Sống chung với... giúp việc

Thuê người giúp việc không khó. Tại các trung tâm cung ứng lao động ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… luôn sẵn người, nhưng để thuê được một người giúp việc tử tế, phù hợp với hoàn cảnh gia đình luôn là một bài toán khó, đặc biệt là các gia đình có ông bà già yếu hay trẻ nhỏ…

Khó tìm người giúp việc phù hợp

Đến một trung tâm chuyên cung cấp giúp việc để kiếm người ở quận Cầu Giấy, chị Tâm với vẻ mặt đầy căng thẳng. Con thứ hai của chị mới hơn một tuổi, chưa thể đi lớp. Sau khi nghỉ hết thai sản, chị đi làm trở lại và đã phải đổi hai lần giúp việc. Người thứ nhất là một phụ nữ hơn 40 tuổi, từng đi làm giúp việc ở Đài Loan 4 năm nên khá thạo việc. Vợ chồng chị rất yên tâm. Tuy nhiên, sau một vài lần thấy hàng xóm phàn nàn con chị hay khóc thét, chị lắp camera theo dõi thì thấy người giúp việc chỉ khéo léo “diễn” trước mặt gia chủ, còn khi vợ chồng chị đi làm, chị ta nhốt bé vào phòng, cho rổ đồ chơi rồi ngồi nhắn tin, xem ti-vi, thậm chí còn mải điện thoại, bỏ mặc con chị bò ra cầu thang, khi bé khóc quấy không dỗ mà quát nạt…Với lương 6 triệu nhưng thỉnh thoảng chị ta vẫn dọa có chỗ khác mời lương cao hơn, lại nhàn. Sau nhiều thất vọng, mặc dù rất cần nhưng chị đành cho giúp việc nghỉ.

Sống chung với... giúp việc

Người thứ hai là một phụ nữ ngoài 50 tuổi, hiền lành nhưng lại chậm chạp, vụng về. Thức ăn nấu dở, vợ chồng chị góp ý thì giận dỗi trả lời: “Ở nhà tôi vẫn nấu cho chồng con tôi ăn có sao đâu”. Khi ở quê có giỗ, đám ma, đám cưới hay việc gia đình là giúp việc xin về vài ngày, mặc cho gia chủ tự xoay xở. Ngày lễ tết cho nghỉ 1 - 2 ngày nhưng thường ở nhà cả 5 - 10 ngày. Làm được 5 tháng, nản quá chị lại cho nghỉ.

Ông Thuần có mẹ già nằm liệt phải thuê người chăm sóc thì phàn nàn: “Vợ chồng tôi mới là “ô-sin”, chứ giúp việc nhà tôi “vip” lắm. Lau rửa cho bà là việc của vợ chồng tôi, còn hằng ngày giúp việc chỉ trông và cho bà ăn ba bữa. Tôi bảo, bà nằm một chỗ, nên lúc nào rảnh cô phải dọn dẹp nhà, nhưng cô ấy chỉ làm qua loa. Khi vắng vợ chồng tôi, cô ấy ngủ trưa, nhắn tin điện thoại và đi buôn chuyện với giúp việc hàng xóm. Nhiều việc trong nhà tôi “chưa tỏ” mà đã thành câu chuyện ngoài phố. Hàng xóm góp ý với tôi về giúp việc, nhưng nói rồi vẫn chứng nào tật ấy. Tìm được người giúp việc có tâm khó lắm nên vợ chồng tôi cố chịu đựng để có người ở nhà với bà”.

Ế ẩm nhưng không phải nhà nào cũng làm

Chị Thanh ở quận Đống Đa cho biết, lần đầu đến trung tâm kiếm người giúp việc chị thực sự bất ngờ. Trung tâm có đông người ở các tỉnh thành về ngồi đợi việc, nên chị mừng thầm vì nghĩ sẽ chọn được người phù hợp. Tuy nhiên, hỏi đến người thứ 5 thì chị thất vọng dù đã nâng giá từ 5 lên 7 triệu đồng/tháng. Người chê nhà chị có người già, 3 thế hệ giúp việc khó chiều; người chê nhà chị 5 tầng, dọn dẹp mệt mỏi; người chê nhà chị nấu cơm ăn buổi sáng mà không ra nhà hàng… Cuối cùng, tìm hiểu ra chị mới biết đa số người giúp việc thích các gia đình ở chung cư, chỉ có hai vợ chồng và 1 - 2 đứa con, không có ông, bà hay người thân sống cùng.

Chị Mai, một giúp việc làm ở Bệnh viện Việt - Xô cho biết, ba năm nay chị chỉ giúp việc bệnh viện, có vất vả nhưng thu nhập cao. Chị khỏe nên chịu được cảnh ăn ngủ thất thường. Chị chia sẻ: “Tối thiểu mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Nếu công việc đều lại vào dịp lễ, tết, cộng với thưởng có khi được 13 - 14 triệu/tháng”. Theo chị, ở bệnh viện phục vụ bệnh nhân được tự do, không gò bó như ở gia đình. Tuy nhiên, sau dịp nghỉ dịch Covid, người bệnh chắc cũng hạn chế nằm viện nên công việc thất thường.

Theo bà Đoan, chủ một trung tâm cung ứng lao động giúp việc, thì thị trường này ở các TP rất lớn. Tuy nhiên, vì sự chênh lệch nhận thức, văn hóa, tư duy… nên giữa gia chủ và người giúp việc khó tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa, nhiều người giúp việc đi làm cả chục năm nhưng không có ý thức trau dồi nghề nghiệp. Tâm lí "ăn xổi" khiến họ coi đó là một việc kiếm tiền trong lúc nhàn rỗi, ít khi làm lâu bền với một gia đình, bởi tư tưởng đứng núi này trông núi nọ. Không làm được ở nhà này thì nghĩ có đầy chỗ “ngon” hơn và kén chọn chỗ lương cao để “nhảy việc”. Họ làm việc chỉ đơn thuần lấy đồng lương, không làm vì cái tâm, vì trách nhiệm, còn vì yêu nghề lại càng không.

Kim Uyên

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Chủ động với các tình huống để thích ứng với già hóa dân số

Hiện số người từ 60 tuổi trở lên tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu (nay thuộc TP Hồ Chí Minh) chiếm khoảng 13% dân số khu vực. Ngưỡng “già hóa” liên tục tăng, kéo theo nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thay vì thụ động đối phó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đã chủ động triển khai những giải pháp căn cơ, toàn diện để không chỉ thích ứng mà còn biến thách thức thành cơ hội, hướng tới một xã hội nhân văn, an toàn và phát triển bền vững.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Ngôi nhà chung ấm tình đồng đội

Tháng 6/1992, Ban Đại diện Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Thanh Hóa ra đời; đến tháng 4/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội Cựu TNXP, ngày 8/7/2005, Đại hội lần thứ nhất nhiệm kì (2005-2010) được tổ chức. Sau đại hội tỉnh, Hội Cựu TNXP các huyện, thị, thành phố, đến xã, phường, thị trấn đã tiến hành đại hội ngay trong năm 2005.
Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Thanh niên xung phong: Ở mặt trận nào cũng lập công xuất sắc

Năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào xâm lược miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Một lần nữa, Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chủ trương tổ chức lực lượng TNXP. Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71, quyết định tổ chức lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước.
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.

Tin khác

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”

Măng gì rồi cũng... “măng-giê”
Ông Nguyễn Lân Hùng, con trai Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân kể: Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức gặp mặt các cộng tác viên. Trong số các đại biểu tham dự, Nguyễn Lân Hùng người trẻ nhất, ông là tác giả cuốn sách: “Trong thế giới cây xanh”, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa in. Tại cuộc họp, Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc thi viết với chủ đề: “Vì mầm non đất nước”.

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa

Người cao tuổi gìn giữ hồn dân tộc qua từng câu hát, điệu múa
Dù tuổi đã xế chiều, nhiều NCT Lạng Sơn vẫn say mê luyện tập văn nghệ, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ những làn điệu then, sli đến nhịp trống dân vũ rộn ràng, phong trào văn nghệ NCT đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều
Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi

Lối sống xanh của người cao tuổi Quảng Ngãi
Gìn giữ lối sống xanh vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa mang lại hiệu quả tận dụng rác thải biến thành tiền lại vừa làm gương cho mọi người noi theo, NCT Quảng Ngãi đã lan tỏa lối sống xanh...

