Bàn về hai từ đồng âm trong tiếng Việt

Trong chữ Việt quốc ngữ có hai từ đồng âm là i và y, còn gọi là i (ngắn) và y (dài). Thật cám ơn và khâm phục những người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, đặc biệt cho ra hai từ đồng âm i và y.

Hai từ đồng âm này nếu nghe thì không thể phân biệt nhưng ngữ nghĩa và ghép vần lại khác nhau và vô cùng linh hoạt, biến hóa. Chính sự linh hoạt, biến hóa mà nó đã khiến cho người ta có nhiều cách sử dụng và quan điểm khác nhau khi dùng hai từ này. Hiện Nhà nước cũng chưa có luật riêng về ngôn ngữ, chỉ có vài cuốn sách từ điển và một số quy định hành chính, tính pháp lí không cao. Tác giả bài viết xin bàn về hai chức năng của từ i và y về ngữ nghĩa và ghép vần tạo âm, xin không bàn việc dùng thế nào là đúng hay sai. Ngoài các ví dụ, câu trích, dẫn chú, có một số từ tác giả sử dụng trong bài viết được biên tập theo quan điểm sử dụng y và i của Tạp chí Người cao tuổi.

Chức năng ngữ nghĩa

Hồi còn đi học, tôi từng được một người thầy dạy văn nói về ngữ nghĩa khi sử dụng y và i. Ông cho rằng chữ i (ngắn) thường sử dụng cho ngữ nghĩa thực, tục, còn chữ y (dài) thường dùng cho nghĩa thanh. Ví dụ các chữ sĩ diện, gái đĩ, ti hí, ngủ khì, tỉ mỉ, dí vào, tị nạnh, kì thị, hỉ hả, vi phạm… thường là tính từ, động từ, thì dùng i ngắn. Đây là chữ thường mang hàm nghĩa thực, tục. Còn y dài nên dùng trong các chữ hàm nghĩa thanh như chữ sỹ (sỹ tử, chiến sỹ, sỹ quan, quốc kỳ, mỹ thuật, lý luận, pháp lý...). Một thời gian dài trước đây đa số người viết (cả trong tác phẩm văn chương và văn bản hành chính khác) cũng theo hàm ý thanh và tục như trên. Do là chức năng ngữ nghĩa nên người ta chỉ nhận ra sự khác nhau khi viết ra, nếu chỉ nghe đọc thì không thể phân biệt đâu là i ngắn, đâu là y dài.

Bàn về hai từ đồng âm trong tiếng Việt
Tranh cãi về việc viết i (ngắn) hay y (dài) đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, chữ nghĩa phải được thể hiện bằng hình thức và nó ẩn chứa ngữ nghĩa cả trong hình thức thể hiện. “Hắn ta sĩ diện”, “Mụ ta lẳng lơ, đĩ thõa”, “Thị có con mắt ti hí như mắt lươn”, “Anh ấy là môn sỹ”, “Sỹ tử vào thi”, “Xả thân hy sinh vì Tổ quốc”… hai từ i và y trong ví dụ được dùng với những hàm ý khác nhau rõ rệt (khinh miệt và tôn trọng) nên cần thể hiện ra bằng hình thức không giống nhau. Danh thì cần thanh, ai cũng muốn có thanh danh chứ không muốn gọi tục danh. Chỉ có một danh từ chung dùng i cho phái nữ là chữ thị. Đây mang dáng dấp quan điểm trọng nam khinh nữ thời nho giáo. Lẽ ra để bảo đảm chính xác với tính cách và phân biệt nam nữ thì nam phải đệm chữ võ (mạnh mẽ), nữ đệm chữ văn (mềm mại). Ngày nay xu hướng phái nữ cũng không thích dùng từ đệm là thị.

Dù không phải là ngôn ngữ tượng hình song tiếng Việt quốc ngữ cũng luôn gắn quện giữa nội dung và hình thức, đây chính là nét đẹp riêng.

Chức năng ghép vần, tạo âm mới

Cùng một âm nhưng hai chữ i và y khi ghép vần lại vô cùng linh hoạt giúp cho chữ Việt mang những hình thức và âm điệu phong phú.

