Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Ngày 31/7/2023, tại Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội báo cáo, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Thông tin này phát ra, lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội với nhiều ý kiến trái chiều. Vậy, Thủ đô Hà Nội có nến sáp nhập quận Hoàn Kiếm để làm mất đi một địa danh được coi là “hồn thiêng sông núi”?...

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH 13 ngày 25/5/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khoá XIII quy định đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp quận phải có diện tích tự nhiên 35km2 trở lên và quy mô dân số 150.000 người trở lên. Quận Hoàn Kiếm (18 phường) thuộc Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 5,347km2, số dân là 212.921 người (tính đến ngày 31/12/2022). Trong khi đó, quận Ba Đình (14 phường) diện tích tự nhiên 9,21km2, dân số 226.315 người; quận Đống Đa (21 phường) diện tích tự nhiên 9,95km2, dân số 400.100 người và quận Ha Bà Trưng diện tích tự nhiên 9,2km2, dân số khoảng 304.300 người.

Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Theo quy định của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH 15 của Uỷ ban TVQH khoá XV thì giai đoạn 2023-2030 ĐVHC cấp huyện (quận) đồng thời có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC thì phải sắp xếp. Như vậy, 3 quận nội thành là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng không phải sắp xếp. Riêng quận Hoàn Kiếm diện tích tự nhiên chỉ đạt 15% tiêu chuẩn ĐVHC cấp quận nên thuộc diện phải sắp xếp như ông Chủ tịch UBND thành phố nêu ra là có cơ sở.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là khâu rà soát, đối chiếu vớí 2 tiêu chí. Việc sắp xếp còn do UBND thành phố phải xây dựng phương án cụ thể, thông qua Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét để trình Chính phủ, Chính phủ trình lên Uỷ ban TVQH quyết định. Mặt khác, Nghị quyết số 35 của Uỷ ban TVQH cũng quy định (tại điểm 4, Điều 2) nêu một nguyên tắc: “Chú trọng, cân nhắc kĩ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội”. Tại Điều 3 của Nghị quyết 35 cũng nhấn mạnh các trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC, như: “Có địa giới đơn vị hành chính đã hình thành và ổn định từ sau năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào”. Ngoài ra còn có quy định “Trường hợp khác do Uỷ ban TVQH quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ” đồng thời “tôn trọng ý kiến của đa số cử tri”…

Quận Hoàn Kiếm ra đời sớm nhất từ khi hình thành Thăng Long - Hà Nội, là một ĐVHC đầu tiên của Thủ đô trong suốt hàng nghìn năm, nhất là từ năm 1945 luôn ổn định, không bị xáo trộn. Từ tháng 6/1981 cả 4 “khu” nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) được đổi tên là “quận”. Hoàn Kiến là quận điển hình về tính đặc thù với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến. Quận có 190 di tích lịch sử, văn hoá, nổi tiếng là quần thể hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - Tháp Rùa, Nhà thờ lớn, đền Bà Kiệu, đền Bạch Mã, chùa Quán Sứ, chùa Báo Ân, tháp Bảo Thiên, Ô Quan Chưởng, Nhà tù Hoả Lò, Bưu điện Hà Nội, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (19/8), Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, chợ Đồng Xuân, 36 phố phường với các phố hàng, nghề đa dạng…

Quận Hoà Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - du lịch của Thủ đô, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hoá quan trọng của thành phố. Xét về lịch sử, văn hoá, truyền thống và góc độ tâm linh thì quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính đặc biệt, có giá trị không gian đô thị, kết tinh những tinh hoa văn hoá, lịch sử, hội tụ nhân tài, ý chí toả sáng về truyền thống văn hoá nghìn năm Thăng Long - Hà Nội cổ kính và hiện đại... với đầy đủ yếu tố đặc thù. Bởi vậy, nguyện vọng của đông đảo cử tri và Nhân dân cả nước nên giữ nguyên ĐVHC quận Hoàn Kiếm của Thủ đô mà không sáp nhập, chia tách.

Kim Phú Hà

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đọc lại hồi kí  “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Đọc lại hồi kí “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử”

Hồi kí “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do nhà văn Hữu Mai thể hiện là một hiện thực rộng lớn gồm nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa điểm, nhiều thời điểm khác nhau. Nhân kỉ niệm tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024, chúng tôi xin được góp chút suy nghĩ và sự thán phục tài cầm quân của vị Đại tướng huyền thoại…
Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

Hoàng Văn Thụ - một ánh sao muôn đời sáng soi

80 năm trước, vào ngày 24/5/1944, biết không thể khuất phục được người tù cộng sản Hoàng Văn Thụ nên thực dân Pháp đã đưa ông ra trường bắn. Năm đó ông vừa tròn 35 tuổi.
Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Phát huy tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động

Ngày Quốc tế Lao động (1/5) là ngày lễ quan trọng nhất của người lao động toàn thế giới. Đó là ngày tôn vinh, bảo vệ những người công nhân, đồng thời để giai cấp vô sản biểu dương sức mạnh của mình. Tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động mãi mãi đồng hành với ước mơ của giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới về một xã hội không có áp bức, bóc lột.
Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Người tái hiện phiên hiệu và truyền thống của trung đoàn 22 anh hùng

Trung đoàn 1 thuộc Quân khu Hữu Ngạn, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các đơn vị trực thuộc được thành lập ngày 15/3/1965, tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tháng 6/1965, Trung đoàn lên đường vào miền Nam chiến đấu.
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”...

Tin khác

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu

Tổng Bí thư Trần Phú - Hai miền quê yêu dấu
Cuộc đời đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng dù dừng lại ở tuổi 27 nhưng thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng và chí khí, cốt cách của người cộng sản trẻ tuổi ấy với câu nói nổi tiếng “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian và là hình mẫu để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ và nhân dân học tập noi theo; mãi mãi là niềm tự hào của hai miền quê Hà Tĩnh và Phú Yên...

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình

Văn hóa ứng xử, giáo dục trong gia đình
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề cần được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, đó là sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hi sinh cho con cái; tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ và hòa thuận các anh, chị, em. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp

Xe đạp thồ Việt Nam thắng máy bay thực dân Pháp
Khi chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với quân ta tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã xuất phát từ ưu thế vượt trội về quân sự; đồng thời, ỷ vào khả năng tiếp tế hậu cần hơn hẳn đối phương.

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại

Cuốn sách mang đến tương lai tươi sáng cho nhân loại
Vào ngày 24/2/1848, Các Mác và Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản cuốn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng

Sức mạnh của dòng máu Tiên Rồng
Theo huyền thoại con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy nàng Tiên Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra trăm người con.

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Lênin với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, trên cương vị Lãnh tụ Đảng Cộng sản Nga và Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, V.I.Lênin đã bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực để đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam
Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975
Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…
Xem thêm
Phiên bản di động