Bước đi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington tại Panama

Quốc tế 24/03/2025 10:12
Đây là chiến dịch quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, diễn ra trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza đổ vỡ và nguy cơ xung đột Israel - Iran vẫn lơ lửng.
Mỹ triển khai chiến dịch với một lực lượng khí tài hùng hậu và hiện đại. Các máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay USS Harry S. Truman ở Bắc Biển Đỏ. Máy bay tấn công và thiết bị bay không người lái (UAV) phóng đi từ các căn cứ quân sự đặt ở khu vực. Kèm theo là những tuyên bố mạnh mẽ của Washington khẳng định chiến dịch này chưa có điểm kết thúc, sẽ kéo dài cho đến khi Houthi ngừng các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ và tàu thuyền quốc tế. Trước đó, Tổng thống Trump cũng ra một tuyên bố mang tính “tối hậu thư” nếu Houthi không ngừng tấn công thì sẽ phải hứng chịu một “cơn mưa địa ngục”.
![]() |
Các tay súng Houthi tại Sanaa, Yemen |
Ngoài thương vong về người và thiệt hại về tài sản, tác động tiêu cực về kinh tế và nguy cơ thổi bùng một cuộc xung đột khu vực khi có sự tham chiến của các bên khác là những hậu quả nhãn tiền.
Lo ngại nguy cơ bạo lực leo thang, Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố kêu gọi quân đội Mỹ và lực lượng Houthi kiềm chế và chấm dứt mọi hành động quân sự. Các nước khu vực cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc, nhấn mạnh hạ nhiệt căng thẳng và đối thoại là con đường hiệu quả nhất để giải quyết các cuộc khủng hoảng ở một khu vực nhạy cảm và quan trọng như Trung Đông.
Là một đồng minh thân cận của Mỹ, mặc dù không liên quan trực tiếp đến chiến dịch tấn công Houthi, nhưng giới lãnh đạo chính trị và quân sự của Israel đã tăng cường các bước đề phòng tình huống bị tấn công. Đặc biệt, ngày 18/3, quân đội Israel đã nối lại các cuộc tấn công trên diện rộng nhằm vào Dải Gaza, khiến hàng trăm người thiệt mạng, chính thức chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn đã kí trước đó với phong trào Hamas.
Cuộc xung đột trên Biển Đỏ ngay từ đầu đã liên quan mật thiết tới cuộc chiến ở Gaza. Houthi phát động tấn công Israel và tàu thuyền quốc tế sau khi chiến tranh bùng nổ và cũng ngừng phóng tên lửa sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực vào đầu năm nay. Tuy nhiên, sau khi kết thúc giai đoạn 1, đàm phán gia hạn lệnh ngừng bắn bị đổ vỡ, Israel tái áp đặt lệnh phong tỏa viện trợ vào Gaza. Đầu tháng này, chính quyền Mỹ quyết định đưa Houthi vào danh sách "tổ chức khủng bố". Đáp lại, Houthi tuyên bố nối lại tấn công nhằm vào các tàu thuyền thương mại qua lại trên Biển Đỏ, đặc biệt là các tàu thuyền treo cờ Israel hoặc lui tới các hải cảng của nước này.
Xét tương quan lực lượng, cuộc đối đầu giữa Houthi với quân đội Mỹ, chưa kể quân đội Israel và liên minh bảo vệ hàng hải của phương Tây, là một cuộc chiến không cân sức. Nhưng nhờ được bao bọc bởi một lãnh thổ rộng lớn, địa hình phức tạp và sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, Houthi luôn tỏ ra là một lực lượng “khó nhằn” với Mỹ và đồng minh.
Các nhà phân tích cho rằng, việc “ra đòn” với Houthi có giá trị như một lời cảnh báo liên quan vấn đề hạt nhân Iran. Chuyên gia Eldad Shavit tại Viện nghiên cứu An ninh quốc gia Israel (INSS) nhận định: “Bên cạnh việc đánh thẳng vào năng lực và tinh thần của Houthi nhằm ngăn chặn phong trào này đe dọa hoạt động hàng hải, chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách củng cố khả năng răn đe của Mỹ thông qua biểu dương sức mạnh. Một mục tiêu chủ yếu của chính quyền Washington là sử dụng chiến dịch này để gây sức ép buộc Iran phải chấp nhận đề xuất mà Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra bàn đàm phán, dựa trên các điều khoản sơ bộ mà Mỹ đã gửi tới chính quyền Tehran”.
Tấn công Houthi, dường như chính quyền của Tổng thống Trump đang thử phản ứng của Iran trước khi ngồi vào bàn đàm phán hạt nhân. Diễn biến sắp tới ra sao sẽ phụ thuộc vào quyết tâm của Mỹ duy trì chiến dịch tấn công Houthi đến cùng và khả năng thể hiện sức mạnh răn đe trong thuyết phục Iran. Nếu không, rất có thể nước cờ mạo hiểm này sẽ đẩy khu vực vào một vòng xoáy xung đột mới…