Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền (Kì 8)
Sức khỏe 26/11/2020 13:00
10. Chức năng sinh lí phủ Tam tiêu
10.2. Phân biệt bộ vị của Tam tiêu và công năng của mỗi bộ vị
c. Hạ tiêu
Trong Thiên Dinh vệ, sách Linh khu có viết: “Hạ Tiêu như ngòi rãnh”. Sách Trương thị loại kinh viết “Ngòi rãnh là chỗ chảy nước ra” ý nói Hạ tiêu chủ việc xuất chứ không chủ nạp. Cho nên chức năng chủ yếu của hạ tiêu là thấm thủy dịch xuống dưới, gạn lọc ra thanh - trọc và bài tiết ra ngoài qua đại tiểu tiện ở tiền âm và hậu âm.
Như vậy, hoạt động của Tam tiêu có thể tóm tắt lại như sau:
Tam tiêu là con đường vận hành nước (thông điều đường nước) trong cơ thể: Khi ăn uống vào, đồ ăn thức uống được đưa xuống Vị, Vị là bể chứa và làm chín nhừ. Từ Vị các vật chất ở dạng gọi là nước sẽ thấm vào và tản theo màng mỡ nhờ vào sự tuyên bổ của Phế khí. Nước từ màng mỡ sẽ thấm xuống Bàng quang, phần nước ở trong Tiểu trường cũng phát tán theo con đường của hạ tiêu vào Bàng quang khi nó chưa hóa khí.
Tam tiêu là con đường hóa khí hay chủ trì các khí của Tam tiêu: Thủy dịch từ khi vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, để có thể đến bất cứ tạng phủ nào giúp cho hoạt động đều cần phải có quá trình khí hóa để tạo ra dạng vật chất cho Tạng phủ đó, kể cả khi thấm vào màng mỡ, hoặc từ Tiểu trường đi ra đều bị hỏa chưng cất hóa thành khí. Còn phần nước chưa hóa khí được nhập vào Bàng quang.
Phía dưới đáy Bàng quang là khí hải cũng có tên là huyết thất. Từ huyết thất này sẽ bắt đầu quá trình khí hóa ở Bàng quang, nước bốc lên thành khí, còn phần nước không hóa được sẽ được thải ra ngoài gọi là nước tiểu. Khí được hóa này sẽ bốc lên theo con đường của Tam tiêu, đi lên đến hung cách, yết hầu, đây chính là con đường hô (thở ra ngoài). Phần khí theo màng mỡ ra ngoài đến tứ chi sẽ theo con đường cơ nhục, xuất ra ở bì mao, đó chính là Vệ khí bảo vệ bề mặt ngoài của cơ thể.
Như vậy ta biết rằng sự liên hệ giữa các tạng phủ với nhau do con đường của Tam tiêu. Gốc của Tam tiêu phát ra từ Thận hệ tức Mệnh môn. Phần trên của Tam tiêu quy kết ở Tâm bào lạc, Tam tiêu bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, có những công dụng là hô hấp, hấp thụ thức ăn uống đã được tiêu hóa, bài tiết, hóa sinh khí huyết nên mới nói Tam tiêu có quan hệ với công năng khí hóa của toàn bộ cơ thể.
10.3. Mối quan hệ của Tam tiêu với các tạng phủ khác
Tam Tiêu thuộc kinh Thủ Thiếu dương trong 12 kinh: Khởi đầu từ chót ngón tay nhẫn phía ngón út lên dọc theo phía ngoài cổ tay, đi lên khuỷu tay, dọc phía ngoài cánh tay lên vai ra sau giao với kinh mạch Túc Thiếu dương, đi tiếp vào hõm vai, tỏa ra ở chiên trung liên lạc với Tâm bào xuống cách mô rồi đến Tam tiêu.
Quan hệ giữa Tam tiêu và Tâm bào là mối quan hệ biểu lí. Tâm bào là ngoại vệ bao bọc Tâm nhưng được coi là 1 tạng. Tam tiêu là Phủ. Quan hệ giữa Tâm bào và Tam tiêu là quan hệ giữa tạng và phủ.
Hơn thế nữa, Tam tiêu còn là bộ phận bảo vệ ở ngoài Tạng Phủ, trong khi Tâm bào lạc là bộ phận bảo vệ ở ngoài cho Tâm, cũng như hai lần thành của cửa nhà vua. Cho nên cả Tam tiêu và Tâm bào đều thuộc dương và đều gọi là tướng hỏa. Vì thế Tam bào và Tam tiêu về công dụng là biểu lí thông nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau.
Mời quý độc giả đón đọc kì 8 với nội dung tiếp theo của: “Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền”. Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt - Sàn thương mại điện tử: alosuckhoe.vn - Thành viên Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.777.6863. www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong; www.saodaiviet.vn; Email: saodaiviet.vn@gmail.com; Youtube: Sao Đại Việt Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên. |
Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền (Kì 7)
Ở các kì trước chúng ta đã tìm hiểu về chức năng của tạng Tâm, Tâm bào, Tiểu trường đối với sức khỏe của một ... |
Con người dưới cách nhìn của Y học cổ truyền (Kì 6)
Ở các kì trước, chúng ta đã tìm hiểu về chức năng của tạng Tâm, Tâm bào đối với sức khỏe của con người, cũng ... |