Đảng ta thật vĩ đại

Nghiên cứu - Trao đổi 02/06/2021 13:00
Dư Xá khi xưa được truyền tụng là ngôi làng đẹp bởi vị trí "địa linh", phong cảnh hữu tình, lòng người thuần hậu. Chính mảnh đất tươi đẹp này đã sản sinh ra một con người tài, đức vẹn toàn là ông Vũ Phi Hổ.
Tương truyền: Thời Lê, cuối làng Dư Xá có một túp lều nhỏ, nơi tá túc của một thiếu phụ nghèo với đứa con mồ côi cha. Cuộc sống của hai mẹ con vô cùng khó khăn, vất vả. Song, người con rất chăm chỉ, hiếu lễ với mẹ, rất ham học và học rất giỏi. Với tư chất thông minh hơn người. Khi đỗ đạt vinh danh bảng vàng, nhưng ông không quên nơi quê nghèo đã một thời nuôi dưỡng ông trưởng thành. Thời Lê Trung Hưng, ông được triều đình giao chức Phó đô Ngự sử và là một vị quan thanh liêm, chính trực; được triều đình đương thời và triều sau tôn vinh.
![]() |
Đền thờ tiến sĩ Vũ Phi Hổ, thành phố Hạ Long |
Sách “Thiên Nam lịch triều liệt huyện đăng khoa bị khảo” thời nhà Nguyễn, hiện lưu giữ ở Viện Hán Nôm có ghi: Ở tỉnh Quảng Yên có một người đỗ tiến sĩ triều Lê. Ông là Vũ Phi Hổ, người xã Dư Xá, huyện Hoành Bồ, phủ Hải Đông, đỗ đồng tiến sĩ khoa Tân Mùi, năm Hồng Thuận thứ 3 đời vua Lê Tương Dực (1511). Ông làm quan đến chức Phó đô Ngự sử. Còn sách “Lịch đại đăng khoa lục” cùng thời nhà Nguyễn, hiện lưu giữ ở Viện Hán Nôm ghi: Vũ Phi Hổ, người xã Dư Xá, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên. Ông đỗ quan Tam phẩm triều Lê (Lê Trung Hưng) qua đời, được dân địa phương thành kính tôn làm Thành hoàng làng, lập đền thờ tại nơi người phát tích”.
Trong quãng đời làm quan của mình, Vũ Phi Hổ không chỉ có nhiều công lao trong việc giúp triều đình cải tổ bộ máy, trấn hưng nền văn học của đất nước. Mà ông còn có công rất lớn trong việc giúp Nhân dân phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi ven biển. Sau khi về nghỉ, Vũ Phi Hổ còn dạy Nhân dân trong làng nghề đan lưới. Chẳng thế mà vùng quê của ông phát triển hơn các làng quê khác.
Khi ông mất, ghi nhớ, cảm phục tài năng, đạo đức, công lao của ông, dân làng Dư Xá, Hoành Bồ đã lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng nơi này. Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian và những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi đền đã bị hư hỏng toàn bộ. Nhân dân trong vùng đã xây một gian thờ nhỏ trên nền móng di tích cũ của ngôi đền để duy trì chân hương thờ cúng vào những dịp lễ, tết, ngày Rằm, mùng Một. Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, rồi kháng chiến chống Pháp, ngôi đền thờ Vũ Phi Hổ còn là nơi liên lạc, hội họp của cán bộ, nơi đưa tiễn thanh niên lên đường tòng quân đánh giặc.
Năm 2015, ngôi đền thờ Vũ Phi Hổ được tôn tạo lại theo kiểu chữ đinh, hồi bít đốc, hai tầng mái, rộng 223,6m, cao 8,72m, trên thửa đất rộng trên 10.000m2. Hiện nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, văn bia số 11, ghi danh Vũ Phi Hổ đỗ tiến sĩ và có nhiều công trạng với đất nước.
Trân trọng gìn giữ vốn văn hóa truyền thống, nhân lên niềm tự hào về lịch sử quê hương, ghi nhớ công đức của tiền nhân, hằng năm đúng dịp ngày giỗ của ông 15/3 âm lịch, dân làng Dư Xá (nay là thôn Tân Tiến) lại tổ chức tế, lễ ghi nhớ công ơn và tài năng đức độ của ông để cho con cháu học tập và tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông.