Số ca nhiễm không ngừng tăng, WHO cảnh báo nguy cơ Covid-19 trở thành đại dịch trở nên 'rất hiện hữu'

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu," nhưng nhấn mạnh rằng, "có thể kiểm soát được."

Tối 9/3 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo hiện có mối đe dọa "rất hiện hữu" rằng sự bùng phát trên toàn cầu chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ trở thành một đại dịch, nhưng nhấn mạnh rằng chủng virus chết người này vẫn có thể kiểm soát được.

Phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ hiện virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu,” nhưng nhấn mạnh rằng "đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được".

Theo ông Ghebreyesus, những nỗ lực đồng bộ của tất cả các nước trên thế giới trong việc đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVD-19 là rất đáng ghi nhận

WHO cảnh báo nguy cơ Covid-19 trở thành đại dịch trở nên 'rất hiện hữu'
WHO cảnh báo nguy cơ Covid-19 trở thành đại dịch trở nên 'rất hiện hữu'

Cuối tuần qua đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 vượt ngưỡng 100.000 người ở 100 quốc gia. Điều này rất đáng lo ngại vì có quá nhiều người và nhiều nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ nhìn vào tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo và tổng số nước có dịch thì không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Trong số tất cả các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu tính đến nay, riêng 4 nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) đã chiếm tới 93% số bệnh nhân. Điều này cho thấy đây là một dịch bệnh không đồng đều ở cấp độ toàn cầu. Theo ông, các quốc gia khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp. Đó không phải là vấn đề ngăn chặn hay giảm thiểu dịch bệnh mà phải triển khai đồng thời cả 2 nhiệm vụ trên. Tất cả các quốc gia phải thực hiện một chiến lược tổng hợp toàn diện để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và đẩy lui virus chết người này.

Tổng giám đốc Ghebreyesus chỉ rõ, việc các quốc gia tiếp tục tìm kiếm, xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm và xác minh các mối quan hệ tiếp xúc của họ không chỉ bảo vệ chính người dân của mình, mà còn có thể ảnh hưởng đến những gì diễn ra ở các quốc gia khác và trên toàn cầu. Với việc hành động quyết đoán, các nước có thể làm chậm và ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan, phần lớn những người nhiễm bệnh sẽ phục hồi.

Theo ông Ghebreyesus, WHO đã chia các quốc gia trên thế giới theo 4 nhóm: những nước không có trường hợp nhiễm bệnh, những nước xuất hiện lẻ tẻ các ca nhiễm bệnh, những nước có các nhóm người mắc bệnh và những nước có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Với 3 nhóm đầu tiên, các nước cần tập trung vào tìm kiếm, xét nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các mối liên hệ của họ. Ở nhóm còn lại, việc làm xét nghiệm với mọi trường hợp nghi ngờ và lần theo các mối quan hệ tiếp xúc của họ trở nên thách thức hơn. Chính quyền các nước này phải hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm ở cấp cộng đồng nhằm giảm dịch bệnh xuống cấp độ thành các nhóm có thể quản lý được.

Ông Ghebreyesu chỉ rõ, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm.

Các yếu tố cơ bản trong phản ứng với dịch COVID-19 là giống nhau cho tất cả các quốc gia, bao gồm: cơ chế ứng phó khẩn cấp; truyền thông về nguy cơ rủi ro và sự tham gia của công chúng; tìm kiếm các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các mối liên hệ; các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, hô hấp thường quy và hạn chế giao tiếp; xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; điều trị cho bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện; phòng chống nhiễm trùng; và cách tiếp cận toàn xã hội, huy động cả chính phủ vào cuộc.

Có nhiều ví dụ cho thấy các biện pháp trên đang phát huy hiệu quả ở các nước, chẳng hạn như Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước khác đã khởi động các biện pháp khẩn cấp. Trong khi Singapore là một ví dụ tiêu biểu về cách tiếp cận toàn bộ chính phủ khi Thủ tướng Lý Hiển Long thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để giúp giải thích về các nguy cơ và trấn an người dân.

