Người cao tuổi bị tăng huyết áp nên và không nên ăn gì?

Người bị tăng huyết áp nên tăng cường rau xanh, trái cây mọng nước, ăn thịt ít mỡ, các loại hạt...tránh xa thực phẩm giàu năng lượng, nội tạng động vật, thức ăn nhanh.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp 6 loại rau quả giúp giảm huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người bị tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ trên 140/90mmHg. Đồng thời, WHO và Hội đồng Huyết áp thế giới đã phân độ THA như sau: Tăng độ I (huyết áp từ 140 - 159/90 - 99mmHg), tăng độ II (huyết áp từ 160 - 179/100 - 109mmHg) và tăng độ III (huyết áp từ 180/110mmHg trở lên).

5426 tang huyet ap 1
Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ,... Do đó, để ngăn chặn “kẻ giết người thầm lặng”, ngoài việc điều trị sớm thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp

Theo bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bệnh tăng huyết áp cần có chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, giàu kali và chất xơ, ít natri, đồng thời giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo.

- Nhu cầu năng lượng hàng ngày từ 30 - 35 Kcal/kg cân nặng.

- Chất đạm (Protein) khoảng 0,8 - 1 g/kg cân nặng/ngày.

- Chất béo (Lipid) chiếm 20 - 25% tổng năng lượng.

- Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal.

- Chất bột đường (glucid) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cần ăn đủ theo nhu cầu lao động và sinh hoạt.

- Lượng natri dưới 5g/ngày bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.

- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.

Thực phẩm người bị tăng huyết áp nên dùng

- Ngũ cốc và các loại hạt: Gạo lứt, gạo tẻ, yến mạch, các loại đậu đỗ, lạc, vừng…

- Rau xanh, củ quả: Diếp cá, xà lách, cải xoăn, củ cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, rau ngót, củ dền… đều rất giàu các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

- Trái cây mọng nước: Cam, quýt, thanh long, cà chua, dưa chuột, đặc biệt là việt quất có chứa flavonoids - có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao hiệu quả.

- Sữa: Sữa đậu nành, sữa tươi hoặc sữa chua không đường, sữa bột tách bơ, sữa gạo đều rất tốt cho người tăng huyết áp.

5428 tang huyet ap 2
Người bị tăng huyết áp nên tăng cường rau xanh, trái cây mọng nước. Ảnh minh họa

- Dầu thực vật: Dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.

- Thịt ít mỡ: Người bị tăng huyết áp nên ăn thịt lợn nạc hoặc thịt gia cầm bỏ da.

Thực phẩm người bệnh tăng huyết áp không nên ăn

- Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao: cà, dưa, hành muối... vì hàm lượng natri trong muối làm tiết ra nhiều dịch tế bào khiến tim đập nhanh hơn và tăng huyết áp.

- Thực phẩm giàu năng lượng: như chocolate, thức ăn chứa nhiều đường glucose, đường mía… vì có thẻ gây béo phì. Trên thực tế, người béo phì có nguy cơ cao bị cao huyết áp hơn người bình thường.

- Mỡ, nội tạng động vật: Mỡ và nội tạng động vật đều chứa nhiều cholesterol không có lợi cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…

- Thức ăn nhanh, chế biến sẵn: Giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,…đều chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, các chất bảo quản và có hàm lượng muối cao. Tiêu thụ những thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp.

- Mì ăn liền: Thực phẩm này chứa khá nhiều natri không tốt cho người tăng huyết áp.

- Tránh xa rượu, bia, chất kích thích: Trong thuốc lá có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch và gây tăng huyết áp. Trong khi, uống nhiều rượu, bia cũng làm gia tăng nguy cơ xơ gan, cao huyết áp và các tổn thương khác cho hệ thần kinh.

Để có thể phòng chống bệnh tăng huyết áp, mỗi người nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và thường xuyên luyện tập thể thao với cường độ phù hợp.

Tường Vân (T/h)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 19/7/2023, tại phường Chánh Nghĩa, UBND TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại chỗ đối với Người có công với Cách mạng trên địa bàn thành phố.
Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Những nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,...

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục

Người cao tuổi cần biết: Sự ảnh hưởng của quá trình lão hoá và các biện pháp khắc phục
NMO - Quá trình lão hóa của con người là quy luật tất yếu mà tự nhiên mang đến và không thể thay đổi được. Ở tuổi bắt đầu lão hóa dễ nhận thấy tóc bạc, da nhăn, lưng gù…Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được.

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người
NMO - Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)
NMO - Trên thế giới, trung bình cứ 3 giây trôi qua thì sẽ có một người mắc chứng sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do các chấn thương tác động lên hoạt động của não bộ, từ đó trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít.

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ
NMO - Sa sút trí tuệ (Dementia) không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày.

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức
NMO - Càng lớn tuổi, trí nhớ sẽ ngày càng kém đi, biểu hiện là chúng ta sẽ mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó.

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
NMO - Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
NMO - Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp thoát vị có thể nhẹ không gây ra chèn ép. Nếu chèn ép thì sẽ theo hướng đi vào thần kinh gây triệu chứng đau thần kinh tọa.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh người cao tuổi cần biết để bảo vệ sức khỏe.

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm
NMO - Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, mưa phùn, thời tiết này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày mà còn khiến nhiều người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là người cao tuổi.

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi
Mỗi năm, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 3.000 trường hợp đến khám và điều trị loại ung thư này, với số lượng bằng tất cả các ung thư khác ở người cao tuổi gộp lại.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như NCT nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: Đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh...
Xem thêm
Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Bộ Y tế: Yêu cầu dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu.
Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Bộ Y tế: Tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Bình Phước

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo tích cực điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Pin Yuan Việt Nam.
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong ở Thanh Hóa: Sẽ khởi tố nếu xác định dấu hiệu phạm tội

Liên quan đến hai mẹ con sản phụ tử vong ở Vĩnh Lộc, Quyền Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết đã thành lập Hội đồng y khoa xác định nguyên nhân tử vong.
Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Những dấu hiệu của cơn đau tim và cách xử trí

Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy đau ngực nặng hoặc có cảm giác đè ép trong cơn đau tim...
Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Những vị trí trong nhà có nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho trẻ

Trong mỗi gia đình thì trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều vi khuẩn và thường đưa tay vào miệng nhưng không phải lúc nào cũng chú ý việc vệ sinh tay đúng cách.
Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Tổ chức đồng diễn Yoga nhân Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10

Cùng với 40 tỉnh, thành trong cả nước, sáng 21/6/2024, sự kiện Ngày quốc tế Yoga lần thứ 10 đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), với sự tham gia của hơn 1.000 người.
Phiên bản di động