Bài 2: Hoàng hôn không tắt nắng

Theo chính sách vợ liệt sĩ đến tuổi 55 sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng của chồng, đó cũng là đạo lý “uống nước nguồn”với người đã hy sinh và thân nhân của họ. Không tái giá nhưng có con riêng, có lẽ vì thế bà Toán đã bị “coi không phải vợ liệt sĩ nữa”. Có ai hiểu được nỗi đau xé lòng khi nghe bà Toán nói “ tôi không mong được là vợ liệt sĩ, tôi tiễn chồng tôi đi đánh giặc, nay ai là người trả lại chồng cho tôi, để tôi được còn chồng và có con như những người phụ nữ khác?”…

Vòng xoáy gian nan của người vợ liệt sĩ đơn thân

Niềm vui của bà Hà Thị Toán-người vợ liệt sĩ cô đơn là hạnh phúc nhỏ nhoi khi đứa con gái chào đời. Nhưng cũng từ đây cuộc đời của người vợ liệt sĩ bước sang bước ngoặt gian nan trước định kiến của xã hội và gia đình.

Không ở vậy thờ chồng, thì tái giá bước đi bước nữa cho có gia đình đàng hoàng, đằng này lại có con hoang, con ngoài giá thú, là mang tiếng cho cả hai bên họ hàng nội ngoại. Họ hàng không nhìn bà Toán với ánh mắt cảm thông, còn làng xóm nhìn bà bằng ánh mắt đầy mặc cảm tội lỗi…

Những lời ra tiếng vào, suốt từ khi bà Toán có bầu đến lúc sinh con. Nhưng người đời có câu “cười ba tháng chẳng ai cười ba năm”, bấu víu vào câu ca trong thiên hạ, mà mẹ con bà Toán qua được những tháng ngày buồn tủi. Khi điều tiếng nhạt phai, thì cô bé Vui ngày một lớn dần. Ơn nhờ trời cho niềm hạnh phúc, lớn lên trong gia cảnh nghèo, nhưng cô bé Vui xinh xắn và ngoan ngoãn. Chẳng có lời rèm pha nào cướp được niềm vui hạnh phúc nhỏ nhoi của mẹ con bà Toán.

Bố mẹ chồng đã chết, không còn bề trên để cậy nhờ che chở, còn anh trai, chị dâu và các em chồng, nhưng kể từ khi bà Toán có con ngoài giá thú, không ai nói loại trừ bà ra khỏi phận dâu con trong họ, nhưng tình cảm lạnh nhạt dần. Ngay cả việc lo giỗ liệt sĩ Phạm Văn Sơn, bây giờ gia đình cũng quyết cho cháu trai, thờ cúng.

Vốn là người phụ nữ đảm đang, từ khi ra ở riêng chỉ là 3 gian nhà tre lợp mái cọ, rồi mẹ con bà Toán cũng tự xây cho mình được ngôi nhà ngói 3 gian giữa vườn đồi thêm nhiều cây trái.

Bà hà Thị Tóan 79 tuổi vợ liệt sĩ Phạm Văn Sơn
Bà Hà Thị Tóan 79 tuổi vợ liệt sĩ Phạm Văn Sơn

Nỗi nhớ chồng rồi cũng nguôi ngoai theo năm tháng. Bỗng một ngày kia cán bộ phòng Lao động-Thương binh & Xã hội huyện đến nhà bà Toán. Bà lạ lẫm suy tư có chuyện gì đây? Bà không hiểu nổi đó là chuyện buồn hay chuyện vui có liên quan tới chuyện của chồng bà chăng?

Đúng như bà Toán nghĩ, người cán bộ nói với bà: “Ông Sơn đi B, bà chưa có con nhưng được hưởng chế độ 10 đồng/tháng là sai, nay phải hoàn trả số tiền này cho Nhà nước?”

-À ra thế. Bà Toán nghĩ: “Có thể vì bà đã có con riêng nên địa phương không còn coi bà là vợ liệt sĩ nữa nên đòi hoàn lại số tiền này”.

Nhưng thật oan uổng cho bà Toán. Ngày ấy bộ đội đi B có con thì được hưởng 5 đồng/con. Vợ chồng bà Toán chưa có con, vợ được hưởng 10 đồng/tháng. Số tiền ấy bà đã lĩnh cho đến khi cấp trên dừng không cấp cho bà nữa. Đó là sự thật. Bà cũng chẳng nhớ nhận được bao nhiêu tiền, bởi tất cả số tiền ấy bà đã biếu bố mẹ chồng hàng tháng. Nay người ta đòi lại số tiền này, bà Toán cũng chẳng có tiền để trả. Bà nghĩ “mình chả nợ nần gì, vì có vay mượn gì đâu, đây là chính sách vợ quân nhân đi B được hưởng, chế độ chính sách là chung của Nhà nước, chứ riêng gì gia đình bà”.

