Chuyên đề “Những điều cần biết về bệnh đột quỵ” Bài 1: Đột quỵ - “sát thủ” thầm lặng

Những ngày qua, giới nghệ sĩ và đông đảo người hâm mộ liên tục bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài. Ngày 9/12, nam danh hài bất ngờ qua đời ở tuổi 62, chỉ sau một cơn đột quỵ. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Sự nguy hiểm của đột quỵ

Thông tin từ quản lý cũ của nghệ sĩ Chí Tài cho biết, nam nghệ sĩ qua đời vào khoảng 15h20, ngày 9/12, tại bệnh viện, sau khi bị đột quỵ tại chung cư ông đang sống. Sự ra đi đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài không khỏi khiến đồng nghiệp và công chúng bàng hoàng, đau xót. Đồng thời, được biết nguyên nhân nghệ sĩ qua đời cũng là lúc chúng ta cần cảnh giác hơn với căn bệnh đột quỵ được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” này.

Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là bệnh lí cấp tính, xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não, khiến cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và rối loạn hoạt động chức năng, biểu hiện là triệu chứng: đau đầu đột ngôt, liệt nửa người, méo miệng, nói khó, …thậm chí hôn mê, tử vong. Theo Tổ chức Đột qụy não Thế giới, đột qụy não có tỷ lệ tử vong cao, chỉ đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch.

Chuyên đề “Những điều cần biết về bệnh đột quỵ” Bài 1: Đột quỵ - “sát thủ” thầm lặng
Nghệ sĩ Chí Tài bất ngờ qua đời ở tuổi 62 vì đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho phần mô não đó bị tắc nghẽn hay bị vỡ ra. Khi điều này xảy ra thì các tế bào thần kinh trong phần não trên sẽ bị tê liệt, không làm việc được nữa. Do đó, phần cơ thể do chúng điều khiển cũng không còn chức năng như cũ.

Đột quỵ thường được xác định là một trong hai dạng sau: Thứ nhất là đột quỵ thiếu máu não (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch). Thứ hai là đột quỵ chảy máu não (nguyên nhân do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – chảy máu màng não). Bệnh nhân sau khi bị đột quỵ sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng chức năng có liên quan và độ nặng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc cũng như độ rộng của vùng não bị tổn thương.

Hiện nay, đột quỵ thiếu máu não là dạng thường gặp nhất, chiếm 75 - 85% tất cả các trường hợp đột quỵ. Thiếu máu não cục bộ là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc bị tắc, lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng gây hoại tử, rối loạn chức năng, biểu hiện các hộ chứng và triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não bị tổn thương. Hai cơ chế cơ bản tham gia vào quá trình gây thiếu máu não đó là cơ chế nghẽn mạch (thường do huyết khối, cục tắc) và cơ chế huyết động học.

Dạng thứ hai là đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 10% - 20% các trường hợp đột quỵ do xuất huyết (chảy máu đột ngột) vào trong hay xung quanh não. Đột quỵ xuất huyết ít gặp hơn đột quỵ thiếu máu não nhưng lại có xu hướng tử vong cao hơn.

Đối với thể xuất huyết nhu mô hay trong não thường là hậu quả từ tăng huyết áp gây tăng áp lực quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương do xơ vữa động mạch hoặc những bệnh nhân dùng thuốc kháng đông hay thuốc làm mỏng mạch máu có tăng nguy cơ một ít ở nhóm đột quỵ xuất huyết.

Còn đối với thể xuất huyết khoang dưới nhện là dạng đột quỵ xảy ra khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, dẫn đến máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ. Hoặc do vỡ phình mạch gây ra yếu thành động mạch hoặc do vỡ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một thông nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch.

Bệnh nhân bị đột quỵ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng vô cùng nặng nề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh sau này.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Dù đột quỵ thuộc nhóm các bệnh không lây nhiễm nhưng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này. Trong đó phải kể đến những yếu tố nguy cơ không thể tác động được bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền, trong đó, tuổi càng cao khiến nguy cơ mắc đột quỵ tăng lên. Mặc dù các yếu tố này không thể tác động đến nhưng sự xuất hiện của nó đặt những đối tượng này vào nhóm nguy cơ cao, do đó cần phát hiện sớm và giải quyết các yếu tố nguy cơ khác mà ta có thể tác động được nhằm giảm tỷ lệ xảy ra đột quỵ.

Nhóm nguyên nhân tiếp theo là những yếu tố nguy cơ có thể tác động được, gồm có:

Tăng huyết áp động mạch là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tất cả các loại đột quỵ. Khi huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương nội mạc thành mạch do áp lực dòng máu mạnh hơn, làm tăng tính thấm của thành mạch đối với các lipoprotein máu, do đó làm vữa xơ động mạch phát triển, từ đó dễ hình thành các tai biến. Kiểm soát tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp tâm thu sẽ làm giảm tần suất đột quỵ nói chung và đột quỵ nhồi máu não nói riêng.

