Vấn đề của hệ tim mạch
Sức khỏe 30/12/2021 08:55
Kì 29: Bệnh động mạch ngoại biên được điều trị như thế nào?
5. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch ngoại biên?
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoặc đẩy nhanh sự phát triển của bệnh động mạch ngoại biên, trong đó quan trọng nhất là:
Tăng huyết áp cần được quản lí cẩn thận để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch máu. Nếu bạn có xu hướng bị cao huyết áp, hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên và trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị để kiểm soát huyết áp.
Hút thuốc lá luôn khiến có nguy cơ mắc các bệnh về động mạch rất cao. Bỏ thuốc lá ngay có thể mang lại lợi ích to lớn cho hệ tuần hoàn. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất có thể làm để giảm hoặc loại bỏ cơ hội phát triển bệnh động mạch ngoại vi.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu. Hãy thảo luận với bác sĩ về các cách để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất.
Béo phì, lười vận động và cholesterol cao gây ra bệnh mạch máu. Cholesterol cao trong động mạch là nguyên nhân gây xơ vữa. Béo phì và lười vận động có thể gây ra sự suy giảm tổng thể của hệ thống động mạch. Kiểm soát các yếu tố này giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Hỏi bác sĩ xem cân nặng bao nhiêu là bình thường đối với một bạn. Với chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lí, hãy cố gắng duy trì. Ngoài ra, hãy hỏi về mức cholesterol và tần suất cần kiểm tra chỉ số này. Nếu cao, sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn và có thể dùng thuốc theo đơn.
Nam giới trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại vi cao hơn. Phụ nữ sau khi mãn kinh có những nguy cơ tương tự như nam giới trên 60 tuổi. Bất kể ở độ tuổi nào, hãy tập thể dục thường xuyên! Sẽ giúp đưa nhiều oxy vào máu, giảm huyết áp cao, cải thiện lưu thông máu và sức khỏe tổng thể. Hãy hỏi bác sĩ về việc xây dựng một chương trình tập thể dục và chế độ ăn uống phù hợp.
Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tắc mạch máu. Hãy thông báo cho bác sĩ về việc cha mẹ hoặc ông bà của bạn mắc phải căn bệnh này.
6. Các biến chứng của bệnh động mạch ngoại vi là gì?
Nếu bệnh động mạch ngoại vi là do sự tích tụ mảng bám trong mạch máu, sẽ có nguy cơ:
Thiếu máu cục bộ chi nguy kịch: Tình trạng này bắt đầu với các biểu hiện như vết loét hở không lành, chấn thương hoặc nhiễm trùng bàn chân. Thiếu máu cục bộ ở chi nguy kịch xảy ra khi chấn thương hoặc nhiễm trùng tiến triển và gây chết mô, đôi khi cần phải cắt bỏ chi bị tổn thương.
Đột quỵ và đau tim: Các mảng bám bị tách ra hoặc các cục máu đông được hình thành ở đoạn chi bị bệnh có thể di chuyển đến tim gây đau tim hoặc di chuyển lên não gây ra đột quỵ.
7. Bệnh động mạch ngoại biên được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên, bác sĩ có thể làm chỉ số mắt cá chân (ABI), đây là một thủ thuật không xâm lấn để đo huyết áp ở mắt cá chân và so sánh với huyết áp ở cánh tay khi nghỉ ngơi và sau khi tập thể dục.
Bác sĩ cũng có thể cho làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch cộng hưởng từ và chụp mạch cắt lớp vi tính để chẩn đoán xác định.
8. Điều trị bệnh động mạch ngoại biên như thế nào?
Nếu bạn bị động mạch ngoại biên, có một số lựa chọn điều trị, bao gồm:
Thuốc theo đơn: Thuốc được sử dụng để giảm mức cholesterol, giảm hoặc kiểm soát bệnh huyết áp cao, cải thiện lưu lượng máu và kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Phương pháp điều trị truyền thống cho các triệu chứng do bệnh mạch máu ngoại vi gây ra là cắt bỏ hoặc bỏ qua động mạch bị hẹp. Những kĩ thuật này an toàn, hiệu quả và lâu dài. Phẫu thuật bắc cầu được sử dụng trong tắc nghẽn động mạch ở bụng hoặc chân là phương pháp điều trị ưa thích khi tổn thương lan rộng hơn. Một mảnh ghép tổng hợp được đặt để cung cấp máu cho khu vực xung quanh đoạn chi bị bệnh.
Tạo hình mạch và đặt stent là một thủ thuật điều trị mới hơn, ít xâm lấn hơn phẫu thuật. Nó mở rộng đoạn động mạch bị tắc nghẽn bằng cách sử dụng bóng nhỏ đưa qua ống thông vào động mạch. Bóng sau đó được bơm căng (nong mạch). Khi nó phồng lên, nó sẽ kéo dài và mở ra động mạch để cải thiện lưu lượng máu. Sau đó, một thiết bị kim loại được gọi là “stent” có thể được đưa vào để duy trì độ rộng của động mạch, do đó cải thiện lưu lượng máu đến chân.
Loại bỏ cục máu đông: Khi cục máu đông cản trở hoàn toàn dòng chảy, một ống thông có thể được sử dụng để đưa thuốc làm tan cục máu đông đến đó, hoặc loại bỏ cục máu đông trực tiếp để khôi phục lưu lượng máu và bảo tồn chi.
9. Phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên bằng cách nào?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh động mạch ngoại biên là duy trì một lối sống lành mạnh, năng động:
Nếu là người hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
Kiểm soát huyết áp, mức cholesterol và glucose.
Kiểm soát cân nặng.
Tập luyện đều đặn.
Thực hiện theo chế độ ăn ít chất béo, ít cholesterol và ăn nhiều trái cây và rau quả.
Mời quý độc giả đón đọc kì tiếp theo của chuyên đề: “Vấn đề của hệ tim mạch”. Chuyên mục được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt - Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt - Sàn thương mại điện tử: alosuckhoe.vn - Thành viên Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam. Địa chỉ: Số 18 Nguyễn Đổng Chi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.777.6863 www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong website: https://saodaiviet.vn Email: saodaiviet.vn@gmail.com; Youtube & Tiktok: Sao Đại Việt Zoom: ID 997.997.7997 Mật khẩu: 99999 Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên. |