Nấc thang mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - EU

Quốc tế 19/03/2025 09:36
Kênh đào Panama là một trong những nút thắt đường thủy quan trọng nhất thế giới, kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Vai trò của nó không chỉ quan trọng về mặt kinh tế mà còn cả về quân sự, đóng vai trò chủ chốt trong thương mại và hậu cần toàn cầu.
Kênh đào này mang lại lợi thế hậu cần đặc biệt, cho phép di chuyển nhanh chóng các tài sản hải quân và quân sự giữa hai đại dương. Kể từ năm 1999, sau khi Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát, Panama đã nắm giữ chủ quyền đối với tài sản quan trọng này. Tuy nhiên, khả năng Mỹ can thiệp hoặc tái kiểm soát kênh đào đang gây lo ngại sâu sắc cho cả Panama và các nước láng giềng trong khu vực.
Theo các nguồn tin, một trong những phương án đang được các nhà hoạch định quân sự Mỹ xem xét là tăng cường hợp tác với lực lượng an ninh Panama trong việc bảo vệ kênh đào. Phương án này bao gồm việc quân đội Mỹ cung cấp chuyên môn và đào tạo chuyên sâu, chia sẻ thông tin tình báo và tổ chức các hoạt động an ninh chung, đặc biệt trong lĩnh vực chống khủng bố và an ninh hàng hải. Mỹ cũng có thể sử dụng tàu tuần tra và tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ phối hợp với lực lượng Panama để duy trì an ninh trong khu vực.
![]() |
Tàu sân bay của Mỹ. |
Tuy nhiên, nếu ngoại giao thất bại và Panama không hợp tác, Mỹ có thể xem xét các biện pháp quyết liệt hơn. Phương án này có thể bao gồm việc triển khai nhanh chóng lực lượng đặc nhiệm như "Navy SEAL" và lực lượng biệt kích "Army Ranger" để chiếm giữ cơ sở hạ tầng quan trọng của kênh đào, thiết lập ưu thế trên không bằng máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay giám sát.
Ngoài ra, lực lượng hải quân Mỹ có thể được triển khai để phong tỏa kênh đào hoặc hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động trên bộ. Đặc biệt, chiến tranh mạng cũng được xem là một phần quan trọng trong bất kì sự can thiệp quân sự nào, nhằm phá vỡ thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và hoạt động quân sự của Panama.
Khả năng Panama đối phó với sự can thiệp quân sự của Mỹ rất hạn chế. Quốc gia này đã bãi bỏ lực lượng quân sự thường trực từ năm 1990 và hiện chỉ duy trì các lực lượng an ninh với quy mô nhỏ. Cảnh sát Quốc gia Panama có khoảng 20.000 nhân viên, chủ yếu xử lí nhiệm vụ thực thi pháp luật chung, trong khi Cục Biên phòng Quốc gia (SENAFRONT) với khoảng 4.000 người chuyên xử lí các vấn đề biên giới như buôn lậu, nhập cư bất hợp pháp và các nỗ lực chống nổi loạn.
Quốc gia này không có thiết bị quân sự hạng nặng. Lực lượng không quân chỉ có máy bay và trực thăng hạng nhẹ, trong khi hải quân có một số tàu tuần tra và tàu chiến ven biển nhỏ. Panama phụ thuộc nhiều vào đào tạo và hỗ trợ từ Colombia và Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh nội bộ và kiểm soát biên giới. Điều này càng làm nổi bật thêm khả năng quân sự hạn chế của nước này.
Mặc dù Mỹ có lợi thế áp đảo về quân sự, nhưng một cuộc can thiệp vào Panama sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Chính phủ Panama dự kiến sẽ phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Mỹ, điều này có thể dẫn đến hậu quả ngoại giao đáng kể và bất ổn khu vực. Các nước láng giềng, bao gồm Colombia và Venezuela, có thể coi hành động của Mỹ là vi phạm chủ quyền của Panama và phản ứng…
Tóm lại, việc chính quyền Trump chỉ đạo quân đội Mỹ xây dựng các phương án kiểm soát Kênh đào Panama đánh dấu một bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington tại khu vực. Trong khi lợi ích chiến lược đối với Mỹ là rõ ràng, bất kì hành động quân sự nào cũng sẽ đối mặt với những thách thức đáng kể về ngoại giao và địa chính trị. Hiện chưa rõ liệu chính quyền Trump sẽ theo đuổi con đường ngoại giao hay quân sự, nhưng việc chuẩn bị các phương án đã cho thấy mức độ quan tâm của Mỹ đối với việc tăng cường kiểm soát tuyến đường thủy chiến lược này…