Châu Âu cần một “người dẫn dắt” phòng thủ

Quốc tế 31/03/2025 08:45
Vào ngày 20/2/2024, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin khẳng định, Moskva luôn phản đổi việc triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian. Tuy nhiên, theo Báo cáo Đánh giá mối đe dọa hằng năm (ATA) năm 2025 mới nhất do cộng đồng tình báo Mỹ công bố, Liên bang Nga được cho là đang phát triển một vệ tinh được thiết kế để mang vũ khí hạt nhân phục vụ mục đích chống vệ tinh. Chương trình phần lớn được giữ bí mật này là mối quan ngại chiến lược nghiêm trọng đối với Mỹ và sự ổn định toàn cầu…
Theo chuyên trang quân sự Army Recognition ngày 26/3, không gian đã trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia và các hoạt động quân sự hiện đại. Một vụ nổ hạt nhân trên quỹ đạo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất - nơi phần lớn các hệ thống liên lạc, giám sát và định vị hoạt động. Mối lo ngại chính là xung điện từ (EMP) được tạo ra có khả năng vô hiệu hóa hoặc phá hủy hàng trăm vệ tinh cùng lúc, dẫn đến gián đoạn lớn trong viễn thông, định vị GPS và giám sát quân sự. Một sự kiện như vậy cũng sẽ làm gia tăng đáng kể lượng mảnh vỡ không gian, khiến một số quỹ đạo không thể sử dụng trong nhiều thập kỉ. Tình huống này đặc biệt nghiêm trọng đối với Mỹ, quốc gia có ưu thế quân sự phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng không gian tiên tiến.
![]() |
Tên lửa đẩy Angara-A5 rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny, tỉnh Amur, Nga. |
Hiệp ước Ngoài Không gian (The Outer Space Treaty, OST) năm 1967, được cả Liên bang Nga và Mỹ phê chuẩn, nghiêm cấm việc triển khai vũ khí hạt nhân hoặc bất kì vũ khí hủy diệt hàng loạt nào trên quỹ đạo, Mặt Trăng hoặc các thiên thể khác. Nếu các báo cáo tình báo về vệ tinh mang vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga là chính xác, điều này sẽ cấu thành hành vi vi phạm trực tiếp thỏa thuận quốc tế này. Động thái này sẽ thách thức các nguyên tắc cơ bản về quản trị không gian và đánh dấu một sự leo thang nguy hiểm trong căng thẳng an ninh toàn cầu.
Nếu thông tin này là chính xác, vệ tinh mang vũ khí hạt nhân sẽ mang lại cho Liên bang Nga một công cụ chiến lược chưa từng có. Vũ khí này có thể được sử dụng như một biện pháp răn đe và công cụ gây sức ép ngoại giao, cho phép Moskva thay đổi cán cân quyền lực với Mỹ và các đồng minh. Trong trường hợp xung đột leo thang, vũ khí này có thể vô hiệu hóa hiệu quả các khả năng chỉ huy và giám sát của phương Tây, hạn chế đáng kể khả năng hoạt động của các lực lượng vũ trang đối phương.
Việc tiết lộ này cũng nhấn mạnh sự thiếu hụt các cơ chế xác minh và thực thi mạnh mẽ trong các hiệp ước không gian hiện tại. Không giống như các thỏa thuận giải trừ hạt nhân trên mặt đất - dựa vào các biện pháp kiểm tra và minh bạch - các hoạt động quân sự trong không gian phần lớn vẫn còn mơ hồ. Nếu Liên bang Nga thực sự theo đuổi khả năng này, điều đó đặt ra câu hỏi cấp bách liệu Hiệp ước Ngoài Không gian và các thỏa thuận khác có đủ để ngăn chặn quân sự hóa quỹ đạo, hay cần có các hiệp ước mới để đối phó với các mối đe dọa hiện đại.
Trước mối đe dọa đang nổi lên này, Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng thủ không gian. Lực lượng Không gian Mỹ (U.S. Space Force), phối hợp với các đối tác tư nhân và quốc tế, đang triển khai các biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng…
Mặc dù ý định cuối cùng của Liên bang Nga và tiến độ chương trình vệ tinh hạt nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng tiết lộ này cho thấy một xu hướng rộng hơn, nơi các cường quốc ngày càng sử dụng không gian như một tài sản chiến lược, mở ra cánh cửa cho những hình thức đối đầu mới. Cuộc chạy đua vũ trang giờ đây không còn giới hạn trên đất liền, trên biển hay trong không gian mạng; nó đã mở rộng lên quỹ đạo Trái Đất, định hình lại động lực an ninh toàn cầu trong những thập kỉ tới…