Theo Vietnam+

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Bước ngoặt hay bước lùi?

Bước ngoặt hay bước lùi?

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels ngày 26-27/6 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh thường niên, với chương trình nghị sự bao quát nhiều nội dung chiến lược trọng yếu.
Bước leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Bước leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

"Chảo lửa" Trung Đông đã chứng kiến bước leo thang nguy hiểm sau khi Mỹ chính thức phát động chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran, động thái tiềm ẩn những tác động sâu rộng và hệ quả khôn lường đối với hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực cũng như thế giới.
Lí do Hezbollah “án binh bất động” trong cuộc đối đầu Iran - Israel

Lí do Hezbollah “án binh bất động” trong cuộc đối đầu Iran - Israel

Dù luôn ủng hộ Iran, Hezbollah vẫn đứng ngoài cuộc chiến với Israel. Điều gì đang buộc phong trào này phải kiềm chế? Câu trả lời nằm trong những toan tính chính trị và sức ép từ trong lẫn ngoài Liban.
Israel và chiến lược điện hạt nhân

Israel và chiến lược điện hạt nhân

Trong bối cảnh nguồn trữ lượng khí đốt tự nhiên quý giá của Israel dự kiến sẽ cạn kiệt trong vài thập niên tới, và năng lượng mặt trời vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về công nghệ lưu trữ và hiệu suất, Israel đang kiên định chuyển hướng sang một lựa chọn chiến lược: phát triển điện hạt nhân dân sự để bảo đảm an ninh năng lượng dài hạn.
Châu Âu đã sẵn sàng xây dựng “trụ cột” quốc phòng tự chủ?

Châu Âu đã sẵn sàng xây dựng “trụ cột” quốc phòng tự chủ?

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO 2025, câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu Châu Âu có đủ sức mạnh và quyết tâm để tự xây dựng một “trụ cột” quốc phòng vững chắc, khi Mỹ có thể rút lui hoặc giảm hỗ trợ?

Tin khác

Những thách thức đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung

Những thách thức đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung
Sáng 4/6, Hàn Quốc đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển mình, khi ông Lee Jae-myung, đại diện đảng Dân chủ, tuyên thệ nhậm chức tổng thống sau một cuộc bầu cử lịch sử với tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong gần 30 năm.

Nhiều quốc gia nghèo đối mặt áp lực trả nợ trong năm 2025

Nhiều quốc gia nghèo đối mặt áp lực trả nợ trong năm 2025
Báo cáo mới công bố của Viện Lowy (Sydney) chỉ ra rằng nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ phải trả khoản nợ kỉ lục cho Trung Quốc vào năm 2025.

Kinh tế thế giới tạm lắng trước cơn bão mới

Kinh tế thế giới tạm lắng trước cơn bão mới
Sau nhiều tháng đối mặt với bất ổn từ các chính sách thương mại mang tính đối đầu, đặc biệt từ phía Mỹ, nền kinh tế toàn cầu đang ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đằng sau sự tạm lắng này là những rủi ro chưa được giải quyết triệt để, khi các biện pháp thương mại chỉ mới tạm dừng chứ chưa chấm dứt hoàn toàn...

Động lực “kiềng ba chân”

Động lực “kiềng ba chân”
Hội nghị cấp cao đầu tiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc, diễn ra chiều 27/5 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 ở Malaysia, là dấu mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác chiến lược và đưa hợp tác ba bên lên tầm cao mới.

Nghịch lí của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Nghịch lí của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Cuộc chiến thuế quan phơi bày nghịch lí: Trung Quốc vẫn cần công nghệ Mỹ, Mỹ vẫn dựa vào hàng "Made in China". Tách rời kinh tế liệu có khả thi?

Cuộc “trưng cầu dân ý” quan trọng về hướng đi tương lai của chính trị Hàn Quốc

Cuộc “trưng cầu dân ý” quan trọng về hướng đi tương lai của chính trị Hàn Quốc
Giữa biến động chính trị chưa từng có, cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 3/6 sẽ quyết định tương lai nước này.