Vốn là Đội trưởng đội sản xuất giỏi giang, lại từng tham gia công tác xã hội Ban chấp hành thanh niên, phụ nữ xã, tay làm, miệng nói, bà Toán chẳng thua kém ai trong lời ăn tiếng nói. Thế nên bà trả lời cán bộ chính sách rằng “Số tiền ấy tôi có được lĩnh thật, nhưng tôi đã biếu bố mẹ chồng tôi tất cả. Bây giờ bố mẹ chồng tôi đã chết, tôi không thể đòi bố mẹ chồng tôi. Còn tôi không có số tiền ấy để trả lại các ông. Nhưng rồi tôi cũng sẽ trả, các ông về báo cáo với cấp trên, tôi tiễn chồng tôi đi bộ đội, nay các ông trả lại chồng cho tôi, để vợ chồng tôi cùng làm lụng tích cóp trả số tiền cho các ông. Số tiền ấy là chồng tôi đã hy sinh xương máu, tôi không muốn là vợ liệt sĩ góa bụa. Các ông hãy trả lại chồng cho tôi, rồi hãy đến nhà tôi đòi tiền…”

Việc bà Toán không trả tiền trợ cấp đi B của chồng và đòi cấp trên trả lại chồng cho bà thật xót xa, nhưng là chuyện có thật, cả làng, cả xã ai cũng biết… Cũng từ đó, không thấy ai đến nhà bà Toán đòi tiền chế đội đi B của liệt sĩ Phạm Văn Sơn.

Năm tháng qua đi, những mặc cảm của gia đình họ hàng và xã hội với mẹ con bà Toán cũng nhạt phai. Bé Hà Thị Vui ngày càng khôn lớn, cuộc sống của mẹ con bà Toán đỡ khó khăn hơn, khu vườn đồi hoang vắng năm xưa giờ có thêm những hàng xóm mới.

Khi cô bé Vui lớn lên trở thành thiếu nữ, cũng xinh đẹp như bà Toán thủa “kiêu sa”. Năm Vui 18 tuổi thì bà Toán đã 56, tuổi về chiều xế bóng. Như hoàn cảnh những người phụ nữ khác thì bà đã an nhàn vui với hạnh phúc chồng con và các cháu. Nhưng gia cảnh của mẹ con bà Toán vẫn nghèo khó đơn sơ. Nghèo thì nghèo, bà Toán cũng gắng cho con học hết cấp 3. Gia cảnh nghèo nhưng có con gái xinh, các chàng trai trong xóm, ngoài làng, đến gõ cửa nhà bà Toán nhiều hơn, xóm đồi đã không còn hoang vắng.

Vườn nha fbaf Toán mới được con gái và con rể xây tường bao và trồng cây mới
Vườn nhà bàToán mới được con gái và con rể xây tường bao và trồng cây mới

Nghe người ta nói, vợ liệt sĩ đến tuổi 55, thì được hưởng tiền tuất của chồng, bà Toán không tái giá, nên vẫn là vợ của liệt sĩ Phạm Văn Sơn, bà làm đơn gửi xuống xã xin được hưởng trợ cấp tiền tuất liệt sĩ hàng tháng. Nhưng đơn đi rồi cũng bặt tăm luôn, không hiểu chính sách thế nào, bà Toán lại tự ti không hỏi nữa. Thế là đến nay đã ở tuổi 79, bà Toán vẫn là vợ liệt sĩ, nhưng không được hưởng tiền tuất hàng tháng của chồng. Bà không có đơn kêu, địa phương cũng quên luôn, quên liệt sĩ Phạm Văn Sơn còn có người vợ là Hà Thị Toán.

May nhờ ở tuổi hoàng hôn xế chiều, nhưng Trời, Phật còn thương, nên bà Toán vẫn mạnh khỏe, vẫn là trụ cột kinh tế trong gia đình “mẹ góa con côi”. Nỗi lo kinh tế gia đình thua kém bà con lối xóm, không làm bà Toán buồn, chỉ mong cho con gái sẽ có nơi có chốn, cuộc sống sẽ không phải gian nan vất vả như mình.

Ước muốn của bà Toán rồi cũng thành hiện thực. Vui cũng đã chọn cho mình được chàng trai ưng ý, con nhà khá giả.

Hạnh phúc của con gái, chính là niềm vui hạnh phúc của bà Toán khi đã bước sang nửa cuối cuộc đời, cuối chiều dốc nắng.

Con gái đi lấy chồng, nhưng cũng may nhà trai cho ở rể, nên bây giờ gia dình bà lại có thêm người thêm của… mai rồi thêm các cháu, rồi tiếng trẻ con khóc, tiếng trẻ nô đùa, sẽ ấm êm ngôi nhà nhỏ của gia đình bà Toán giữa vùng đồi …

( Còn nữa)

Nghiêm Thị Hằng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức kèm theo bát nước chè xanh như bày tỏ lòng thành hiếu khách, tạo thành một nét truyền thống từ bao đời nay.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ. Để rồi mỗi lần có dịp ôn lại một thời binh nghiệp, ông không giấu nổi sự xúc động, tự hào, về năm tháng đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liên luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tiên phong trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.

Tin khác

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm
Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế
Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững
Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Ninh (thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (cựu Trưởng Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu) để điều tra về hành vi “Vi phạm
Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù

Ngày 24/4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981) và Trần Ngọc Bích (SN 1984).
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Phiên bản di động