Tài nguyên nước - điểm nóng bên dòng sông Nile

Tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã giành giải Nobel Hòa bình nhờ những nỗ lực đàm phán hòa bình với Eritrea. Nhưng đất nước của ông vẫn đang trong một cuộc tranh chấp lớn khác đe dọa sự ổn định khu vực…

Cuộc xung đột này xoay quanh nguồn nước trên sông Nile, đặc biệt là dự án xây dựng Đập thủy điện Phục hưng Lớn trên con sông Nile Xanh của Ethiopia. Ai Cập coi con đập này là một mối đe dọa nhãn tiền với sự sinh tồn của họ. Trong khi đó, Ethioppia coi việc thực hiện dự án là cần thiết cho quá trình phát triển đất nước và tuyên bố sẽ tiếp tục xúc tiến.

Ethiopia và Ai Cập là hai quốc gia đông dân và hùng mạnh nhất châu Phi. Bất kì cuộc tranh chấp nào diễn ra giữa họ cũng là mối đe dọa lớn đối với hòa bình và ổn định khu vực. Cả hai nước đã bày tỏ ưu tiên một giải pháp dài hạn cho tranh chấp, nhưng con đường đàm phán đã không được thông suốt.

Sông Nile được cho là tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với ít nhất 10 quốc gia có các nhánh sông Nile Trắng và Xanh chảy qua, bao gồm: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Rwanda, Nam Sudan, Sudan, Tanzania và Uganda. Nhưng tranh chấp hiện tại chỉ liên quan đến Ai Cập, Ethiopia và Sudan.

Sơ đồ khu vực đập lớn của Ethiopia trên sông Nile Xanh và đường đi của con sông Nile qua Sudan, Ai Cập trước khi đổ ra Địa Trung Hải.
Sơ đồ khu vực đập lớn của Ethiopia trên sông Nile Xanh và đường đi của con sông Nile qua Sudan, Ai Cập trước khi đổ ra Địa Trung Hải.

Hai thỏa thuận, từ năm 1929 và 1959, đã hướng dẫn việc sử dụng nước sông Nile ở phía Bắc của Ethiopia cho đến nay. Hiệp ước Anh-Ai Cập năm 1929 được kí kết bởi Vương quốc Anh, khi đó kiểm soát phần lớn Đông Phi và Ai Cập, nhằm phân bổ quyền sử dụng nước dọc theo lưu vực. Theo hiệp ước này, Ai Cập và Sudan được đảm bảo cung cấp hằng năm lần lượt 48 tỉ và 4 tỉ mét khối nước, trong số sản lượng hằng năm ước tính là 84 tỉ mét khối nước của sông Nile.

Một thỏa thuận khác vào năm 1959 giữa Anh và Ai Cập độc lập đã tăng cổ phần của Ai Cập lên 55,5 tỉ mét khối và Sudan lên 18,5 tỉ mét khối, phần còn lại được chia sẻ bởi các quốc gia khác dọc theo con sông. Hiệp ước mới cũng tái khẳng định một điều khoản thiết yếu từ thỏa thuận năm 1929: Ai Cập có quyền phủ quyết bất kì dự án xây dựng nào có thể cản trở dòng nước chảy vào sông Nile.

Và chính hai thỏa thuận đó đã gieo mầm cho tranh chấp ngày nay.

Ethiopia và tất cả các quốc gia dọc theo con sông, ngoài Ai Cập và Sudan, sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các điều khoản cũng như duy trì dân số của họ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi vào năm 2011, Ethiopia đã công bố kế hoạch xây dựng một đập thủy điện lớn trị giá 5 tỉ USD trên sông Nile, gần biên giới Ethiopia-Sudan.

Đối với Ethiopia, con đập là dự án cần thiết nhất cho nhu cầu về nước và phát triển kinh tế, vì nó được thiết lập để cung cấp hơn 6.000 megawatt điện. Nhưng nó sẽ là sự tàn phá đối với Ai Cập, quốc gia dựa vào sông để tưới tiêu, đánh cá và vận chuyển.

Ai Cập đã đề xuất trong các cuộc đàm phán mới nhất rằng, họ cần được bảo đảm ít nhất 40 tỉ mét khối nước hằng năm và rằng Ethiopia phải mất nhiều thời gian hơn để lấp đầy hồ chứa. Nhưng Ethiopia chỉ đề nghị dành cho Ai Cập 31 tỉ mét khối, bằng một nửa số lượng theo thỏa thuận năm 1959.

Sự khác biệt giữa hai quốc gia đang dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng hành động quân sự của Ai Cập để giải quyết những gì mà họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia cấp bách nhất.

Đối với một số người tại Ai Cập, hành động quân sự dường như là một lựa chọn ưu tiên nếu không có lí do nào khác để chứng minh cho người Ai Cập thấy rằng các lực lượng vũ trang của họ đang bảo vệ lợi ích người dân. Thủ tướng Ethiopia Abiy đã ám chỉ khả năng này vào ngày 22/10 vừa qua, khi nói rằng hàng triệu binh sĩ đất nước ông đã sẵn sàng để bảo vệ con đập nếu một cuộc chiến nổ ra.

Nhưng hành động quân sự sẽ là điên rồ cùng một viễn cảnh những hậu quả quốc tế thảm khốc. Đó là lí do tại sao việc giảm leo thang và hòa giải quốc tế là rất cần thiết. Cộng đồng quốc tế, với các chuyên gia từ Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa phương khác, có thể đưa ra một kế hoạch để giải quyết các mối quan ngại ngay lập tức.