Chuyên đề “Những điều cần biết về bệnh đột quỵ” Bài 1: Đột quỵ - “sát thủ” thầm lặng
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ

Theo các nghiên cứu ở châu Âu và Bắc Mỹ, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Điều trị tốt đái tháo đường sẽ làm giảm khả năng đột quỵ thiếu máu não, dự phòng tăng đường huyết có thể làm giảm mức độ nặng của các tổn thương não trong giai đoạn cấp của đột quỵ thiếu máu não.

Các bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, viêm màng trong tim, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng, phình thành thất trái, bệnh cơ tim, can xi hoá vòng van hai lá, thông liên nhĩ, phình thành nhĩ trái cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, những rối loạn nhịp tim khác như nhịp nhanh kịch phát trên thất cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não. Trong các yếu tố trên, rung nhĩ là nguy cơ quan trọng nhất và là yếu tố có thể điều trị dự phòng đột quỵ thiếu máu não.

Yếu tố nguy cơ tiếp theo có thể gây ra đột quỵ là béo phì bởi nó là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và như vậy có thể là nguyên nhân thứ phát của của đột quỵ thiếu máu não thông qua bệnh tim.

Ngoài ra, chế đột dinh dưỡng, sinh hoạt không hợp lý, trầm cảm, nghiện bia rượu, thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích cũng chính là các nguyên nhân có thể gây ra đột quỵ.

Đột quỵ có thể gây tử vong bất ngờ ở những người tưởng chừng đang có sức khỏe bình thường, không có các biểu hiện triệu chứng trong một thời gian dài, mặt khác, đa số người dân hiện nay chưa thực sự nhận thức đầy đủ về căn bệnh này nên không tránh khỏi tâm lý chủ quan, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình, người dân cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, loại bỏ dần các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày, nhằm giảm bớt các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ.

Nghệ sĩ Chí Tài qua đời Nghệ sĩ Chí Tài qua đời

Danh hài Chí Tài đột ngột qua đời ngày 9/12, sau khi bị đột quỵ.

Người cao tuổi bị tăng huyết áp nên và không nên ăn gì? Người cao tuổi bị tăng huyết áp nên và không nên ăn gì?

Người bị tăng huyết áp nên tăng cường rau xanh, trái cây mọng nước, ăn thịt ít mỡ, các loại hạt...tránh xa thực phẩm giàu ...

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp

Mặc dù, tăng huyết áp gần như không có dấu hiệu đặc trưng nhưng nếu có những biểu hiện như đau đầu, choáng váng thường ...

Nguyễn Loan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Chật vật vì ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, nhiều người đã tìm được bí kíp hay

Theo thống kê, tại Việt Nam, có đến hơn 1/3 dân số đang gặp phải hội chứng khó ngủ, mất ngủ. Điều đáng lo, nhiều trường hợp chỉ ngủ 2 – 3 tiếng mỗi đêm, thậm chí thức trắng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 19/7/2023, tại phường Chánh Nghĩa, UBND TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại chỗ đối với Người có công với Cách mạng trên địa bàn thành phố.

Tin khác

Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,...

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục
NMO - Quá trình lão hóa của con người là quy luật tất yếu mà tự nhiên mang đến và không thể thay đổi được. Ở tuổi bắt đầu lão hóa dễ nhận thấy tóc bạc, da nhăn, lưng gù…Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được.

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người
NMO - Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
NMO - Trên thế giới, trung bình cứ 3 giây trôi qua thì sẽ có một người mắc chứng sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do các chấn thương tác động lên hoạt động của não bộ, từ đó trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít.

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ
NMO - Sa sút trí tuệ (Dementia) không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày.

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức
NMO - Càng lớn tuổi, trí nhớ sẽ ngày càng kém đi, biểu hiện là chúng ta sẽ mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó.

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
NMO - Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
NMO - Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp thoát vị có thể nhẹ không gây ra chèn ép. Nếu chèn ép thì sẽ theo hướng đi vào thần kinh gây triệu chứng đau thần kinh tọa.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh người cao tuổi cần biết để bảo vệ sức khỏe.

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm
NMO - Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, mưa phùn, thời tiết này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày mà còn khiến nhiều người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là người cao tuổi.

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi
Mỗi năm, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 3.000 trường hợp đến khám và điều trị loại ung thư này, với số lượng bằng tất cả các ung thư khác ở người cao tuổi gộp lại.
Xem thêm
Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025, đồng thời hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12).
Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Khóc không ra tiếng, đi khám bé 1 tuổi phát hiện viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp là bệnh lý đường hô hấp gây viêm tại niêm mạc màng nhầy quanh thanh quản. Bệnh có nhiều mức độ, từ nhẹ-vừa-nặng. Ở mức độ nặng trẻ khó thở dữ dội, có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay

Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động