Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới
Sức khỏe 19/04/2022 16:15
Trụ sở Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh |
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; tăng cường truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu.
Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2022 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn. Gắn trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 diễn ra từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 15/5/2022 với các hoạt động chính được Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố triển khai như: Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức các xe loa tuyên truyền phát động Tháng hành động chạy trên các tuyến đường chính của Thành phố từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 00 ngày 18/4/2022. Đối với cấp Thành phố, tổ chức 06 xe loa tuyền truyền về an toàn thực phẩm chạy trên các tuyến đường của các quận trung tâm; đ ối với quận/huyện và Thành phố Thủ Đức, tổ chức và chỉ đạo các phường/xã trực thuộc tổ chức mỗi đơn vị tối thiểu 1 xe loa tuyên truyền về an toàn thực phẩm chạy trên các tuyến đường của đơn vị quản lý.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các Hội, Đoàn thể, các Sở ban ngành, các phòng tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cán bộ quản lý, giám sát, các đối tượng trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Tính từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã triển khai được 9 lớp tập huấn tuyên truyền với tổng số người tham dự là 480 người, thành phần các đối tượng đa dạng như tiểu thương tại các chợ truyền thống, bếp ăn tập thể, .... Dự kiến trong thời gian sắp tới Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp tục triển khai các lớp tập huấn tuyên truyền đến các đối tượng trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên cả 03 lĩnh vực Y tế, Công thương và Nông nghiệp.
Bên cạnh đó, treo 140 băng rôn ngang tuyên truyền các khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm Tháng hành động năm 2022 tại các tuyến đường chính trên địa bàn Thành phố từ ngày 14/4/2022 đến ngày 29/4/2022.
Đồng thời,chuyển nội dung “Thông điệp của Tháng hành động năm 2022” tới Ủy ban nhân dân 21 quận/huyện và Thành phố Thủ Đức, các hội đoàn thể và các kênh phân phối hiện đại để phát trên hệ thống truyền thông, truyền hình tuyên truyền tới người tiêu dùng, các tiểu thương tại các chợ, người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong
Với mục tiêu tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Công tác thanh kiểm tra trong Tháng hành động hướng đến các đối tượng: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản theo chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; bị phản ảnh từ các cá nhân, tổ chức, báo đài.
Trong quá trình kiểm tra tập trung xem xét các nội dung: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm), giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ), giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương.