Kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023)

Đại đoàn kết toàn dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 120). Bởi vậy, đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” (1943), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Kể năm hơn bốn ngàn năm/ Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà/ Hồng Bàng là tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. Vào năm 1943 thì Pháp đã mất nước vào tay phát xít Đức, phát xít Nhật tràn vào Việt Nam câu kết với Pháp bóc lột Nhân dân ta khiến Nhân dân ta lâm vào tình trạng “một cổ đôi tròng” và sục sôi ý chí căm thù bọn giặc cướp nước. Bởi vậy, Người kêu gọi toàn dân tham gia Mặt trận Việt Minh do Đảng ta sáng lập và lãnh đạo để khôi phục độc lập dân tộc: Hỡi ai con cháu Rồng Tiên/ Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã chứng minh sự đúng đắn của chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công một phần quan trọng là do sự “thành lập một mặt trận dân tộc phản đế rộng rãi” và là “thắng lợi của đường lối đoàn kết toàn dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 629). Tổng Bí thư Trường Chinh cũng nhận định: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi một phần là do “toàn dân đoàn kết, quần chúng nổi dậy” (Trường Chinh: Tuyển tập (1937-1954), tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 312).

Đại đoàn kết toàn dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ

Ngày 2/9/1945, thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) trước đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Người dùng cách gọi “đồng bào cả nước”, vì dân tộc Việt Nam từ bọc trăm trứng nở trăm con của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ mà sinh thành nên. Bởi vậy, ngay sau khi nước nhà giành lại được độc lập, vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng làm chủ lễ tại Hà Nội và một đoàn đại diện Nhà nước do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu đã lên Đền Thượng ở Phú Thọ dâng lễ.

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 587).

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cả dân tộc bước vào thời kì kháng chiến kiến quốc. Đây là thời kì vô cùng khó khăn khi nước ta phải đương đầu với cả giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Người đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết ngay. Trong đó, Người đề nghị Chính phủ ta tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết.

Việc chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm với những thắng lợi vang dội là do có sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hưởng ứng kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống giặc đói, trên khắp cả nước, bên cạnh việc tăng gia sản xuất, Nhân dân ta lập “Hũ gạo cứu đói” và tổ chức “Ngày đồng tâm” để chia sẻ với đồng bào đang chịu thảm họa của nạn đói. Với phong trào Bình dân học vụ để chống giặc dốt, hàng triệu người đã biết đọc, biết viết. Đây là cơ sở để Đảng và Chính phủ ta thực hiện tiếp theo những lớp bổ túc văn hóa đã xóa mù chữ. Bên cạnh đó, khi thực dân Pháp nổ súng tại Sài Gòn để tiến hành xâm lược trở lại nước ta (23/9/1945), Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đã kêu gọi tất cả đồng bào, già, trẻ, trai, gái cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Đảng và Chính phủ đã thành lập các Đoàn quân Nam tiến. Quỹ Nam Bộ kháng chiến cũng ra đời để Nhân dân quyên góp tiền bạc, quần áo, gạo, thuốc men động viên, cổ vũ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (3/12/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 130). Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật thêm về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.

Tại lễ mừng Quốc khánh vào ngày 2/9/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng Tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi. Lực lượng đoàn kết sẽ động viên Nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước” (Hồ Chí Minh : Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 104). Ngày 25/4/1961, phát biểu tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, Người nhắc lại câu khẩu hiệu mà lần đầu đã phát biểu cách đó 10 năm (1951) tại Đại hội hợp nhất Mặt trận Việt Minh-Liên Việt: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 120).

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước, Mặt trận dân tộc thống nhất đã phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, giúp Nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954); cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) đã nhấn mạnh “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr. 57) nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XXI.

Nguyễn Văn Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.
Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường
Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển
Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Tin khác

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc” viết cho báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô số ra ngày 1/11/1967, nhân kỉ niệm lần thứ 50 Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng Tháng Mười, Nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của Nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”...

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước

Bác Hồ trên quê hương Lê-nin, tìm đường cứu nước
Tháng Giêng năm 1924, từ Pa ris đến Mátxcơva, Bác Hồ vào viếng linh cữu Lênin, người bạn vĩ đại của Nhân dân các nước thuộc địa.

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng đoàn kết quân dân - một di sản quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày thành lập đến nay, Quân đội ta ngày càng trưởng thành, đội ngũ ngày càng vững mạnh, là đội quân tiên phong luôn giương cao ngọn cờ “Bách chiến bách thắng”. Một trong những yếu tố tạo nên điều kì diệu đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ cá nước, máu thịt đoàn kết quân-dân.

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển

Tự hào con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển
Ngược dòng thời gian, 63 năm đã đi qua, kể từ ngày “Đường Hồ Chí Minh trên biển” chính thức đi vào hoạt động và lập nên nhiều kì tích của một con đường huyền thoại, khẳng định bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh Nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, quê hương Bến Tre tự hào là nơi “khai sơn, phá thạch” với những con người đầu tiên rẽ sóng, mở ra con đường huyền thoại đó…
Xem thêm
Phiên bản di động