Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Thời khắc lịch sử

Việc chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu quyết chiến trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng. Buôn Ma Thuột nằm trên trục đường 14 và 21 thuận lợi cho việc phát triển chiến đấu ra các tỉnh Tây Nguyên, xuống duyên hải miền Trung và vào Nam Bộ. Do đó, một trận đánh lớn ở Buôn Ma Thuột sẽ tạo sự rung động mạnh về chiến lược, làm đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung, mở ra hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến công chung của quân và dân trong cả nước mà trực tiếp là lực lượng chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên. Bốn chín mùa xuân đã đi qua, những ký ức về Chiến thắng Buôn Ma Thuột, vẫn còn in sâu trong lòng quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Ngã sáu tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột là điểm đến của khách du lịch.

Buôn Ma Thuột ngày nay đã trở thành đô thị loại 1. Đặc biệt, thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và chuyển đổi số hiện nay, TP Buôn Ma Thuột đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thành phố đã tập trung xây dựng một nền kinh tế chuyển mạnh sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch lên tầm cao mới.

Phát huy nội lực.

Theo UBND TP Buôn Ma Thuột, trong phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức như: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế; tốc độ đô thị hóa nhanh tạo sức ép lớn về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ven thị, nhu cầu việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế, giáo dục và xử lý ô nhiễm môi trường...

Ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết: Xác định được khó khăn thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố quyết tâm cao độ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tốt cơ hội để phát triển. Trong đó, tập trung nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng, phát triển dịch vụ đô thị và an sinh xã hội với các tiêu chí đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và đô thị thông minh, gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng chia sẻ chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Đồng thời, thành phố tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cùng những chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; huy động tốt nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn lực kinh tế tư nhân, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nhanh, bền vững.

Thành phố luôn có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao chuỗi giá trị ngành công nghiệp tiềm năng, trọng điểm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như: chế biến càphê, tiêu, ca cao, bơ, các ngành công nghệ cao nhằm hạn chế xuất thô nâng giá trị sản phẩm.

Cùng với đó, thành phố chú trọng phát triển trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hình thức liên kết theo chuỗi và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; mở rộng trồng trọt, chăn nuôi theo hướng VietGAP; Organic, sản phẩm Ocop ứng dụng khoa học, kỹ thuật cải tạo chất lượng nguồn giống để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Nông dân đang chuyển dịch sang chăm sóc thu hái cà phê hữ cơ, quả chín trên 90%.

Từ sự quyết tâm đó, năm 2023 thành phố đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ như: Tổng thu ngân sách đạt hơn 1,8 nghìn tỷ đồng; Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, các nhà máy nỗ lực tăng năng suất hoạt động đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 67.978 tỷ đồng; Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển tốt ước đạt 2.882 tỷ đồng; Tổng lượt khách du lịch đến thành phố khoảng 928.000 lượt, trong đó khách quốc tế ước đạt 18,832 lượt khách; khách trong nước ước đạt 909,168 lượt; tổng doanh thu ước tính 740 tỷ đồng. 8/8 xã đạt chuẩn nông thôi mới, nông thông mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong quý 1 năm 2024 tổng thu ngân sách Thành phố ước thực hiện 472 tỷ 228 triệu đồng. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thành phố đã tiếp nhận 7.288 hồ sơ, đã giải quyết 7236 hồ sơ. Trong đó, giải quyết trước hạn và đúng hạn là 7.236 hồ sơ; Không có hồ sơ giải quyết quá hạn.

Cơ hội lớn phát triển xứng tầm

Xác định Buôn Ma Thuột có vị trí đặc biệt quan trọng trung tâm vùng Tây Nguyên về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng, Trung ương đã có nhiều quyết sách để tập trung đầu tư phát triển. Bộ Chính trị Kết luận 67-KL/TW ngày 16/12/2019 về xây dựng - phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk xứng tầm đô thị trung khu vực Tây Nguyên. Tiếp đó là Nghị quyết số 72 của Quốc hội để phát huy tối đa hiệu quả của chính sách khi Nghị quyết thực hiện thí điểm trong 5 năm. Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 9/7/2020 của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế.

Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng cho biết: Những quyết sách về cơ chế đặc thù dành cho Buôn Ma Thuột đã và đang trở thành hiện thực. Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh rất quan tâm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo Thành ủy - HĐND – UBND thành phố bám sát các quy định về cơ chế đặc thù để tập trung nguồn lực cho phát triển. Trong đó, xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, phát huy nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, các công trình trọng điểm như: hồ sinh thái Ea Tam, hệ sinh thái và môi trường sông suối Ea Tam, Ea Nao; hệ thống thoát nước đô thị và xử lý môi trường. Nhất là phát huy các cơ chế thu hút đầu tư như: miễn giảm thuế, tiền thuê đất, đào tạo nhân lực nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Buôn Ma Thuột nói riêng tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Ông Vũ Văn Hưng cho biết thêm: Từ cơ chế đặc thù, TP Buôn Ma Thuột đã đề xuất với tỉnh Đắk Lắk quy hoạch mở rộng thành phố, đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông kết nối Buôn Ma Thuột với khu vực Nam bộ, Bắc Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, như: Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được triển khai xây dựng, đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột, cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk; cao tốc Buôn Ma Thuột - Pliêku…

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Sản xuất Công nghiệp được chú trọng.

Bên cạnh đó, địa phương tập trung thực hiện Đề án "Phát triển thương hiệu TP Buôn Ma Thuột trở thành "thành phố cà phê của thế giới;" phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia.

Ông Nguyễn Tuấn Hà Phó, Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá: Các quyết sách của Trung ương và kế hoạch thực hiện của địa phương mở ra cơ hội cho TP Buôn Ma Thuột phát triển nhanh, bền vững. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành phối hợp chặt chẽ với chính quyền thành phố xây dựng kế hoạch phát triển sát với thực tiễn đúng quy định của pháp luật và cơ chế đặc thù. Trong số đó, thành phố tập trung nguồn lực đủ mạnh để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng liên kết vùng; thu hút nhà đầu tư, nhất là dự án trọng điểm trên tất cả lĩnh vực; thu hút nhân tài, nhà khoa học phục vụ phát triển địa phương.

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
TP Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao mang hình hài đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Bằng sự phá huy nội lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Buôn Ma Thuột, sự quan tâm đầu tư của tỉnh cùng những quyết sách của Trung ương đã và đang triển khai sẽ là tiền đề quan trọng, "đòn bẩy mạnh mẻ" mở ra cơ hội lớn để thành phố "bứt tốc" phát triển đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trong tương lai gần./.

Đình Thắng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Tin khác

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình
Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.
Xem thêm
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phù Cát, Bình Định

Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phù Cát, Bình Định

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc giao tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư dự án Cảng hàng không Phù Cát.
Tỉnh Bình Định: Thu hẹp khu vực bảo vệ thắng cảnh quốc gia Ghềnh Ráng

Tỉnh Bình Định: Thu hẹp khu vực bảo vệ thắng cảnh quốc gia Ghềnh Ráng

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện phương án điều chỉnh khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích thắng cảnh Ghềnh Ráng, thuộc phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.
Xây dựng KCN Phù Mỹ hướng đến thành phố công nghiệp, thành phố Cảng trong tương lai

Xây dựng KCN Phù Mỹ hướng đến thành phố công nghiệp, thành phố Cảng trong tương lai

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Quy hoạch Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ phải đảm bảo nguyên tắc gắn kết với quy hoạch vùng để phát triển đô thị, dịch vụ của khu vực, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược nhằm hình thành thành phố công nghiệp, thành phố Cảng trong tương lai.
Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Trường Đại học Cửu Long khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 5/10, Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

Tổng kết hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023-2024

Ngày 27/9/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ năm học 2023 - 2024. Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức thường niên của Nhà trường nhằm khuyến khích niềm say mê nghiên cứu khoa học của đội ngũ nghiên cứu, giảng viên Nhà trường, thúc đẩy phát triển toàn diện hoạt động Khoa học và Công nghệ của Nhà trường.
Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Trao học bổng ROX Share cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) và công ty thành viên Popplife thông qua quỹ học bổng ROX Share đã trao 15 suất học bổng cho các tân sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay trong Lễ Khai giảng năm học mới 2024 - 20
Phiên bản di động