Các yếu tố chính khiến Tổng thống Trump bất ngờ hoãn áp thuế đối ứng

Quốc tế 18/02/2025 09:42
Điều đáng nói là, nhân tố đẩy thỏa thuận đối mặt với nguy cơ sụp đổ lại chính là người đã có công lớn để thỏa thuận này được kí kết: Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 19/1, trong giai đoạn 1 phía Hamas sẽ trao trả tổng cộng 33 con tin bị cầm tù ở Gaza để đổi lấy 1.900 tù nhân Palestine bị Israel giam giữ. Đến nay, Hamas đã trao trả tổng cộng 16 con tin, chưa kể 5 con tin người Thái Lan không nằm trong cam kết. 17 con tin còn lại, bao gồm 2 trẻ em và 14 nam giới, sẽ được thả dần vào các ngày cuối tuần. Giai đoạn 2 của thỏa thuận sẽ chứng kiến 43 con tin nữa được trao trả, kèm điều kiện hai bên sẽ ngừng bắn vĩnh viễn và Israel sẽ rút toàn bộ quân số khỏi Dải Gaza.
![]() |
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel tại Rafah, Dải Gaza. |
Tuy nhiên, khi vòng đàm phán cho giai đoạn 2 còn chưa kịp khởi động thì ngày 10/2, phong trào Hamas tuyên bố hoãn việc trả tự do cho các tù nhân Israel như dự kiến, với cáo buộc Israel không tuân thủ các điều khoản đã kí. Sau cuộc tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng hôm 4/2, Tổng thống Trump bất ngờ công bố ý tưởng di dời người Palestine khỏi Dải Gaza và quân đội Mỹ sẽ tiếp quản và hỗ trợ tái thiết mảnh đất này. Về vấn đề này, đại diện của Hamas khẳng định với tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, những gì Washington đã hứa trước đó rằng sẽ bảo đảm để thỏa thuận ngừng bắn đi tiếp các chặng đường còn lại, đã không còn hiệu lực. Đáp lại, phía Israel tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tấn công Dải Gaza nếu các con tin không được thả đúng hạn.
Theo giới quan sát, nguyên nhân chính khiến thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza có nguy cơ đổ bể là phát ngôn của Tổng thống Trump - một phát ngôn đã khiến dư luận quốc tế dậy sóng, đặc biệt là các quốc gia Arập, bao gồm Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar. Trên thực tế, việc người Palestine phải di dời khỏi Gaza và Bờ Tây "là điều không thể chấp nhận được" đối với thế giới Arập, nơi đã đấu tranh chống lại ý tưởng này suốt 100 năm qua…
Đến nay phía Israel chưa có tuyên bố chính thức nào về việc sẽ đơn phương ngừng thực hiện thỏa thuận, nhưng Hamas có lí do để tin rằng, Israel có thể đã thay đổi lập trường. Sau khi Tổng thống Trump ra tuyên bố bất ngờ di dời người Palestine khỏi Gaza, Thủ tướng Israel Netanyahu ca ngợi kế hoạch này là "ý tưởng mới mẻ đầu tiên sau nhiều năm… có thể thay đổi tình hình tại Gaza”. Như "đổ thêm dầu vào lửa", ông Trump tuyên bố “địa ngục sẽ bùng nổ” nếu Hamas không thả “toàn bộ” các con tin Israel vào trưa 15/2 theo lịch trình.
Vẫn chưa hẳn đã hết hi vọng thỏa thuận ngừng bắn sẽ được duy trì cho hết giai đoạn 1 để các bên bắt đầu đàm phán giai đoạn 2. Phong trào Hamas khẳng định không muốn thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ, đồng thời xác nhận các bên trung gian vẫn đang có nhiều nỗ lực để thuyết phục Israel thực thi các điều khoản trong thỏa thuận.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Hamas sẽ phản ứng trước tối hậu thư của nhà lãnh đạo Mỹ như thế nào và điều gì sẽ xảy ra nếu lực lượng này từ chối đáp ứng yêu sách trao trả “toàn bộ” các con tin. Về phía Israel, mặc dù tuyên bố mạnh mẽ sẽ nối lại chiến dịch tấn công và xóa sổ Hamas, nhưng liệu có thực hiện được hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Sau 16 tháng chiến tranh, quân đội Israel vẫn chưa thực sự chạm tới cái gọi là “chiến thắng hoàn toàn”, tức loại bỏ hoàn toàn năng lực chiến đấu và năng lực lãnh đạo của phong trào này tại Dải Gaza…
Có thể nói, sau hơn một năm đàm phán liên tục thất bại, gia đình các con tin và những người ủng hộ tại Israel đã vỡ òa trong hạnh phúc khi thỏa thuận ngừng bắn được thông qua chỉ một ngày trước khi Tổng thống Trump nhậm chức. Trớ trêu thay, giờ đây chính ông lại khiến niềm hi vọng của họ tắt ngấm. Hơn ai hết họ đang mong ngóng từng ngày người thân được trả tự do. Thỏa thuận ngừng bắn bên bờ sụp đổ một lần nữa như chà vào vết thương trong lòng xã hội Israel, với số phận của 76 con tin còn lại ở Gaza và số phận của thỏa thuận ngừng bắn giờ đây đều khá bấp bênh…