Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước nhanh, bền vững hơn

Sáng 7/10, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị và đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc.

Báo điện tử Ngày mới trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

“Thưa các đồng chí Trung ương, Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII bắt đầu họp Hội nghị lần thứ 11 để thảo luận, cho ý kiến một bước về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020; và một số vấn đề quan trọng khác. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể các đại biểu tham dự Hội nghị; xin gửi tới các đồng chí lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để các đồng chí cùng suy nghĩ, nghiên cứu, thảo luận. 1. Về dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 trình Đại hội XIII của Đảng Như các đồng chí đã biết, thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo các Tiểu ban quán triệt Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (tháng 5/2019) xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng để Hội nghị Trung ương lần này xem xét, cho ý kiến hoàn thiện một bước, gửi đại hội đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến. Tiểu ban Văn kiện đã khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn thiện Đề cương chi tiết, xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 để trình Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện và trình Trung ương hôm nay. Báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội, là căn cứ cơ bản để xây dựng các văn kiện khác. Cán bộ, đảng viên và nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng có được một Báo cáo chính trị xứng tầm, đề ra được những chủ trương, quyết sách đúng đắn để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo. Dự thảo Báo cáo chính trị đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, nâng cao, trên cơ sở tiếp thu, chắt lọc các kết quả nghiên cứu tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; khảo sát thực tiễn và làm việc với 34 địa phương, ban, bộ, ngành; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý; đặc biệt là ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào ngày 27/9 vừa qua. Đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo; tập trung vào các vấn đề lớn thuộc về nội dung nêu trong Tờ trình như: Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh, tập trung vào 10 năm gần đây; mục tiêu phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và đến năm 2045 (100 năm thành lập nước); định hướng tiếp tục đổi mới, phát triển các lĩnh vực trọng yếu; các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược; nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình phát triển... Đặc biệt, chú ý những vấn đề lớn, những nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, có tính đột phá, khả thi cao và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Đối với mỗi vấn đề, cần đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và các Nghị quyết Trung ương; chỉ rõ những chủ trương, chính sách nào của Đảng đã được quán triệt, cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện tốt, đạt kết quả thiết thực; những chủ trương, chính sách nào còn chậm hoặc chưa vào được cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng; nguyên nhân vì sao? Vì chủ trương, chính sách chưa sát hợp với thực tế hay do những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện? Về nguyên nhân, cần chú ý chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, nhất là nguyên nhân thuộc về nhận thức, tư duy; về năng lực cụ thể hoá, thể chể hoá và tổ chức thực hiện. Từ đó, khẳng định cần kế thừa, bổ sung, phát triển các mục tiêu, quan điểm, chủ trương, chính sách và phương hướng, nhiệm vụ nào để tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế nhằm tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới. Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng Báo cáo chính trị một cách bài bản, có hệ thống và tầm nhìn sâu rộng, xuyên suốt 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và định hướng xây dựng Đảng, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong 5 - 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2045. Dự thảo Báo cáo đã đề cập, phân tích về bối cảnh thực hiện Cương lĩnh 2011; nhận định, đánh giá về thành tựu trong phát triển nhận thức lý luận của Đảng; những kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 đối với từng lĩnh vực của đời sống xã hội; đánh giá chung về ý nghĩa và giá trị của Cương lĩnh. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước thời gian tới; tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; định hướng lớn và giải pháp xây dựng, phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Đề nghị các đồng chí dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến về các vấn đề nêu trên, chú ý đến những vấn đề mới, còn có ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị nghiên cứu, tiếp thu, tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo, làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 2. Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng Thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã bám sát Đề cương được Hội nghị Trung ương 10 cho ý kiến, tích cực xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược 2011 - 2020 và 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020. Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025 (sau đây gọi chung là Báo cáo kinh tế - xã hội). Đây là một báo cáo rất quan trọng, đi sâu vào lĩnh vực cơ bản, nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới. Dự thảo Báo cáo đã được xây dựng trên cơ sở tổ chức nghiên cứu theo 42 nhóm chuyên đề; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các cơ quan, đơn vị trong nước và nước ngoài; tổ chức 7 hội nghị với đại diện lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trao đổi lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chuyên gia, các nhà khoa học... Đề nghị Trung ương căn cứ vào thực tế đất nước từ đầu nhiệm kỳ đến nay và kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và 10 năm 2011 - 2020 được đề ra tại hai kỳ Đại hội của Đảng; xác định rõ ràng, đúng đắn vị thế, động lực, nguồn lực của đất nước, sức mạnh của dân tộc trước khi bước vào nhiệm kỳ Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội mới. Chỉ rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm được rút ra. Phải chăng đó là: Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, dựa trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô; phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá, xã hội, con người, bảo vệ môi trường một cách tương xứng, hài hoà; cần phải tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện có chất lượng, sát thực tế và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt hệ thống luật pháp, chính sách? Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, tính đến những thời cơ, thuận lợi mới xuất hiện và lường trước những khó khăn, thách thức phải vượt qua trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ, đa chiều đối với tất cả các quốc gia, dân tộc, Báo cáo kinh tế - xã hội cần xác định phương hướng, quan điểm, mục tiêu, các đột phá chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và 10 năm 2021 - 2030 sao cho thật đúng, thật sát với tình hình thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, khu vực. Chú ý các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, những cơ chế, chính sách, biện pháp mới có tính đột phá, khả thi cao, đóng góp thiết thực vào việc phát huy, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đang nổi lên và những vấn đề chiến lược, lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 3. Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng, thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ khóa XII Đây cũng là một báo cáo chuyên đề rất quan trọng của mỗi kỳ Đại hội, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ then chốt của Đảng. Dự thảo Báo cáo đã được Tiểu ban Điều lệ Đảng chuẩn bị công phu, nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, chắt lọc báo cáo tổng kết của 68/68 tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy và 70 đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; 35 báo cáo chuyên đề; kết quả nghiên cứu, khảo sát tại 16 địa phương, cơ quan, đơn vị; 8 cuộc hội thảo của đại diện cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; và xin ý kiến trực tiếp của một số đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chuyên gia, nhà khoa học. Trong Báo cáo tổng kết và Tờ trình của Bộ Chính trị gửi Trung ương đã nêu khá đầy đủ các nội dung tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng do Đại hội XII đề ra. Dự thảo Báo cáo đã chỉ rõ những kết quả nổi bật, khá toàn diện đã đạt được; đề xuất phương hướng và 10 nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ khóa XIII, trong đó xác định rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá. Đồng thời, tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng; tổng hợp đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng của các cấp ủy, tổ chức đảng và ý kiến của Bộ Chính trị kiến nghị với Trung ương về vấn đề này. Đề nghị các đồng chí Trung ương thảo luận, cho ý kiến đánh giá kết quả đã đạt được; những hạn chế, vướng mắc trong công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; những đề xuất về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng nhiệm kỳ khoá XIII; những kiến nghị của các cấp ủy, tổ chức đảng về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Chú ý phân tích, chỉ rõ những nhiệm vụ, giải pháp đề ra đã sát thực tế, có tính khả thi, đúng trọng tâm, trọng điểm hay chưa, cần tập trung ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì; những hạn chế, vướng mắc nào do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, hướng dẫn chưa rõ; những hạn chế, vướng mắc nào do quy định của Điều lệ Đảng, mức độ đến đâu, đã cần phải bổ sung, sửa đổi Điều lệ chưa, hay chỉ cần điều chỉnh bằng quy định, hướng dẫn của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư?... 4. Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 - 2020 Việc Trung ương xem xét, cho ý kiến về những nội dung nêu trên diễn ra trong bối cảnh: Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu thấp hơn so với năm 2018 và dự báo còn có thể tiếp tục suy giảm trong năm 2020; cạnh tranh chiến lược, xung đột thương mại giữa các nước lớn ngày càng phức tạp, khó lường; thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế có nhiều biến động, gây tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu...