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu nhận được sự chỉ đạo sát sao của Cấp ủy, chính quyền, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, là một trong những điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh

Người cao tuổi chung tay xây dựng lối sống xanh
Theo Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), mức độ ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng là một vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các khía cạnh môi trường, xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động BVMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Quà tặng của nhân gian

Quà tặng của nhân gian
Như món quà của đời, những bức tranh như phù điêu được khắc thủ công trên giấy từ xơ dừa, qua hàng ngàn áp lực khổ luyện của lửa, của nước, của nắng với sự tài hoa của nghệ nhân đã hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật khác lạ, duy nhất và đầy sắc sảo…

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu

Phụ nữ biên cương vươn lên làm giàu
Thực hiện các đề án, chương tình về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bằng các chương trình hỗ trợ sinh kế, thời gian qua, các cấp chính quyền ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, bằng các sản vật đặc trưng của vùng núi...

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi

Nhà báo đồng hành cùng người cao tuổi
Trong những chuyến đi của nghề viết báo, tôi được cùng người cao tuổi nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người cao tuổi nông dân quanh năm một nắng hai sương...

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”

Niềm vui và sự phiền toái của... “nhà báo làng”
Nói sao hết nỗi vui mừng khi bài được đăng, nhận được báo biếu. Dừng công việc đang làm, mở báo tìm ngay bài của mình. Đọc đi đọc lại và so sánh với bản nháp, tìm những câu chữ cần sửa để rút kinh nghiệm cho bài sau.

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề
Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài

Chuyện về người mù làm cộng tác viên báo, đài
Trong lần đến thăm Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, tôi được ông Trần Hữu Quảng, Chủ tịch Hội cho biết, trước đây trong Hội có ông Trần Đình Minh làm cộng tác viên báo, đài Quảng Ninh. Câu chuyện người mù làm cộng tác viên của báo, khiến tôi tò mò. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi tìm đến cộng tác viên đặc biệt này.

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no
Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ

Người “ghiền” báo giấy giữa thời công nghệ
Trò chuyện với tôi, bà Nguyễn Thị Tâm, 72 tuổi, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, chậm rãi nói: “Mắt tôi yếu rồi, đọc nhanh không kịp hiểu nên phải vừa đọc, vừa ngẫm. Có bài tôi đọc đến ba bốn lần, vẫn thấy hay”; rồi bà cười, nụ cười hồn hậu của người từng trải.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Khó nói chuyện tuổi già

Khó nói chuyện tuổi già

LTS: “Bảy mươi vẫn thương nhau như thuở mới cưới, mà ngọn lửa yêu đương cứ lụi dần…” Chuyện nghe quen mà vẫn cứ… ngại nói! Thực ra, sinh lí tuổi già suy giảm không phải “trời bắt”, cũng không phải “hết thời” mà là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và biết cách chăm sóc, NCT hoàn toàn có thể giữ lửa yêu thương, thậm chí còn ấm áp hơn cả thời son trẻ.
Thảnh thơi tuổi xế chiều

Thảnh thơi tuổi xế chiều

Nhắc đến tuổi già, có thể nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh một người thiếu sức sống, sức khỏe tinh thần, thể chất suy giảm, cơ hội nghề nghiệp và xã hội hạn chế, cô đơn, mất phương hướng. Song, rất nhiều NCT đã đem đến cái nhìn tích cực về tuổi già. Họ sống một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ, ý nghĩa và vẫn giữ vai trò tích cực trong xã hội, bởi họ đã chuẩn bị tâm thế để có một “tuổi già chủ động”.
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Làm thơ để thêm lạc quan yêu đời

Ông vẫn thường sẻ chia với các thi hữu như vậy trong các kì sinh hoạt chuyên đề bộ môn thơ CLB Thăng Long, Hà Nội. Ông là cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Khoa, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên thơ CLB Thăng Long, hiện ở 33/12 Nguyễn Cảnh Dị, TP Hà Nội.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Phiên bản di động