Về câu nói của Bác với những trích dẫn khác nhau

Ngày nay, mỗi khi được xem những thước phim lịch sử về buổi lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ai nấy vô cùng xúc động khi nghe giọng trầm ấm, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có một câu nói vô cùng thân thương thường được trích nhắc, đó là khi Bác dừng lại hỏi xem mọi người có nghe rõ giọng Người đọc bản Tuyên ngôn. Tuy nhiên, toàn bộ những thước phim, băng gốc đều không lưu lại được câu nói đó. Câu nói chỉ được một số nhân chứng nhắc trong các bài báo, hoặc trong nghệ thuật, thơ văn. Câu được trích phổ biến nhất hiện nay là “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”.

Nhưng trong Trường ca “Theo chân Bác” của nhà thơ Tố Hữu thì câu nói đó lại được viết: Người đọc Tuyên ngôn… Rồi chợt hỏi: Ðồng bào nghe tôi nói rõ không?/ Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi/ Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!….

Còn theo ông Vũ Kỳ, Thư kí riêng của Bác thì chính xác Người nói là: “Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?”.

Vì sao câu nói đó của Bác không có trong các băng gốc?

Theo lời kể của ông Trần Lâm, nguyên Tổng Giám đốc Ðài Tiếng nói Việt Nam, ba ngày sau khi khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công, đồng chí Xuân Thủy gặp các ông Trần Lâm và các ông Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích truyền đạt chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giao nhiệm vụ nhanh chóng thành lập đài phát thanh. Lúc bấy giờ, các ông Lâm, Xuyến, Tích còn rất trẻ, chưa từng làm báo và không biết kĩ thuật phát thanh.

Nhóm của ông Trần Lâm đã tìm cách để liên hệ các kĩ sư từng làm việc cho Pháp ở Sở Vô tuyến điện cũ và là những người hiểu biết kĩ thuật vô tuyến điện. Từ gợi ý của các nhà kĩ thuật, các ông đã tiếp quản lại đài phát sóng Bạch Mai của Pháp và cho cải tiến những máy phát tín hiệu thành máy phát sóng phát thanh AM. Về nội dung, nhóm đã mời được nhiều trí thức trẻ cùng tham gia biên tập, biên dịch tiếng Pháp, tiếng Anh để xây dựng chương trình.

Bác Hồ luôn gần gũi, quan tâm tới mọi tầng lớp Nhân dân. 	Ảnh tư liệu
Bác Hồ luôn gần gũi, quan tâm tới mọi tầng lớp Nhân dân. Ảnh tư liệu

Ðiều đặc biệt là kể từ khi bắt đầu “phát sóng thử nghiệm”, Ðài Tiếng Nói Việt Nam đã phải phát trực tiếp. Các phát thanh viên đọc trực tiếp ra máy phát và chương trình phát sóng. Lí do theo ông Trần Lâm, vì một thời gian dài Ðài không có máy ghi âm. Mãi đến sau này, các nước XHCN anh em mới viện trợ máy móc và giúp đỡ công nghệ làm phát thanh hiện đại. Từ đó, các chương trình mới được ghi âm trước.

Tại thời điểm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, Ðài Tiếng Nói Việt Nam chưa phát sóng chính thức nhưng nhóm ông Trần Lâm đã quyết định kéo tín hiệu giọng đọc Bác Hồ từ lễ đài thông qua một micro đặt ở loa và dòng dây trần truyền từ Ba Ðình về số 4 Ðinh Lễ để thử phát. Nhưng đó cũng chỉ như một buổi phát thanh thử nghiệm theo cách nói ngày nay. Vào 11giờ 30 ngày 7/9/1945, buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt mới được thực hiện.

Buổi phát thanh ngày 23/10/1946, Bác Hồ đã đến phòng thu của Ðài để nói chuyện trực tiếp với đồng bào cả nước về Tạm ước 14/9/1946 qua làn sóng của Ðài Tiếng nói Việt Nam.

Sau năm 1954, khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, Ðài Tiếng Nói Việt Nam được trang bị máy móc thiết bị tốt hơn và có máy ghi âm băng cối để thực hiện nhiều chương trình phát thanh thu trước. Lúc này ông Trần Lâm mới gặp trực tiếp Bác Hồ và kính mời Người đến phòng thu để đọc lại bản Tuyên ngôn độc lập như một tư liệu.

Ngày nay, chúng ta nghe lại đoạn băng ghi âm trên với chất lượng âm thanh tốt, không có tạp âm, tiếng ồn hiện trường, nghe được rõ hơn chất giọng ấm áp thiêng liêng của Người và dĩ nhiên không có câu “Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không”.

Trong đoạn phim tư liệu lấy từ Pháp về (của một người quay phim Việt Nam giấu tên), do chất lượng không tốt, chỉ gạn được 6 phút song không ghi được câu khi Bác hỏi đồng bào.

Vậy ba bản trích khác nhau về câu nói của Bác hiện nay nên theo bản nào?

