Hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Văn hóa - Thể thao 26/11/2019 10:51
Trên bờ thì có nạn kẹt xe, ở đây có nạn “kẹt ghe” như cơm bữa. Mà muốn khác cũng không được bởi đâu còn con đường sông nào gần hơn để vận chuyển hàng hóa các tỉnh miền Tây về Sài Gòn”.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện sở hữu 3 con kênh xáng nổi tiếng là kênh xáng Xà No (nối liền TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang); kênh xáng Vĩnh Tế (nối An Giang - Kiên Giang) và kênh xáng Chợ Gạo (nối TP Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang). Tất cả các kênh xáng đều do con người tự tạo bằng những thiết bị thô sơ. Chính vì khai mở do con người nên hầu hết các con kênh đều ngay thẳng, có độ sâu và chiều ngang khá đồng đều. Theo dòng thời gian, một số tuyến đã sạt lở, một số tuyến khác được mở rộng thêm.
![]() |
Kênh xáng Chợ Gạo hôm nay |
Tiền thân của kênh xáng Chợ Gạo là sông Bảo Định được triều Nguyễn tiến hành đào từ đầu thế kỉ XVI. Đến năm 1875, người Pháp bắt đầu đưa xáng múc nạo vét, mở rộng với chiều ngang 20 mét, sâu 3 mét. Năm 1913, con kênh gần 29 km này được nạo vét lần thứ 2 nối liền rạch Kỳ Hôn (sông Tiền) và Rạch Lá (sông Vàm Cỏ Tây).
Bà Trần Thi Kiều, ngụ cạnh kênh xáng Chợ Gạo kể: “Nghe ông bà tôi kể lại hồi chưa có kênh vùng này hoang hóa, đói nghèo lắm. Khi có kênh, đời sống phát triển rầm rộ nhất là chuyện mua bán, giao thương trên kênh rất nhộn nhịp, tàu ghe chạy ngày đêm. Xứ này giàu lên từng ngày”.
Sau đó xuất hiện một công ty giang vận của Pháp (cách gọi của ngành GTVT xưa) mở tuyến vận chuyển hành khách trên kênh. Tại trung tâm huyện (thành lập năm 1912) người Pháp xây dựng một bên “bắc” (bến phà) và một bót đồn để kiểm tra, điều tiết các phương tiện đi lại ngày càng tăng. Đáng kể nhất là sự có mặt của doanh nhân chuyên ngành lúa gạo tên Trần Văn Tạo. Ông Tạo chính là người lập ra “Chợ Gạo Mễ Quán” được xem là 1 trong 4 chợ sầm uất nhất miền Tây bấy giờ.
Từ khi có mặt, kênh xáng Chợ Gạo đã phát huy và tỏ rõ vai trò trung chuyển hàng hóa của mình, là con kênh huyết mạch độc nhất để vận chuyển nông sản, hàng hóa từ miền Tây đến Sài Gòn.
Cụ Trần Thành, thương lái tại tỉnh Cà Mau cho biết: “Tôi mua bán lúa gạo từ Cà Mau về Sài Gòn đã trên 60 năm rồi. Vẫn phải đi qua kênh xáng Chợ Gạo bởi không có con đường nào ngắn hơn, nhanh hơn. Chỉ khác là trước đây mình vận chuyển bằng tàu ghe nhỏ nay đã thay thế bằng tàu lớn. Kênh này đẹp, trù phú nhưng rủi ro không ít vì mật độ giao thông quá lớn”, cụ giãi bày.
Xu thế kinh tế phát triển nhanh chóng, nhịp độ mua bán thông qua kênh xáng Chợ Gạo ngày một tăng cao khiến kênh trở nên quá tải nghiêm trọng. Cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường thủy trên dòng kênh sầm uất này. Đáng lo ngại là hiện nay mặt kênh rộng khoảng 80 mét nhưng phạm vi cho phép lưu thông chỉ 30 mét, từ đó các phương tiện di chuyển rất chậm, đặc biệt là khu vực đi qua cầu Chợ Gạo. Nước “xuôi” thì bớt vất vả nhưng khi nước “ngược” thì quả là nỗi gian lao của các phương tiện. Theo ước tính của các cơ quan chức năng, mỗi ngày đêm, kênh xáng Chợ Gạo phải tiếp nhận trên 2.000 phương tiện giao thông thủy, trong đó có đến 80% là xà lan, tàu lớn chở cát, đá, vật liệu xây dựng và nông sản thực phẩm. Một con số “khủng” và đang là nỗi lo của các cơ quan chức năng.
Chúng tôi đã có cuộc tham quan “siêu tốc” trên kênh xáng nầy với nhiều sự bất ngờ. Hai bên kinh mọc lên rất nhiều ngôi nhà mới thật khang trang, những vườn trái cây trĩu quả minh chứng cho một sức sống mới đầy lạc quan rất diệu kì. Không có cảnh chen lấn trên kênh. Các phương tiện vận chuyển nối đuôi nhau di chuyển rất trật tự, an toàn, văn minh.
Có lần về chơi trên kênh xáng Chợ Gạo, nhạc sĩ Ngô Huỳnh cảm hứng viết bài hát rất nổi tiếng mang tên “Con kênh xanh xanh” trong đó có đoạn Con kênh xanh xanh những chiều êm ả lướt trôi/ Đêm đêm trăng lên theo dòng buồm căng gió xuôi…
Kênh xáng Chợ Gạo - nhân chứng cuộc đời với bao điều rất lạ đang mời gọi những ai muốn biết, muốn thấy, muốn viết, muốn nghe về một dòng sông có tự trăm năm.