Đề nghị các đồng chí Trung ương xem xét, phân tích thật kỹ thực tế tình hình của các ngành, lĩnh vực và địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm, dự báo cả năm 2019. Chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức 6,6 - 6,8%; phát triển văn hoá - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín quốc gia… Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020. Chú ý đến những chính sách, biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém còn tồn tại, đặc biệt là trong giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin, truyền thông; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cải cách hành chính; bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công... Thưa các đồng chí, Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ Khóa XII và là năm sẽ diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc khóa XIII của Đảng. Vì vậy, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019 - 2020 cũng như cả nhiệm kỳ và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tập trung trí tuệ nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo báo cáo và xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác trong chương trình của kỳ họp. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn”.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Trong giờ phút thiêng liêng của ngày giỗ Tổ, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố đã dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tham gia Đoàn có các đồng chí Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh; thành viên BĐD, Ban Công tác NCT, Hội NCT tỉnh.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn công tác Hội NCT Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024
Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm
Ngày 15/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 38/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn
Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel - Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp, tiếp tục leo thang.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Chiều 12/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan

Báo cáo quốc gia UPR của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam có nhiều nội dung không khách quan
Chiều 11/4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về nội dung báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4.

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”
Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật thứ 26 trong nhiệm kỳ
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024 - phiên họp thứ 4 của năm 2024 và phiên họp thứ 26 của nhiệm kỳ, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới
Ngày 10/4/2024, tại tỉnh Ninh Bình, Hội NCT Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và chỉ đạo Hội thảo. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Tổng thống Brazil mời Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa liên bang Brazil Mauro Vieira đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 9-10/4.

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa: Biểu dương gương điển hình trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới
Nhiều tập thể, cá nhân vừa được Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tỉnh Thanh Hóa biểu dương trong thực hiện phong trào hiến đất chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM).

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”
Theo đánh giá của các cử tri là người cao tuổi ở TP Hải Phòng, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt với trách nhiệm, uy tín của Hội NCT Việt Nam và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, công tác NCT đã đạt kết quả quan trọng, toàn diện. NCT tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tham gia đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ, hiến công hiến kế xây dựng quê hương, đất nước.

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027
Mới đây, Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã nhất trí bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài
Ngày 10/4, tại TP Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo khoa học “Già hóa dân số (GHDS) Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi phỏng vấn nhanh một số đại biểu tham dự Hội thảo về nội dung trên…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Thượng Hải
Tiếp tục chương trình thăm chính thức Trung Quốc, sáng 10/4/2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm thành phố Thượng Hải.

Phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam

Phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Tiếp tục chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa (từ 7-12/4/2024), sáng 9/4/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh…
Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Trong giờ phút thiêng liêng của ngày giỗ Tổ, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạ
Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Sáng 17/4, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 30/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam tiếp tục có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời
Phiên bản di động