Triển vọng nào cho quan hệ Nga - Mỹ?

Triển vọng nào cho quan hệ Nga - Mỹ?
Dù có tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm, quan hệ Nga - Mỹ vẫn bị trói buộc bởi lịch sử và sự đồng thuận lưỡng đảng. Những thách thức dài hạn nào đang chờ đợi hai cường quốc?

Cải cách quy trình tiếp nhận người tị nạn tại EU

Cải cách quy trình tiếp nhận người tị nạn tại EU
Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố kế hoạch cải tổ lớn nhằm siết chặt quy trình tiếp nhận người tị nạn vào Liên minh châu Âu (EU).

Bước tiến đáng kể của Triều Tiên trong hiện đại hóa năng lực tác chiến

Bước tiến đáng kể của Triều Tiên trong hiện đại hóa năng lực tác chiến
Triều Tiên đã giới thiệu những loại vũ khí mới trong các cuộc tập trận quy mô lớn của không quân có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nỗ lực hiện đại hóa năng lực tác chiến trên không của nước này.

Chính trường Ba Lan: Cuộc đua giữa hai thái cực

Chính trường Ba Lan: Cuộc đua giữa hai thái cực
Ngày 18/5, cử tri Ba Lan đi bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo kế nhiệm Tổng thống Andrzej Duda, khi bối cảnh chính trị ở quốc gia Trung Âu đầy biến động và nội bộ xã hội Ba Lan vẫn phân rẽ nghiêm trọng.

Hi vọng chấm dứt xung đột Nga- Ukraine

Hi vọng chấm dứt xung đột Nga- Ukraine
Khi các vị khách quốc tế đến kỉ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít còn chưa rời hết khỏi Nga, và ngay khi thời gian ngừng bắn “Chiến thắng” ba ngày do Moskva đưa ra vừa kết thúc, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất bắt đầu đàm phán với Ukraine không cần điều kiện tiên quyết, thậm chí còn nêu cụ thể thời gian và địa điểm, đó là tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5 này.

Cơn chấn động chính trị lịch sử thời hậu chiến ở Đức

Cơn chấn động chính trị lịch sử thời hậu chiến ở Đức
Ông Merz đã để vuột ghế Thủ tướng ở vòng bỏ phiếu kín đầu tiên, dù về công khai, số thành viên ủng hộ ông vượt quá số phiếu tối thiểu cần thiết.

Nhiều bất đồng chưa hoá giải, đàm phán hoà bình còn gặp nhiều khó khăn

Nhiều bất đồng chưa hoá giải, đàm phán hoà bình còn gặp nhiều khó khăn
Những diễn biến mới liên quan tới tiến trình giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhất là sau vòng đàm phán tại thủ đô London (Anh) ngày 23/4 giữa đại diện Mỹ, Ukraine, Anh, Đức và Pháp, dường như cũng đang khiến hi vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài 38 tháng bị chìm trong “sương mù chiến tranh”. Có vẻ các bên đều có những toan tính và nhiều bất đồng chưa thể hóa giải, khiến tiến trình đàm phán thúc đẩy thỏa thuận hòa bình trở nên khó nắm bắt.

Kì vọng về vai trò tích cực hơn của Nga

Kì vọng về vai trò tích cực hơn của Nga
Cuộc gặp lịch sử tại Điện Kremlin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan hệ song phương, mà còn mở ra khả năng Nga trở thành trung gian chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Cú hích” cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á

“Cú hích” cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á
Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump tưởng chừng chỉ mang tính bảo hộ, nhưng lại đang khơi dậy một trục kinh tế - chính trị mới giữa Trung Đông và châu Á. Liệu đây có phải bước ngoặt định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu?
Xem thêm
Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Vào lúc 12h02' ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0h2' ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Ông Donald Trump đã có bài phát biểu mừng chiến thắng trước đám đông người ủng hộ ở Florida. Bài phát biểu của ông nhận được người nghe đón nhận nhiệt liệt.
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động