Kế hoạch này có thể bao gồm thuyết phục Ethiopia đáp ứng yêu cầu của Ai Cập về 40 tỉ mét khối nước/năm, giúp nước này phát triển các kế hoạch tưới tiêu hiện đại để tiết kiệm nước và hỗ trợ xây dựng nhà máy khử mặn nước. Đổi lại, các nhà tài trợ quốc tế có thể giúp đáp ứng nhu cầu điện của Ethiopia bằng cách tài trợ cho các nhà máy điện nổi trên Biển Đỏ, nơi có thể vận chuyển năng lượng qua Eritrea, Somalia và Kenya

Đ.K (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có làm nên lịch sử dựa vào vai trò hòa giải ở Trung Đông?

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có làm nên lịch sử dựa vào vai trò hòa giải ở Trung Đông?

Theo nhận định của tờ The National (UAE) ngày 23/4, khi mối quan hệ giữa Israel và Iran xấu đi, tình hình địa chính trị trong khu vực có thể đang chuyển hướng có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò lớn hơn giữa căng thẳng leo thang ở Trung Đông…
Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị…
Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Quân đội hai nước tiếp tục phát triển các chiến lược của mình để thích nghi với những diễn biến mới trên chiến trường cùng với môi trường chính trị - xã hội toàn cầu luôn thay đổi…
Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Với tiến trình gồm 7 giai đoạn từ ngày 19/4 đến ngày 1/6 và có trên 970 triệu cử tri trong nước, cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ được đánh giá là một trong những sự kiện chính trị quy mô nhất và kéo dài nhất thế giới…
Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Tổng thống Biden có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc thành lập một liên minh ít lấy Mỹ làm trung tâm hơn để hỗ trợ Ukraine…

Tin khác

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran
Câu hỏi về vũ khí hạt nhân đã đè nặng lên cuộc chiến ngấm ngầm kéo dài giữa Israel và Iran. Israel được cho là 1 trong 9 quốc gia hạt nhân trên thế giới dù chưa bao giờ thừa nhận, trong khi Iran bị phương Tây nghi ngờ tìm cách trở thành quốc gia hạt nhân thứ 10...

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"
Đây là lần đầu tiên Iran thực hiện cuộc tấn công trực tiếp vào Israel, cho thấy sự thay đổi quy tắc đối đầu, đồng thời thể hiện năng lực tên lửa đạn đạo của Tehran cũng như khả năng phòng thủ của Tel Aviv…

Nửa nhiệm kì sóng gió

Nửa nhiệm kì sóng gió
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4, tiếp tục duy trì vị thế chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp nước này.

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh
Ngày 11/4, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Truyền thông Queensland để công bố kế hoạch cải tổ nền kinh tế và đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng xanh…

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/4 nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hỗ trợ tài chính nhằm bảo vệ các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đang có dấu hiệu bị chững lại trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng…

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?
Theo bình luận của tờ Jerusalem Post ngày 8/4, “kinh ngạc” là từ duy nhất thích hợp cho quyết định rút quân khỏi Khan Yunis ở phía Nam Gaza của Israel hôm 7/4…

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã chạm mốc 6 tháng mà chưa nhìn thấy điểm dừng, bất chấp cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trở nên trầm trọng…

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel
Vốn là một bậc thầy về chiến tranh bất đối xứng, người Iran có sẵn một loạt công cụ để đáp trả hành động gây hấn mà không gây ra một cuộc chiến tổng lực với Tel Aviv và Mỹ…

Mối hiểm họa ẩn mình

Mối hiểm họa ẩn mình
Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất, cũng là quốc gia chịu nhiều thương vong do bom mìn gây ra nhất thế giới, mặc dù kể từ năm 1989, hơn 18 triệu quả bom mìn tại nước này đã được rà phá, giải phóng hơn 3.000km2 đất. Thống kê để thấy hiểm họa do bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày rình rập cuộc sống của nhiều người dân…

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran
Cuộc tấn công vào khu phức hợp đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria ngày 1/4 có thể là sự leo thang nguy hiểm nhất bên ngoài Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Hamas - Israel gần sáu tháng trước…

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richter.

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi
Ngày 2/4, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nhậm chức nhiệm kì ba, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước có vai trò địa chính trị quan trọng ở Trung Đông-Bắc Phi đến giữa năm 2030…

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên
Theo Elizabeth Buchanan, chuyên gia tại Viện Chiến tranh Hiện đại thuộc Học viện Quân sự West Point, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, sau nhiều thập kỉ yên bình, tình hình ở Nam Cực đang dần “nóng” lên.

Nâng tầm chiến lược hướng Đông

Nâng tầm chiến lược hướng Đông
10 năm Ấn Độ triển khai Chính sách hành động hướng Đông (2014-2024), chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar tới 3 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Singapore, Philippines và Malaysia từ ngày 23-27/3 tái khẳng định mối quan tâm của New Delhi đối với khu vực, đồng thời tiếp tục nâng quan hệ của Ấn Độ với mỗi đối tác ở Đông Nam Á nói riêng và với ASEAN nói chung lên tầm cao mới…

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược
Không có thay đổi chiến lược nào làm nghiêng cán cân cục diện chiến trường ở Ukraine trong tuần qua. Cuộc chiến tiêu hao vẫn đang định hình xung đột Nga - Ukraine…
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động