Câu “Ðồng bào nghe tôi nói rõ không?” của nhà thơ Tố Hữu cũng rất đáng tin bởi ông là cán bộ tuyên truyền cao nhất trong những năm kháng chiến. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên Huế. Cuối năm 1947, ông mới lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Như vậy ông không phải là nhân chứng trực tiếp nghe Bác đọc Tuyên ngôn độc lập. Câu nói trong bài thơ của ông có thể đã được nghe lại từ người khác.

Đối với khẳng định của ông Vũ Kỳ về câu nói trên, trong một bài trả lời phỏng vấn trên Báo Nhân dân, ông đã nói: “Nhân đây tôi cũng nói luôn, câu nói: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” mà mọi người biết đến từ nhiều năm qua thực ra là sai. Sở dĩ tôi biết tỉ mỉ như vậy là vì tôi có thói quen ghi nhật kí”.

Theo các tư liệu hiện nay, từ ngày 28/8/1945, ông Vũ Kỳ làm thư kí riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến năm 1953 ông mới được cử làm Đoàn trưởng đoàn Thanh niên xung phong Trung ương. Với nhiệm vụ của một thư kí riêng cho lãnh tụ, ít có khả năng ông nhớ và ghi chép sai khác so với lời của Bác.

Một số ý kiến trên báo chí còn lí giải cụ thể hơn vì sao Bác hỏi câu trên: Bác là người nói tiếng miền Trung, giọng pha Bắc nên khi đọc tuyên ngôn Người lo Nhân dân trên quảng trường không nghe được rõ tiếng của mình nên mới hỏi: “Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?”. Về logic, bản Tuyên ngôn độc lập được Bác soạn trước, giấy trắng mực đen được Người đọc trịnh trọng chứ không phải là nói, do đó Bác không thể hỏi: “Tôi nói…”.

Nhiều ý kiến hiện nay cũng cho rằng, Bác là người luôn trọng dân, chữ Đồng bào, Nhân dân… luôn được người đặt trước chữ tôi. Rất hiếm thấy trong văn bản, lời nói nào của Bác có chữ tôi đặt trước, khi nó đi cùng chữ Nhân dân, Đồng bào… Đó là nhân cách của Người.

Cả hai câu trích của nhà thơ Tố Hữu và ông Vũ Kỳ, chữ Đồng bào được đặt trước, có lẽ đúng hơn nếu theo một trong hai nhân chứng này. Câu Bác hỏi: “Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không” theo ông Vũ Kỳ là giả thiết tin tưởng hơn cả.

Còn câu “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” dù lâu nay nghe khá nhiều, đã quen song có thể chưa đúng với nhân cách của Bác - một tấm gương vĩ đại cả đời hi sinh cống hiến cho Nhân dân và dân tộc Việt Nam và Người luôn chỉ coi mình là một đầy tớ trung thành của Nhân dân.

Đình khải

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.
Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Tin khác

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, chậm rãi nói: “Mắt tôi yếu rồi, đọc nhanh không kịp hiểu nên phải vừa đọc, vừa ngẫm. Có bài tôi đọc đến ba bốn lần, vẫn thấy hay”; rồi bà cười, nụ cười hồn hậu của người từng trải.

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái

Hiếu thảo với cha mẹ là trách nhiệm của con cái
Đức Phật dạy: Hiếu thảo với cha mẹ là cái gốc để làm người lương thiện. Không có loại ân huệ nào trên thế giới có thể lớn hơn sự nuôi dưỡng của mẹ cha, không có tình yêu nào trên thế giới này lớn hơn tình yêu giữa cha mẹ và con cái.

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông

Chuyện về gia đình bác sĩ ở huyện Tam Nông
Cuối năm 1987, sau khi tốt nghiệp khóa y sĩ tại Trường Trung học y tế Đồng Tháp, ông Trần Hữu Trí, sinh năm 1963, kết duyên với bà Lan Hương, quê ở TP Cao Lãnh, bạn học chung trường. Mặc dù, được phân công làm việc tại tỉnh, nhưng vợ chồng ông Trí tình nguyện về huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân, và họ được phân công nhiệm vụ tại Trạm y tế xã Phú Hiệp!

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá

Sống lạc lối khiến cuộc đời phải trả giá
Sinh ra ở một vùng quê yên bình, sau khi học hết cấp 3 trường huyện, do không thi đỗ vào đại học, Nam xin bố mẹ cho đi làm nghề mộc ở cơ sở làm đồ gỗ ở cách nhà 5km.

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Đoàn TP Hồ Chí Minh đạt giải Nhất tại Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III
Ngày 16/6, tại TP. Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng một số cơ quan ở Trung ương và địa phương tổ chức trao giải vòng thi chung kết toàn quốc Hội thi Tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025, với chủ đề ‘‘Tiếng hát từ trái tim”. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đạt giải Nhất toàn đoàn,
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Phiên bản di động