Quốc kỳ rộng 2.025m² tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh

Nhịp sống văn hóa 29/05/2020 09:44
Chị Nguyễn Thị Chọn, trú tại thôn Giàn Bí cho hay, trước quán tôi, khu vực đường lên nhà Gươl râm mát nên hằng ngày vào khoảng 9 giờ sáng là các xe máy của những phụ nữ chở thực phẩm tươi sống từ miền xuôi lên đây bán lại cho bà con với giá chấp nhận được như các loại rau mỗi bó 10.000 đồng, khoai lang 20.000 đồng, bí đỏ, bí xanh có giá từ 5.000-10.000 đồng, cá nục tươi (60.000 đồng/kg), cá cam tươi (65.000 đồng/kg), thịt heo vai và mông (150.000 đồng/kg), nước mắm ông Tây có giá 15.000 đồng/chai,...
Thật vậy, chúng tôi đứng ở đầu thôn Giàn Bí chừng nửa giờ thấy có nhiều xe máy chở thực phẩm và các nhu yếu phẩm chạy qua. Có xe bán “chuyên đề” một loại cá chở từ bến cá Đà Nẵng lên như cá chuồn, cá phèn, cá nục, tôm…Có xe bán đến gần 30 mặt hàng từ cá, tôm, thịt, cải, bầu bí...Thậm chí, có “chợ” còn bán cả chè gói, sữa đậu nành, bún giò heo, mì Quảng, bánh mì...
Quan sát “chợ di động” của bà Lê Thị Liễu, trú tại phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, chúng tôi thấy như một cửa hàng “bách hóa”, mùa nào thức đó, có đến mấy chục mặt hàng như thịt heo, thịt bò, đậu phụ, ruốc khô, cá khô, nước mắm, rồi bí bầu, rau sống, rau quả các loại. Ngoài ra, nhiều người còn gửi mua những thứ ở vùng này không có như đèn pin, áo mưa, dép rọ, dầu xức...
![]() |
Nhiều phụ nữ đến “chợ di động” để mua thực phẩm và hàng tiêu dùng của chị Liễu |
Anh Alăng Sâm, dân tộc Cơ Tu, trú thôn Giàn Bí cho biết: “Hàng hóa, thực phẩm chở lên đây giá bán cũng mềm, không chênh lệch bao nhiêu so với các chợ dưới xuôi”.
Người dân địa phương cho biết, việc xuất hiện những “chợ di động” này rất thuận lợi đối với họ. Hầu hết các gia đình ở vùng sâu, vùng xa suốt ngày bận rộn với công việc nương rẫy từ tờ mờ sáng đến tận trưa mới về, do đó việc có các “chợ di động” này giúp họ tiết kiệm được nhiều thời gian. Đặc biệt, rất thuận lợi đối với những gia đình không có phương tiện đi lại.
Chị Lê Thị Liễu cho hay, thực phẩm tươi sống chủ yếu được đưa từ chợ Hòa Khánh lên. Bà con ở đây còn khó khăn, vì vậy chúng tôi bán hàng với giá tương đối phải chăng. Tuy nhiên, bán hàng “di động” này cũng “cố sỉ” (kí sổ- nói lái). Đồng bào có lúc phải ghi nợ vì họ chưa bán được củi, chưa có tiền. Người bán phải bán mua “có trước có sau” với bạn hàng. Buôn kiểu như tui đây, không cần vốn, khi mua quen rồi, mình có thể nợ những bạn hàng ở chợ Hòa Khánh, bán xong, sáng hôm sau mang tiền xuống chợ trả và “đóng chuyến” luôn. Khi họ không có tiền mặt, họ “cấn” cho tôi vài quả mít non hay một buồng chuối già, mình cũng phải nhận. Trung bình, vốn mỗi chuyến đi vốn khoảng 3 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 200.000 đồng, cũng đủ ngày công. Tuy nhiên, gặp những lúc xe hỏng dọc đường thì ngày đó lỗ nặng.
Chị Alăng Thị Nhớ, dân tộc Cơ Tu, trú tại thôn Tà Lang nói: “Những “chợ di động” thật tiện lợi cho người dân miền núi chúng tôi. Ở nơi heo hút này, muốn mua con cá tươi, miếng thịt heo hay bịch mắm cái, con cá khô... chỉ có thể chờ “chợ di động”, chứ đến chợ ở trung tâm xã thì rất xa, nhà lại không có phương tiện. Hơn nữa, chất lượng các mặt hàng tươi sống ở chợ cũng chẳng hơn gì hàng của “chợ di động” chuyển lên”.
Và cứ thế, hằng ngày, trên các tuyến đường vùng cao cánh Tây TP Đà Nẵng có hàng chục mô tô, xe máy với lỉnh kỉnh hàng hóa chở từ dưới xuôi theo Tỉnh lộ 601 lên đây bán. Cho dù trời nắng cũng như mưa, những cái “chợ” di động này vẫn đến tận sân nhà Gươl, nhà Moong của các buôn, làng xa xôi, góp phần giải quyết nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa hằng ngày của cư dân và đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản làng vùng cao.