Xã Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa: Xây dựng nông thôn mới nâng cao là ước nguyện lòng dân
Phóng sự 13/01/2022 17:39
|
Phát huy sức mạnh
Sau khi tiếp thu chủ trương, kế hoạch của cấp trên và sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Yên Phong đã quán triệt sâu sắc chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đến Đảng bộ, các ngành, đoàn thể, Chi bộ, trường học để cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó là sự hăng say lao động tăng gia sản xuất của nhân dân làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nói riêng. Trong quá trình chỉ đạo Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, phân công các thành viên phụ trách các lĩnh vực, các tiêu chí, các thôn. Nhờ đó, đã phát hiện những vướng mắc kịp thời để bàn bạc, thống nhất giải quyết nhằm thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra. Với nhiều cố gắng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2014, xã Yên Phong đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới.
| ||
ông Bùi Thanh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Phong |
Để tiếp tục phát huy hơn nữa trong việc thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao gia đoạn 2018-2020 xã luôn xác định công tác thông tin, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung hết sức quan trọng, nhằm thay đổi tư duy, nâng cao về nhận thức chương trình xây dựng nông thôn mới trong mọi tầng lớp nhân dân; UBND xã đã chỉ đạo tuyên truyền thường xuyên vào lúc 5h30 phút buổi sáng và 17h30 phút buổi chiều trên hệ thống đài truyền thanh của xã; tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của Chi bộ, hội nghị của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, hội nghị thôn; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền bằng Pano, áp phích, khẩu hiệu, sân khấu hóa…nội dung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách nông thôn mới, các công việc đã thực hiện trong xây dựng nông thôn mới, phôtô phát tài liệu cho cán bộ xã, cán bộ thôn, cán bộ từng chi hội, các hộ sản xuất, kinh doanh...bằng các hình thức tuyên truyền sâu rộng đó, đã làm cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tạo được niềm tin và sự đồng thuận nhất trí cao trong mọi tầng lớp nhân dân, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà ở, công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
| ||
Đảng ủy, UBND xã triển khai nhiều cuộc họp tìm giải pháp thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới |
Các ngành, đoàn thể, cấp ủy Chi bộ đã động viên tuyên truyền cho cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, thanh niên, hội viên và nhân dân thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu một cách hiệu quả. Từ công tác tuyên truyền, vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
| ||
Hửng ứng ngày bầu cử tại địa phương |
Thực hiện thành công
Một trong những nội dung quan trọng, mang tính ổn định, bền vững trong xây dựng nông thôn mới là tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng các mô hình mới trong sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; trong nhiều năm qua xã Yên Phong đã tích cực du nhập, nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất chuyên canh phù hợp, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ, đưa các loại cây trồng có giá trị và năng xuất cao vào sản xuất. Trong trồng trọt xã đã tập trung chỉ đạo quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như: Xây dựng cánh đồng mẫu lúa thương phẩm với diện tích 50 ha, cánh đồng màu với diện tích 40 ha, hàng năm diện tích cây ớt xuất khẩu gieo trồng vụ Đông và vụ Xuân trên 60 ha; năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 13,6 tấn/ha/năm; liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa giống, Ớt xuất khẩu; một số loại cây trồng mang lại thu nhập cao như: Cây ớt xuất khẩu; rau màu các loại; …; giá trị ha canh tác năm 2021 đạt 148 triệu đồng/ha/năm. Năm 2021, tổng diện tích gieo trồng 879 ha, đạt 100,1% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt 3652 tấn, đạt 103,8% KH năm, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Về chăn nuôi xã tổ chức phát triển đàn gia súc, gia cầm tại các trang trại, gia trại hiện có, xây dựng quy hoạch và vận động nhân dân xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô chăn nuôi, đầu tư chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường. Kết quả hiện nay, trên địa bàn xã có 47 trang trại, trong đó có 3 trang trại (đạt tiêu chí theo thông tư 27) gồm 1 trang trại lợn và 2 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp theo công nghệ cao quy mô lớn khoảng 15.000 con/lứa. các trang trại, gia trại được bố trí cách xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho người nông dân. Năm 2021, tổng đàn trâu bò là 458 con, đàn lợn 722 con; đàn gia cầm 195.000 con. Về nuôi trồng thủy sản: Toàn xã có 12 gia trại sản xuất mô hình lúa cá. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của xã là 18,87 ha, chủ yếu là nuôi cá truyền thống với các loại như: Trắm, mè, trôi, rô phi và có 6 hộ nuôi cá lồng, bè… với năng suất đạt 5-6 tấn/ ha, giá bán trên thị trường dao động từ 40-50 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi năm mỗi ha nuôi cá truyền thống cho thu nhập trên 200 triệu đồng, trừ chi phí các loại còn thu lãi gần 100 triệu đồng/ha. Sản phẩm sản xuất ra phần lớn giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chỗ của nhân dân, phần còn lại tiểu thương thu gom nhập cho các nhà hàng trên địa bàn huyện. Giá trị thu nhập từ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2021 đạt 2,35 tỷ đồng.
