháp để khai thác, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch vùng sâm.
Nhận thức được giá trị, tiềm năng du lịch, chính quyền địa phương đã quy hoạch khu du lịch vùng sâm ở 7 xã: Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Don và Trà Mai. Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, huyện đã đầu tư hạ tầng vùng sâm như: Mở đường lên vùng sâm Trà Linh và Tắk Ngo; xây dựng nhà trưng bày, triển lãm sâm Ngọc Linh, xây dựng một số quầy đón tiếp khách ở trại sâm...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Trà My đã dần hình thành các điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hoá và sinh thái. Với du lịch về nguồn khám phá lịch sử - văn hóa, điểm nhấn lớn nhất là Căn cứ quốc gia Liên khu ủy và Ban quân sự khu V, Di tích Ban cán sự miền Tây. Với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du khách có thể ghé thăm thác 5 tầng, Suối Đôi, Làng văn hóa Tak Chươm, suối nước nóng, làng văn hóa Cheng Tong, vườn sâm Tak Ngo… Hiện nay, hệ thống đường giao thông đã hình thành các tuyến đường nhánh nối liền giữa huyện Nam Trà My với các tỉnh, huyện lân cận.
Du lịch Nam Trà My đang có những chuyển động tích cực gắn với vùng trồng sâm Ngọc Linh khi được xác định là một trong bảy nội dung của đề án quốc gia về phát triển cây sâm Ngọc Linh. Điều kiện thuận lợi này tạo một cú hích quan trọng để huyện triển khai công tác quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, muốn khai thác, phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi các địa phương phải tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp với từng địa phương một cách có định hướng, có quy hoạch và chọn lọc để tăng tính hấp dẫn với du khách.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 787/QĐ-TTg ngày 5/6/2017 công nhận sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) là sản phẩm quốc gia, UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng ý cho phép huyện Nam Trà My tổ chức Lễ hội sâm Ngọc Linh vào ngày 1/8 hằng năm, phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản đặc trưng miền núi định kì trong 3 ngày đầu hằng tháng.
![]() |
Theo chia sẻ của những doanh nghiệp và hộ trồng, kinh doanh sâm Ngọc Linh, giá trị kinh tế lớn của cây sâm là sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng. Nhu cầu được đến tận vườn, chứng kiến tận mắt những cây sâm trồng dưới tán rừng trở nên phổ biến. Mở tour đến vùng sâm là định hướng mà huyện Nam Trà My đưa vào chương trình phát triển du lịch của huyện. Và để định hướng này trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Nam Trà My tập trung nguồn lực đầu tư du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường với mục tiêu mang lại nguồn lợi kép cho người dân. Cùng với các phiên chợ sâm, để tạo điểm nhấn cho du lịch, huyện Nam Trà My đã đầu tư, xây dựng nhiều điểm, cơ sở du lịch phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Bà Phạm Thị Mỹ Hạnh, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nam Trà My cho biết, vừa qua huyện đã phối hợp với một số đơn vị lữ hành đi khảo sát để tạo thành một tuyến tour du lịch vùng sâm và du lịch văn hoá. Huyện cũng tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông và những đơn vị lữ hành đó đi trải nghiệm từng địa điểm để tạo thành tour tuyến và thu hút đầu tư. Huyện Nam Trà My đã có nhiều chủ trương để khai thác, phát triển du lịch. Trong đó, tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, hạ tầng khung, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng tại vùng sâm Ngọc Linh. Đầu tư xây dựng làng du lịch cộng đồng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; tổ chức các Hội chợ, Lễ hội sâm Ngọc Linh... nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cây sâm Ngọc Linh đến với người dân trong và ngoài nước.
![]() |
Trải nghiệm quá trình trồng vào phát triển của sâm Ngọc Linh giữa đại ngàn. |
Đáng chú ý là huyện Nam Trà My tập trung đầu tư xây dựng làng Mô Chai tại thôn 1 (xã Trà Linh) thành làng văn hóa du lịch cộng đồng cấp tỉnh và đầu tư xây dựng vườn sâm giống Ngọc Linh tại Tắk Ngo trở thành điểm đến du lịch cấp tỉnh. Cạnh đó là đầu tư đào tạo cho đội ngũ quản lí nhà nước về du lịch, đào tạo nguồn nhân lực làm dịch vụ du lịch; đào tạo, hướng dẫn đồng bào vùng cao làm du lịch cộng đồng, phát triển mô hình homestay. Để thiết kế tour du lịch nông nghiệp trải nghiệm tại điểm trồng sâm Ngọc Linh, gắn với văn hóa bản địa cần tạo ra mô hình quản trị, điều hành tour du lịch nông nghiệp tại địa phương, khuyến khích mô hình hợp tác xã.
Trong đó, cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Nam Trà My sẽ là một phần quan trọng trong phát triển du lịch bền vững; kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Đồng thời có các chính sách thu hút đầu tư vào du lịch, bao gồm việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm du lịch và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. “Địa phương sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, có lộ trình cụ thể để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện thời gian tới”, ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My chia sẻ.
Hạ tầng giao thông thuận lợi, tận dụng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên cùng nguồn dược liệu quý tốt cho sức khoẻ như sâm Ngọc Linh để phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Các điểm đến tại Nam Trà My như phiên chợ sâm và dược liệu hằng tháng, lễ hội sâm Ngọc Linh, vườn sâm Tắk Ngo, các địa điểm sản xuất và trưng bày sản phẩm OCOP cùng với văn hóa các dân tộc thiểu số nơi đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến mới, “thổi làn gió mới” trong bản đồ du lịch tại Việt Nam.