Chữ y (dài) đi sau chữ u và chữ i (ngắn) đi sau chữ u khi phát âm lẽ ra giống nhau nhưng được sử dụng hoàn toàn khác. U và y (dài) tạo nên hợp vần uy để có nhiều âm vần ngoài uy, như uyết, uyên… (quyết tâm, chuyên cần…). Còn u đi với i (ngắn) tạo nên vần ui (lủi thủi, mùi vị…). Chữ y và i khi đứng trước, đi với nguyên âm khác lại tạo ra những âm vần giống nhau nhưng nghĩa sẽ theo hướng khác nhau. Ví như chữ yên, yêm thường được dùng trong danh từ (đặt tên người) sẽ viết là Yên, Yêm chứ không viết Iên, Iêm. Âm vần iêm, iên để tạo nên các chữ như nghiên, chiêm, điên… (nếu chỉ nghe âm sẽ cùng là i, ê, mờ, i ê nờ, không thể phân biệt là yêm hay iêm, yên hay iên). Học sinh tiểu học mới học chữ khi đánh vần những cụm âm vần này (ví dụ chữ uy, ui) thì coi đây là âm gốc để tạo ra các chữ khác như quỳ, củi, truy, trũi... Như vậy phải viết chữ quý trọng chứ không thể viết quí trọng, cũng như chữ chung thủy, không thể viết chung thủi. Nay một số người thường dùng chung nghĩa cho cách viết chữ quý và quí, là sai với nguyên tắc đánh vần theo âm gốc. Nhiều cách sử dụng khác nhau sẽ làm cho ngôn ngữ mang tính lỏng lẻo, tùy tiện, không thống nhất.

Kì vọng cho tiếng Việt

Trong thời kì phát triển hội nhập hiện nay tiếng Việt đang như một con tàu ra khơi, chịu “sóng gió” của nhiều ngôn ngữ, vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Sự tác động làm lệch lạc, biến dạng luôn là thách thức, song đó cũng là cơ hội để tiếng Việt “thuận buồm” vươn khơi, phát triển phong phú, giàu đẹp và đầy đủ hơn. Hàng nghìn năm Bắc thuộc tiếng Việt không những không biến mất mà trường tồn, ngày một trong sáng và giàu đẹp. Rất nhiều cụm từ Hán Việt đang dùng đã được Việt hóa chứ không phải bị Hán hóa. Với truyền thống văn hóa quật cường suốt chiều dài lịch sử, nay không có lí do gì để tiếng Việt bị biến dạng, mất đi sự trong sáng và đẹp đẽ.

Tháng 10 vừa qua, dưới sự chủ trì của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp và Ban Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ đã “Đề xuất chính sách xây dựng Luật về tiếng Việt - Lý luận và thực tiễn” và tổ chức cuộc hội thảo “Thực trạng sử dụng tiếng Việt và những đề xuất chính sách đối với Luật về tiếng Việt”.

Tiếng Việt là công cụ vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hi vọng vấn đề ngôn ngữ tiếng sẽ được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm hơn nữa trước thực trạng có nhiều biểu hiện lộn xộn, lệch lạc, làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Bộ luật về tiếng Việt sẽ là một đường ray, là hành lang pháp lí chắc chắn cho việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia. Nó cũng là nền tảng bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất của ngôn ngữ, khi ta đang có quan hệ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, luật pháp… với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Hoàng Đình Khải
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số
Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới

Gặp người tham gia giải phóng Sài Gòn ở quê hương mới
Một ngày đầu tháng 4/2025, chúng tôi đến gặp ông Trần Thanh Tùng, cựu chiến binh (CCB) Sư đoàn 325, hiện sống ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, người đã trực tiếp cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn 50 năm về trước.

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Dòng máu Tiên Rồng với khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện của đất nước đã khẳng định việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước ta phồn vinh, hạnh phúc.

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đường Trường Sơn trong sự nghiệp giải phóng miền Nam
Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp Hội nghị lần thứ 15 mở rộng, xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Thực hiện Nghị quyết 15, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn nhằm chi viện sức người sức của của hậu phương lớn miền Bắc cho miền Nam thành đồng Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động