Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sự kiện 14/05/2025 16:01
Góp ý tại phiên thảo luận dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (sáng 14/5), đại biểu (đoàn TP Hà Nội) Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam cơ bản đồng ý và bày tỏ sự tin tưởng, vui mừng về việc phân cấp, phân quyền cho cấp xã, phường hiện nay gần dân, sát dân, trực tiếp phục vụ người dân được chu đáo, toàn diện và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, bản thân đại biểu và đông đảo người cao tuổi cả nước băn khoăn ai sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã và các hoạt động của người cao tuổi ở các tổ dân phố và thôn bản. Vì theo chủ trương của Trung ương, chính quyền cấp xã sẽ bỏ chức danh hoạt động không chuyên trách, trong đó có chức danh Chủ tịch Hội Người cao tuổi.
![]() |
Đại biểu Trương Xuân Cừ đề nghị cần có chức danh Chủ tịch Hội NCT cấp xã do một công chức kiêm nhiệm để làm đầu mối tập hợp, tổ chức và triển khai các hoạt động của NCT. |
Dẫn chứng tại điểm b khoản 6 Điều 21 Mục 3 Chương IV về nhiệm vụ, quyền hạn Hội đồng nhân dân cấp xã quy định: quyết định biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi, các đối tượng chính sách khác.
Điều 22, quyền hạn và trách nhiệm Ủy ban nhân dân xã, phường: xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, xem xét, ban hành quyết định để thực hiện nhiệm vụ điểm b khoản 6 Điều 21 Mục 3 của Chương IV.
Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, theo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Đề án 06 năm 2023 có hơn 16 triệu người cao tuổi và nay gần 17 triệu người cao tuổi, với 3.321 xã sau sát nhập, mỗi xã có khoảng 5.000 người cao tuổi và riêng Hà Nội với 1,2 triệu người, mỗi một xã, phường có hơn 9.000 người cao tuổi.
Hiện tại có khoảng 1 triệu người cao tuổi tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể ở các tổ, thôn, xóm và tổ dân phố, khoảng 7 triệu người cao tuổi đang lao động sản xuất, khoảng 400.000 người cao tuổi là chủ hộ, chủ trang trại, doanh nghiệp kinh doanh giỏi đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.
Người cao tuổi luôn luôn phát huy truyền thống 740 năm hào khí Diên Hồng, 84 năm lời kêu gọi phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có trách nhiệm phụ lão đất nước hưng thịnh, phụ lão về gây dựng. Bước vào kỷ nguyên mới, người cao tuổi có những trách nhiệm và muốn được cống hiến.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm và người cao tuổi đang trình Chính phủ xây dựng Đề án kinh tế bạc - là kinh tế của những người cao tuổi tham gia sản, xuất kinh doanh và đẩy mạnh kinh tế tư nhân, người cao tuổi muốn cống hiến, đồng hành cùng các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Do đó, chính quyền cấp xã nên có Chủ tịch Hội Người cao tuổi để tham mưu cho Cấp uỷ, chính quyền làm đầu mối tập hợp, tổ chức và triển khai các hoạt động hiệu quả của người cao tuổi.
Từ năm 1995 khi Đảng, Nhà nước thành lập Hội người cao tuổi thì có 2 cấp là trung ương và cấp xã, phường, 30 năm nay đều có Chủ tịch Hội người cao tuổi cấp xã, phường và thị trấn. Năm nay kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội, thế nên mong muốn bằng các văn bản pháp lý để khẳng định Hội Người cao tuổi là một Hội sẽ do công chức của chính quyền cấp xã kiêm nhiệm nhưng cần có định hướng rõ ràng và sớm được quy định trong các văn bản pháp lý
“Đây là thông tin được người cao tuổi trong cả nước phấn khởi đón nhận. Ngược lại nếu bỏ chức danh này thì người cao tuổi sẽ hết sức trăn trở”, đại biểu Trương Xuân Cừ nêu rõ.