| ||
Lãnh đạo UBND tỉnh về thăm kiểm tra sản xuất vụ đông tại Yên Phong |
Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn luôn được có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, nhằm khuyến khích đấy mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, xã đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhờ đó lĩnh vực công nghiệp, tiểu thue công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn có mức tăng trưởng khá, ổn định, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã.
| ||||
Người dân hửng ứng chương trình trồng hoa cây cảnh ven đường |
Hàng năm, trên địa bàn xã có 1- 2 doanh nghiệp được thành lập mới. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 19 doanh nghiệp, có 324 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động với mức lương cơ bản dao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, đem lại thu nhập ổn định cho người lao động. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng liên tục qua các năm.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đã và đang trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, được xác định trong các Nghị quyết của Đảng hàng năm; UBND xã đã tập trung phối hợp với các ngành triển khai, nỗ lực thực hiện bằng mọi nguồn lực để công tác này đạt được những kết quả đáng ghi nhận; việc đào tạo sơ cấp và đào tạo thường xuyên về cơ bản đã đi vào nề nếp, có hiệu quả.
Hàng năm UBND xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; Thực hiện huy động xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Phân công cho các chi hội, đoàn thể, Đảng viên thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người nghèo, đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến nghèo, từ đó có biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn người nghèo vươn lên tự thoát nghèo. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 4,02%, đến năm 2021 giảm còn 0,68%, giảm 3,34% so với năm được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
| ||||
Cơ sở hạ tầng được nâng cấp Hệ thống đường giao thông nông thôn được xây dựng khang trang |
Công tác xuất khẩu lao động được thường xuyên quan tâm, đến nay cả xã có khoảng 200 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thị trường chủ yếu là Nhật Bản - Hàn Quốc - Đài Loan - Ma Cao..., cho thu nhập bình quân ước đạt 28 triệu/người/tháng, tổng 5,6 tỷ đồng/tháng. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người 50,35 triệu đồng/người/năm, năm 2020 là 58,98 triệu đồng/người/năm; năm 2021 là 63,3 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 20,2%, bộ mặt nông thôn được đổi mới một cách toàn diện.
Xã đã tập trung khai thác hiệu quả các nguồn thu tại chỗ, động viên nhân dân đóng góp, cùng với ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình, phục tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, dân sinh, đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt mức thu nhập cao nên nhân dân đã đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà ở, công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi theo hướng kiên cố, hiện đại, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng NTM nâng cao: 269.023 triệu đồng.
| ||
Cán bộ xã luôn quan tâm đời sống bà con theo đạo công giáo |
Ông Bùi Thanh Hải Chủ tịch UBND xã Yên Phong cho biết: Qua quá trình phấn đấu và thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao tại Yên phong đã cho thấy bộ mặt nông thôn được đổi mới, văn minh, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Tình hình kinh tế - xã hội được duy trì và phát triển; trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định; các hình thức sản xuất được mở rộng cả về quy mô và chất lượng; đời sống văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao về mọi mặt đã góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.